Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Chân dung người lính cầm bút - Phan Ni Tấn


CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH CẦM BÚT

Kể từ khI ông tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng vào ngày 30-4-1975 đến nay (2021) chiến tranh VN đã kết thúc 46 năm. Nhìn lại những sự kiện lịch sử của một thời loạn lạc, nhiều văn nghệ sĩ đã tạo dựng một nền Văn Học Miền Nam rực rỡ bằng lý trí, tâm hồn, tài năng, chính là bút lực của mình.
Nói tới thành tựu của nền văn học miền Nam Việt Nam, không thể không nói tới nhà văn, nhà thơ quân đội, những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa cầm súng vừa cầm bút. Người lính nghệ sĩ là chứng nhân của lịch sử miền Nam oai hùng, là những người có khuynh hướng cảm hứng trước cái đẹp của cuộc sống xã hội trong một đất nước loạn lạc. Dù ngày nay, sau 46 năm lưu đày ngay trên đất mẹ hay lưu lạc nơi đâu, người lính cũ Việt Nam Cộng Hòa vẫn bền gan đấu tranh trên mặt trận văn hóa, chính trị cũng như miệt mài, tận tụy với ngòi bút sáng tạo, duy trì và phát huy Văn Học Miền Nam. Đây là một điểm son sáng ngời nói lên lòng yêu nước và niềm tự hào của người lính cũ cầm bút từng đóng góp cho chính nghĩa quốc gia cũng như cho lãnh vực văn học nghệ thuật.
Nhân dịp kỷ niệm 46 năm mất nước, chúng tôi trân trọng những người lính nghệ sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không ngừng thể hiện quan niệm về sự sung mãn trong binh nghiệp trước kia cũng như trong bút nghiệp sau này.
Mặc dù không thể liệt kê đầy đủ danh xưng của tất cả những nhà văn, nhà thơ quân đội, song danh sách tạm thời dưới đây xin được coi như một sự tri ân những người lính cũ cầm bút không ngừng góp phần làm đẹp phong cách nghệ thuật cũng như tô điểm trang sử miền Nam nước Việt bằng những hình ảnh oai hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa, dù họ vẫn còn đó hay đã mất đi.
Danh xưng dưới đây sắp theo thứ tự vần alphabet:
NHÀ VĂN:
An Khê (1923-1994), Bằng Phong Đặng Văn Âu (Không Quân), Cao Vị Khanh, Cao Xuân Huy (1947-2010, Thủy Quân Lục Chiến), Chu Tất Tiến, Cung Tích Biền (Võ Bị Thủ Đức 1963).
Diệu Tần (Sĩ quan tu nghiệp tại Fort Belvoir, Virginia Hoa Kỳ năm 1969), Doãn Dân (1938-1972), Duy Lam (1932-2021, khóa 3 Thủ Đức), Dương Hùng Cường (1934-1987), Dương Kiền (1939-2015, khóa 2/68 Thủ Đức), Dương Nghiễm Mậu (1936-2016), Dương Phục, Đào Văn Bình, Đào Vũ Anh Hùng, Đặng Chí Bình (khóa 11 Thủ Đức. Đặc Biệt Tình Báo), Đặng Trần Huân (1929-2003), Đặng Châu Long (khóa 2/70 Thủ Đức, khóa 1&2/70 căn bản Sĩ quan Pháo Binh Dục Mỹ), Đinh Tiến Luyện (Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH), Đinh Phụng Tiến, Định Nguyên (Thủy Quân Lục Chiến), Đỗ Ngọc Uyển, Đỗ Trọng Huề (nhà biên khảo, khóa 1 Nam Định, Thủ Đức sau này), Đỗ Xuân Thảo.
Hà Kỳ Lam (Lực Lượng Đặc Biệt), Hà Thúc Sinh (Sĩ quan Hải Quân), Hà Mai Việt, Hải Bằng, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích (SQ Chiến Tranh Chính Trị Tiểu khu Quảng Ngãi), Hoàng Ngọc Biên, Hoài Ziang Duy (khóa 9/68 Thủ Đức), Hoàng Ngọc Liên, Hoàng Khởi Phong (khóa 15 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức 1963), Hoàng Hải Thủy (1933-2020). Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội VNCH, Hồ Trường An (1938-2020, khóa 26 Thủ Đức), Hồ Đinh, Hồ Đắc Huân (khóa 2 Hiện Dịch Nha Trang), Huy Phương (khóa 16 Thủ Đức. Phòng Tâm Lý Chiến), Huỳnh Văn Phú (khóa 9 Võ Bị Đà Lạt. Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến), Kiệt Tấn, Kinh Dương Vương (Sư Đoàn 23 Bộ Binh BMT),
