Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh

Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh


Hội Nhiếp Ảnh Vùng HTĐ Đón Tiếp Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh Ngày 3/4/2010

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Nắng Đẹp Miền Nam


Nắng Đẹp Miền Nam

Sáng tác: Lam Phương & Hồ Đình Phương Trình bày: Hoàng Oanh

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà) là tục lệ thờ cúng tổ tiên và người có đóng góp lợi ích với cộng đồng đã qua đời .

Đối với người Việt, việc thờ cúng Tổ Tiên đã trở thành một thứ tín ngưỡng. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với Ông Bà, Cha Mẹ . Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam 

Hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ thân tộc . 

Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cầu tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. 

Bàn thờ tổ tiên

Bàn thờ cúng Tổ tiên
Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp Tết Nguyên Đán

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt Trờimặt Trăng, hương là tinh tú. 

Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tùy mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới... 

Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,... mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,... Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm). Loại hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương. Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.

Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất (gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái(tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải. 

Trích: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_th%E1%BB%9D_c%C3%BAng_t%