Lâm Chương (khóa 24 Thủ Đức, Binh chủng Biệt Động Quân), Lâm Tường Dũ (khóa 22 Thủ Đức), Lê Tất Điều, Long Ân, Lê Khắc Anh Hào (1942-2018, khóa 23 Thủ Đức), Lê Hữu (khóa 4/70 Thủ Đức, Tiểu khu BMT), Lê Văn Lân (1931-2012, phục vụ Quân Y 1960), Lê Tấn Lộc (Sư Đoàn 5 Bộ Binh), Lê Văn Phúc, Lữ Quỳnh (khóa 19 Thủ Đức), Lý Tống (1946-2019), phi công phản lực A37).
Mang Viên Long (1944-2020, khóa 3/71 SVSQ Đồng Đế), Ngọc Cường (khóa 8/68. Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH), Ngô Du Trung, Ngô Nhật Tân (khóa 4/71 Thủ Đức, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), Ngô Thế Vinh.
Nguyên Nghĩa (Pháo Binh), Nguyên Vũ, Nguyễn Hữu Của (Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ, Quân Đoàn II vùng II Chiến Thuật), Nguyễn Mạnh An Dân, Nguyễn Trung Dũng (khóa 14 Thủ Đức), Nguyễn Trung Hối, Nguyễn Tấn Hưng (khóa 17 Sĩ quan Hải quân Nha Trang), Nguyễn Phúc Sông Hương (Sư Đoàn 18 Bộ Binh), Nguyễn Chí Kham, Nguyễn Thụy Long (1938-2009). Binh chủng Không Quân), Nguyễn Công Minh (Sĩ quan Hải Quân thuộc Soái Hạm Trần Bình Trọng HQ 5), Nguyễn Đức Minh (Không quân), Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Hữu Nhật (1942-2014), Nguyễn Minh Nữu (Sĩ quan Địa Phương Quân Định Tường), Nguyễn Xuân Quang (quân y khóa 16 hiện dịch), Nguyễn Đông Thạch (Chiến hạm Hoàng Sa HQ 16), Nguyễn Đạt Thịnh (khóa 6 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Phóng viên chiến trường), Nguyễn Chí Thiệp, Nguyễn Hữu Thời (khóa 3/73 Thủ Đức), Nguyễn Bửu Thoại (khóa 25 Thủ Đức), Nguyễn Ý Thuần, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Kim Tuấn (1932-2021), Nguyễn Thanh Ty (khóa 25/67 Thủ Đức), Nguyễn Lệ Uyên (khóa 6/70 Thủ Đức), Ngô Sỹ Hân (khóa 21 Thủ Đức), Ngô Thế Vinh (Y sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), Ngự Thuyết, Ngy Thanh (TĐ 10 Chiến Tranh Chính Trị).
Phạm Bá Hoa, Phạm Phong Dinh (khóa Sĩ quan Quân Y, trường QY Sài Gòn 1972), Phạm Gia Đại, Phạm Tín An Ninh (khóa 18 Thủ Đức, Sư Đoàn 23 Bộ Binh), Phạm Huấn (1938-2005), Võ Bị Đà Lạt năm 1956, Phạm Văn Nhàn (khóa 19/66 Thủ Đức), Phạm Ngũ Yên, Phan Bá Thụy Dương, Phan Đình Minh, Phan Nhật Nam (khóa 18 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, binh chủng Nhảy Dù), Phan Lạc Phúc (1928-2016, khóa 2 Thủ Đức), Phan Lac Tiếp (Sĩ quan Hải quân Nha Trang), Phan Nhự Thức (1943-1966), khóa 23 Thủ Đức, Phan Ni Tấn (khóa 1/71 Thủ Đức), Phan Tấn Uẩn (khóa 26 Thủ Đức), Phùng Nguyễn (1950-2015), Song Linh (1940-1970, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Trâu Điên), Song Vũ (khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trung Đoàn 44/SĐ 23 Bộ Binh).
Tạ Chí Đại Trường (1938-2016), Tạ Tỵ (1922-2004, khóa 3 Thủ Đức năm 1953), Thảo Trường (1936-2010), khóa 6 Thủ Đức, Thế Phong (Binh chủng Không Quân), Thế Vũ (1948-2004), Thế Uyên (1935-2013, khóa 14 Thủ Đức), Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (khóa 1 Thủ Đức năm 1951), Tô Kiều Ngân (1912-2020).
Trang Châu (Bác sĩ, binh chủng Nhảy Dù), Trần Châu Hồ, Trần Doãn Nho, Trần Thiện Hiệp, Trần Yên Hòa (khóa 2 SVSQ/ Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt), Trần Hoài Thư (khóa 24 Thủ Đức, Thám Kích Sư Đoàn 22 Bộ Binh), Trần Tam Tiệp (1928-2009, khóa 2 Thủ Đức), Trần Thy Vân (khóa 22 Thủ Đức. Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân), Trần Thúc Vũ, Trương Dưỡng, Trương Vũ (khóa 3/68 Thủ Đức. Phục vụ Tiểu Đoàn 7 Quân Cảnh, Phú Quốc), Trường Sơn Lê Xuân Nhị (Phi đoàn 114), Tuấn Huy, Tùng Nguyên Lưu Thiên Lý (khóa 4/70 Thủ Đức), Tưởng Năng Tiến (khóa 5/72 Thủ Đức).
Văn Nguyên Dưỡng (khóa 5 Vì Dân, Thủ Đức), Văn Quang (khóa 4 Thủ Đức, Cục Tâm Lý Chiến), Vĩnh Chánh, Viên Linh, Võ Hoàng (1952-1887, Binh chủng Hải quân), Vũ Đức Sao Biển (1947-2020), Vũ Uyên Giang (ngành Quân Báo Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III), Vũ Văn Lộc, Vũ Đình Trường (khóa 4/73, Thủ Đức. Tiểu Đoàn 99 Biệt Động Quân), Vương Mộng Long (khóa 20 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân), Vũ Huy Quang (1942-2017), Vương Trùng Dương, Vương Thanh (khóa 18 Thủ Đức), Uyên Thao, Y Uyên (1940-1969. Khóa 27 Thủ Đức).
NHÀ THƠ:
Anh Vân (khóa 25 Thủ Đức), Cao Tiêu (1929-2012), Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến, Cao Mỵ Nhân (Nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH), Cao Thoại Châu (khóa 24 Thủ Đức), Cao Nguyên Việt (khóa 22 Thủ Đức, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II), Chinh Nguyên Nguyễn Trung Chính (Không quân VNCH), Chinh Yên, Chu Ngạn Thư (khóa 7/72 Đồng Đế), Chu Trầm Nguyên Minh (1943-2014, khóa 25 Thủ Đức), Chu Vương Miện (SĐ 23 Bộ Binh BMT), Chương Hà (khóa 22 Đặc Biệt Võ Bị Đà Lạt), Cung Trầm Tưởng (Võ Bị Không Quân Pháp, Quân Chủng Không Quân VNCH), Cung Vũ.
Diên Nghị (khóa 6 Thủ Đức), Du Tử Lê (khóa 13 Thủ Đức. Phóng viên chiến trường), Duy Năng (khóa 14 Võ Bị Đà Lạt), Dương Đức Bửu (khóa 24 Thủ Đức), Dương Kiền (1939-2015, khóa 2/68 Thủ Đức), Dương Viết Điền, Định Giang (Sĩ quan Hải Quân VNCH), Định Nguyên (Thủy Quân Lục Chiến), Đoàn Văn Khánh (Sư Đoàn 23 Bộ Binh BMT), Đông Anh (khóa Cương Quyết Phụ trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1954), Đỗ Bình (Nha Chiến Tranh Chính Trị), Đỗ Kh., Đỗ Quý Toàn, Đức Phổ (khóa 21 Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt), Đynh Hoàng Sa, Giang Hữu Tuyên (1949-2004, Người Nhái Hải Quân)
Hà Huyền Chi (khóa 14 Võ Bị Đà Lạt), Hà Liên Tử, Hà Nguyên Du, Hạ Quốc Huy (khóa 6/69 Thủ Đức), Hạ Đình Thao (khóa 1/70 Thủ Đức, Địa Phương Quân Tiểu khu Quảng Tín), Hiếu Vũ (Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân), Hoa Văn (khóa 4 Võ Bị Liên Quân Đà Lạt), Hoàng Long (khóa 6/68 Thủ Đức, Chi Khu Đức Phổ, Quảng Ngãi), Hoàng Lộc (khóa 27 Thủ Đức), Hoàng Phong Linh (Võ Đại Tôn), Hoàng Song Liêm (Không Quân), Hoàng Khai Nhan (ngành Không Lưu), Hoàng Quy, Hoàng Vũ Đông Sơn (Sĩ quanThông Tin Báo Chí và Giao Tế Dân Sự Sư Đoàn 25 Bô Binh/QLVNCH), Hoàng Yên Trang (Sư Đoàn 21 Sét Miền Tây), Hoàng Bảo Việt (khóa 26 Thủ Đức), Hồ Chí Bửu (khóa 2/68 SVSQ Đồng Đế), Hồ Minh Dũng (khóa 23 Thủ Đức), Hùng Bi (khóa 4/69 Thủ Đức. Binh chủng Nhảy Dù), Huy Văn, Huỳnh Công Ánh (khóa 3/68 Thủ Đức, Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH), Huỳnh Tâm Hoài (khóa 25 Thủ Đức).
Kha Tiệm Ly, Khánh Trường, Khắc Minh, Kim Tuấn, Kiêm Thêm, Kiều Phong Châu Hiền Quang (Huấn luyện viên Không Quân Nha Trang), Khoa Hữu (1938-2012).
Lâm Hảo Dũng (khóa 27 Thủ Đức), Lan Cao (khóa 21 Thủ Đức), Lê Văn Ba (khóa 13 Thủ Đức, Sư Đoàn 9 Bộ Binh), Lê Cẩm Thanh (khóa 7 Thủ Đức), Lê Hữu Minh Toán, Lê Mai Lĩnh (khóa 1/68 Thủ Đức), Lê Nhật Thăng, Lê Nguyễn, Lê Vĩnh Thọ (khóa 26 Thủ Đức), Linh Phương, Long Ân, Luân Hoán (khóa 24 Thủ Đức), Lưu Nguyễn (khóa 2/72 Thủ Đức), Lưu Trần Nguyễn (khóa 15 Thủ Đức), Lý Thừa Nghiệp (Binh chủng Quân Cảnh).
Mai Trung Tĩnh (khóa 16 ThủĐức), Mường Giang (Sư Đoàn 18 Bộ Binh), Mường Mán (Sư Đoàn 1 Bộ Binh), Nam Giao (Sĩ quan Pháo Binh Sư Đoàn 5 QLVNCH), Nhất Tuấn (khóa 12 Võ Bị Đà Lạt năm 1955), Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (khóa 8 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức), Nhược Thu (khóa 3/68 Thủ Đức), Nghĩa Nguyễn (khóa 4/71 Thủ Đức, Hải quân Giang Thuyền), Nguyễn Nam An, Nguyễn Lương Ba (khóa 26 Thủ Đức, Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Cần Thơ), Nguyễn Minh Đức (Nhảy Dù), Nguyễn Đông Giang (khóa 19 Võ Bị Đà Lạt), Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Phương Loan (Căn cứ Hỏa lực 6 Pleime), Nguyễn Phú Long (khóa 24 Thủ Đức. Binh chủng Thùy Quân Lục Chiến), Nguyễn Hữu Lý (Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt 1955), Nguyễn Hữu Nhật (1942-2014, khóa 27 Thủ Đức), Nguyễn Văn Ngọc (khóa 26 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), Nguyễn Dương Quang (khóa 27 Thủ Đức, Đại Đội Trưởng Địa Phương Quân Bình Thuận), Nguyễn Tam Phù Sa (Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Đoàn Địa Phương Quân), Nguyễn Vũ Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Xuân Thiệp (nhập ngũ 1963, Đài Phát Thanh Quân Đội), Nguyễn Hữu Thụy, Nguyễn Miên Thượng, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Đăng Trình, Nguyễn Tư (khóa 4/70 Thủ Đức), Nguyễn Hoàng Bảo Việt (khóa 26 Thủ Đức), Nguyễn Thành Xuân.
Phạm Hồng Ân ((Sĩ quan Hải Quân khóa 12 tại Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ), Phạm Văn Bình, Phạm Nhã Dự (khóa 27 Thủ Đức), Phan Lạc Giang Đông, Phan Minh Hồng, Phan Văn Khải, Phạm Ngọc Lư (1946-2015. Khóa 5/68 Thủ Đức), Phạm Đức Nhì, Phan Duy Nhân (khóa 22 Thủ Đức), Phan Xuân Sinh, Phổ Đức (phóng viên báo chí quân đội 1969), Phùng Kim Chú, Phương Tấn (khối Chiến Tranh Chính Trị/ Sư Đoàn 1 Không Quân 1968), Phương Triều (khóa 23 Thủ Đức), Quan Dương (khóa 6/69, Biệt phái Cảnh Sát).
Song Nhị (khóa 4/69 Thủ Đức), Sương Biên Thùy (khóa 1/68 Thủ Đức), Tạ Ký (1928-1979, khóa 14 Thủ Đức), Tạ Tỵ (khóa 3 Thủ Đức năm 1953), Tần Hoài Dạ Vũ (khóa Dự bị Sĩ Quan trường Quang Trung), Thái Tú Hạp (khóa 12 Thủ Đức), Thanh Tâm Tuyền (Trừ Bị Thủ Đức năm 1962), Thành Tôn (khóa 25 Thủ Đức), Thế Lộc (Sư Đoàn 3 Bộ Binh), Thế Viên (khóa 14 Thủ Đức), Thiếu Khanh (đơn vị Truyền Tin), Trạch Gầm (khóa 21 Thủ Đức), Trầm Kha (1948-1974, khóa 25 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt), Trần Huiền Ân, Trần Vấn Lệ, Trần Dzạ Lữ, Trần Văn Sơn (Địa Phương Quân Tiểu khu Bình Tuy), Trần Phù Thế (khóa 25 Thủ Đức), Tô Thùy Yên (1938-2019), Từ Hoài Tấn (khóa 3/70, Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH), Tường Linh, Võ Ý (khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Phi Đoàn 118 Pleiku), Vĩnh Liêm, Vũ Hoàng Thư (Sĩ Quan Hải quân VNCH), Xuyên Trà (khóa 20 Thủ Đức).

https://www.youtube.com/watch?v=WXUKpe-z5nU&t=25s

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn kỷ niệm 45 năm thành lập

Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn kỷ niệm 45 năm
thành lập



Sau gần ba năm toàn thế giới bị đại dịch Covid 19 gây tai họa thảm khốc
khiến mọi sinh hoạt bị đình chỉ, những nhà hàng trong vùng thủ đô Hoa
Thịnh Đốn và phụ cận mà sinh hoạt của các Hội Đoàn thường đặt tiệc
khi cần tổ chức cho vài trăm người lần lượt đóng cửa và cho đến lúc này,
cũng rất khó kiếm được một nơi có thể tụ họp hơn 100 người.

Thiên Chúa đã phán “khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa
khác được mở ra” May mắn thay, Nhà Thờ Hội Thánh Tin Lành Giám
Lý Việt-Mỹ, ở thành phố Arlington, Virginia chỉ cách trung tâm thương
mại Eden khoảng 6 miles, dưới sự quản nhiệm của Mục Sư Phan Đức
Hiếu, có một hội trường dễ dàng đặt bàn và chỗ ngồi cho 300 người.

Nhờ sự ưu ái và giúp đỡ tận tình của ông bà Mục Sư Quản Nhiệm và
Hội Thánh Tin Lành Giám Lý Việt-Mỹ mà Hội Cao Niên HTĐ được sử
dụng vô điều kiện hội trường của Nhà Thờ.

Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn được quý đồng hương
ủng hộ nồng nhiệt trong bữa tiệc tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập vào
lúc 12 giờ trưa thứ bảy 26 tháng 11 năm 2022 tại hội trường Nhà Thờ
Hội Thánh Tin Lành Giám Lý Việt-Mỹ của Mục Sư Hiếu, với sự hiện
diện của trên 250 quan khách.

Đáng chú ý là trong sinh hoạt lần này có sự tham gia của hầu hết các Hội
Đoàn Quốc Gia thuộc nhiều lãnh vực văn hóa, chính trị, giáo dục, xã hội
trong Vùng Hoa Thịnh Đốn và một số thân hữu người Mỹ.

Hai MC, bà Nguyễn Bạch Mai/ Khưu Văn Phát và ông Đào Hiếu Thảo
điều hợp diễn tiến chương trình của buổi hội ngộ này.

Sau nghi thức chào quốc kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc
niệm là phần giới thiệu quan khách và thành phần nhân sự mới với Ban
Cố Vấn, Hội Đồng Quản Trị, Hội Đồng Chấp Hành của Hội cho nhiệm
kỳ 2022-2024. 

Sau phát biểu của ông tân Hội Trưởng Võ Tiến Cao Nguyên, Dược Sĩ
Nguyễn Mậu Trinh trong Ban Cố Vấn là ông Kevin Hiển Phạm, tân Chủ
Tịch Cộng Đồng Washington DC, Maryland và Virginia.

Dịp này, ông Đào Hiếu Thảo, Đại Diện Ban Tổ Chức có lời cám ơn đến
các mạnh thường quân và ân nhân đã ủng hộ hiện kim, hiện vật tài trợ
các sinh hoạt của Hội Cao Niên và làm quà tặng xổ số, đồng thời cũng
ghi nhận sự đóng góp tích cực của tất cả thiện nguyện viên nhất là giới
trẻ thuộc Nhà Việt Nam. 

Tiếp nối chương trình là 20 tiết mục văn nghệ, ca vũ nhạc, đặc sắc do
Nhạc Sĩ Trần Đại Bản phụ trách. Hùng ĐJ với âm thanh, Sỹ Thành đệm
nhạc, các Hội Viên và Thân Hữu đóng góp, xen kẽ với xổ số các lô trúng
giá trị. 

Trong suốt chương trình văn nghệ, Hội Cao Niên liên tục nhận được sự
ủng hộ tài chánh của quan khách tạo điều kiện để duy trì các hoạt động
trong tương lai. Những Hội Đoàn, cá nhân cùng ngân khoản đóng góp
được hai MC tức khắc công bố.

Lô độc đắc với các tặng phẩm trị giá 520 Mỹ Kim may mắn về tay bà
Kathy Nguyễn thuộc Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Hoa Thịnh Đốn.
Tiệc mừng sinh nhật thứ 45 của Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn kết thúc
lúc 4 giờ trong không khí vui tươi, ấm áp của một chiều cuối thu, sau
buổi họp mặt đông đủ, thân thiết, thoải mái kéo dài mấy tiếng đồng hồ
mà đa số quan khách đã hoan hỷ ở lại đến những phút chót. 

Đào Hiếu Thảo

Nhạc phẩm "VIỆT NAM"💛 Kỷ Niệm 45 Năm Thành Lập Hội Người Việt Cao Niên



Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

Kỷ Niệm Văn Nghệ Với Hội Cao Niên


Kỷ Niệm Văn Nghệ Với Hội Cao Niên
Nhắc đến sinh hoạt của Hội Người Việt Cao Niên, mỗi năm đều có tổ chức buổi Lễ Kỷ Niệm ngày thành lập hội. Tính đến nay, Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn vừa tròn 45 tuổi (1977 - 2022).
Mỗi khi tổ chức Lễ Kỷ Niệm đều có chương trình văn nghệ do các ca nhạc sĩ thân tình góp tâm sức thực hiện. Nhớ về ngày kỷ niệm 42 năm của Hội Cao Niên, mời các bạn xem lại một tiết mục văn nghệ với bài thơ "Thôi Em Về Đi Nhé" do nhạc sĩ Nguyễn Tuấn phổ nhạc và được cháu Thủy Tiên trình bày:
Thôi em về đi nhé
Thôi em về đi nhé
anh trở lại rừng phong
chia ly lời rất nhẹ
sao nặng sóng trong lòng
Chiều xuống dần thật lẹ
chiếc lá rơi nhẹ tênh
nếu em về quá trễ
gió sẽ buốt vai mềm
Thôi em về đi nhé
anh trở lại với anh
bước chân buồn quạnh quẽ
chạm hạt sương long lanh
Thu đã buồn như thế
sao còn mãi gọi tên
mà lá vàng cũng tệ
cứ khua mãi không quên
Cho lòng anh luyến nhớ
những giây phút bên em
giá mà không gặp gỡ
xa mãi rồi cũng quen
Thôi em về đi nhé
thương nhớ giữ trong lòng
gọi tên nhau lặng lẽ
qua cả một mùa Đông!



Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Võ đường Việt Nam Thái Cực Đạo 2022


Nhân Ái


Đông ấm áp - Tết yêu thương
đẹp thay tuổi trẻ trên đường tương lai
Ước Mơ Việt - Nối Vòng Tay
Kết tình thân mến trong ngoài Việt Nam

Hợp lòng Nhân Ái Từ Tâm
Vì Thế Hệ Trẻ, vì Dòng Sông Xanh
Thương em thơ nụ cười lành
Yêu quê hương thắm ngọn ngành Văn Lang

cùng nhau bạn nhé đồng hành
thắp lên ngọn lửa Chân Thành trong tim
nguyện cầu đất nước bình yên
Tự Do Dân Chủ khắp miền quê tôi

hát lên đi các bạn ơi
bài ca hùng tráng của thời Cha Ông
nhớ ta dòng máu Lạc Hồng
theo Ước Mơ Việt đồng lòng đi lên 

Cao Nguyên  

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Sinh Nhật Hội Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn năm thứ 45

 

Sinh Nhật Hội Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn năm thứ 45 


Hội Người Việt Cao Niên trong vùng Hoa Thịnh Đốn được thành lập từ năm 1977 đến nay vừa tròn 45 năm
 
Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn được Tiểu Bang Virginia / Hoa Kỳ cấp giấy phép hoạt động như một hội đoàn công ích, bất vụ lợi với số chứng minh: EIN#51-0243205.

Trong suốt 45 năm kể từ ngày thành lập, Hội Người Việt Cao Niên trong vùng Hoa Thịnh Đốn đã liên tục duy trì các sinh hoạt truyền thống nhằm thực hiện các mục đích: 
1- Tạo sự sinh hoạt lành mạnh để các hội viên tham gia sống vui, sống khỏe cùng làm việc hữu ích trong tinh thần hợp tác và đoàn kết.
2- Tổ chức và thực hiện các sinh hoạt Lễ Hội nhằm duy trì truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam. 

Buổi tiệc mừng Sinh Nhật Hội Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn năm thứ 45 (1977 - 2022). 
Được tổ chức vào lúc 11.30 trưa ngày 26 tháng 11 năm 2022 tại phòng họp của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý Việt - Mỹ
4701 Arlington Blvd
Arlington, VA 22203

Trân trọng mời quý thân hữu, quý hội viên và gia đình đến tham dự. chung niềm vui với Hội Người Việt Cao Niên.

Chúc quý vị Thân Tâm An Lạc, sức khỏe dồi dào. Mong được tiếp đón quý vị trong Tiệc Kỷ Niệm Mừng Hội Cao Niên Được 45Tuổi 

Trân trọng
TM. Hội Cao Niên  
Cao Nguyên  
---
Quý vị muốn mua vé ủng hộ buổi tiệc Sinh Nhật Hội Cao Niên, xin liên lạc qua các số điện thoại ghi trên thư mời 

 




Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

Ước Mơ Việt


Ước Mơ Việt
Chương trình "Bảo Tồn Tiếng Việt Trong Sáng"
Cuộc hội luận về chương trinh Ước Mơ Việt
- Radio Saigon Houston talk show 09/2020

---
Ước Mơ Việt
Ước Mơ Việt - Ước Mơ Chung
Suốt giòng con cháu Lạc Hồng Văn Lang
Ước Mơ về một Việt Nam
Rạng danh Nòi Giống, vẻ vang Sơn Hà

Ước Mơ Việt - Ý Tâm Hòa
Đang bừng nhiệt huyết, đang tha thiết đời
Cám ơn tuổi trẻ tuyệt vời
Dám mơ ước, dám vì người hy sinh

Ước Mơ vào cuộc hành trình
Rọi hồng Nhân Ái khắp miền Quê Hương
Vì Lẽ Sống, vì Yêu Thương
Nối vòng tay thực hiện đường Ước Mơ

Cảm ơn nhiệt huyết tuổi thơ
Việt Nam Tổ Quốc đang chờ các em .
Cao Nguyên
@
Thơ: Cao Nguyên.
Nhạc: Đình Đại.
Trình bày: Hướng Đạo Sinh Liên Đoàn Hướng Viêṭ, Irvine, CA
Chương trình "Bảo Tồn Tiếng Việt Trong Sáng" và Chiều Nhạc Thính Phòng ngày CN 3-11-2019

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa 1/11/1964

Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa
Rạng ngời Tổ Quốc Việt Nam
Danh Dự - Trách Nhiệm lưu tâm nhớ đời

Cao Nguyên


Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

ĐẠI HỘI CỦA HỘI NGƯỜI VIỆT CAO NIÊN VÙNG HOA THỊNH ĐỐN 2022

ĐẠI HỘI CỦA HỘI NGƯỜI VIỆT CAO NIÊN VÙNG HOA THỊNH ĐỐN 2022

Ngày 24/9/2022: Đại hội do Hội Cao Niên trong vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức để bầu cử tân Hội Trưởng và Ban Điều Hành / Hội Cao Niên, nhiệm kỳ 2022 - 2024

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

Nhớ Ơi

 NHỚ ƠI

nơi nào là chỗ tận cùng
cho lòng ngưng lại điệp trùng nhớ ơi!
từ sâu mái rạ ru đời
từ trong dòng sữa mớm lời nuôi thân
từ em ướm lụa bên sông
từ trăng vàng rực cánh đồng lúa thơm

từ Buôn lửa hội bập bùng
từ chiêng trống dậy núi rừng Tây Nguyên
từ nguồn cội tới hồn thiêng
muôn ngàn mạch chảy qua miền nhớ tôi

không bao giờ nỗi nhớ vơi
về quê hương mẹ suốt thời lưu vong
không nơi nào, chỗ tận cùng
để lòng ngưng lại điệp trùng nhớ ơi!

CAO NGUYÊN

@

ELEGY
Where is the terminal end
For my heart to stop nostalgia that would extend?

From Mom under the thatch roof who lulled me
From her breasts that fed my body in glee
From the girl on the riverside who tried silk yield
From the yellow moon over the fragrant rice-field
From the highland hamlet fest with flickering fire

Gongs and drums' echoes from forests that aspire
From the somatic source to the sacred soul
With thousands of streams thro my nostalgic hole
Never will ever cease my longing for
My dear motherland deep in all my exile's life core

There is nowhere the terminal end
For my heart to stop nostalgia that would extend!
Translation by THANH-THANH





Mùa Thu trong nhạc Vĩnh Điện

Mùa Thu trong nhạc Vĩnh Điện  



Mùa Thu trong nhạc Vĩnh Điện

Nếu gọi nhạc Vĩnh Điện là dòng nhạc đấu tranh là rất thích hợp và chính xác trong giai đoạn ngục tù. Và nhạc phẩm của Vĩnh Điện trên bước đường lưu vong là những ca khúc lãng mạn ngọt ngào và nỗi ưu hoài ngày tháng cũ. Kỷ Niệm Xưa là nỗi nhớ quê hương sâu đậm. Tóm lại những bản tình ca êm đềm thánh thót nhịp nhàng.
Trong khoảng những năm 1958-1961, khi còn đang học Trung học tại Nha Trang, với mối tình vu vơ một bạn nữ cùng lớp, Vĩnh Điện đã viết những tình khúc đầu tiên. Trong đó có 2 bài “Nha Trang Chiều Thu Xa” và “Trăng Sầu”. 
Mùa Thu đã đến rất sớm với Vĩnh Điện

Mùa Thu trong nhạc Vĩnh Điện  

Mùa Thu trong nhạc Vĩnh Điện (P1)
 
 - CHÚT HƯƠNG THỪA MÙA THU (Thơ Carolyn Do, nhạc Vĩnh Điện) Diệu Hiền 
- HƠI THU (Ca khúc Vĩnh Điện, phổ thơ Trần Tố Uyên) Quang Tuấn 
- LỐI SƯƠNG (Thơ Bắc Phong, nhạc Vĩnh Điện) Ca sĩ Đăng Hiếu. 
- Mãi Mãi Mùa Thu (Vĩnh Điện, thơ Lê Hân) Hoàng Quân
 
*
*     *
Mùa Thu trong nhạc Vĩnh Điện (P2)
 
 - NHA TRANG CHIỀU THU XA (nhạc và lời Vĩnh Điện) Tâm Thư 
- Thu Trên Quê Người (Nguyễn tất Vịnh, thơ Huệ Thu) Bảo Yến 
- THU VỀ (Thơ Song Phượng, nhạc Vĩnh Điện) Tâm Thư 
- TÌNH THU (Thơ Chương Hà, nhạc Vĩnh Điện) Thụy Long

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

Cái Tôi của người Việt

Cái Tôi của người Việt 




Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông , có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà. 

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần ( hay không ) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, vá víu, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, tư tưởng gia lớn, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng, nghĩ mình đã chế ra điện và nước nóng.

Ở đâu cũng có những cái tôi tổ bố, nhưng ở người Việt, nó là một hiện tượng phổ thông. 
Cũng lạ, cái TÔI tổ bố ở một nơi như VN. VN, xứ của văn hoá Phật Giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai, vì nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người Công giáo rất nhiệt thành, và Công giáo coi chuyện vị tha, nghĩ tới người khác là đức tính hàng đầu. Không lẽ người Việt ta hiểu lầm tôn giáo mình đang theo ?

Phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? 

Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh ( pathologie ). Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ). Tư cao, tự đại là một cách tự vệ của người yếu.

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng. Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một bà bán hột vịt lộn, một tài xế xe đò về hưu.

Người Việt ta có cái tự mãn dễ dàng, kiêu hãnh lặt vặt, nên cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Thành quả không thể lớn hơn tham vọng.

Nếu Picasso thoả mãn với ” péiriode bleue ” ( thời kỳ Xanh ), sẽ không có ” période rose” ( thời kỳ Hồng ) , nếu hài lòng với période rose sẽ không có tranh lập thể, đưa hội họa đi xa ngàn dặm.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn chương trên France Culture hay France 5, khó tưởng tượng họ đã chiếm giải Nobel Văn chương, Le Clézio Nobel 2008, Modiano, 2014. Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao. Modiano tìm chữ một cách khó khăn, ít khi chấm dứt một câu , như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi nói chẳng có gì đáng để ý. Họ lắng nghe người khác, dù người trước mặt chỉ là một nhà văn chân ướt chân ráo, vừa in cuốn sách đầu tay. 

Thảo luận, nghĩa là nghe quan điểm của người khác , là điều chúng ta không làm được. Cái tôi của ta nó lớn quá. Tôi nắm sự thực trong tay. Ai nghĩ khác tôi là xúc phạm Tôi, nghĩa là xúc phạm Sự Thực. Phải căm thù, phải triệt hạ, phải chụp cho một cái nón cối.

VN là nưóc nghèo nhất, chậm tiến nhất, đáng lẽ mình phải khiêm nhương, nhưng không, tỷ số những người kiêu ngạo của ta nó lớn gấp bội thiên hạ. Bạn đã gặp một người Nhật nào vỗ ngực : tôi, tôi, tôi ?

Trước đây, khá lâu, tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh ý niệm niết bàn của Phật Giáo với thiên đàng của Thiên chúa giáo. Bà hỏi cách làm gỏi cuốn

Ông bà là công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác. Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot,một danh cầm piano, chiếm 7 giải nhất khi còn học ở Conservatoire de Paris,trước khi trở thành giáo sư âm nhạc có uy tín lớn, ông là Olivier Messaien, một trong những nhạc sư, tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. 

Rất nhiều nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’ Saint-Francois d’Assise ‘’ của ông được trình diễn trên khắp thê giới, như những tác phẩm của Mozart, Beethoven. 

Nhìn hai ông bà già hiền lành, gần như vụng về, xếp hàng mua ổ bánh mì, ít người nghĩ đó là hai nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào nói về âm nhạc cổ điển cận đại. Và mới tuần trước, họ là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Ông bà ( ngày nay đã qua đời ) sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo.. Tiền bản quyền nhạc tặng các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.

Khi nào có những người như Messaien, Le Clozio, Modiano, chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm nhượng, VN sẽ là một nước trưởng thành. Trong khi chờ đợi, phe ta thi nhau trèo lên nóc nhà, gào : Khổ quá, tại sao tôi tài giỏi đến thế ! Khi gào mỏi cổ, đóng áo thụng vái nhau..

Đó cũng là một trò vui, nếu nó không có hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta đều biết đất nước nằm bên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn, trước khi quá muôn. Nhưng chúng ta không thể ngồi với nhau. Cái TÔI của chúng ta nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.

Từ Thức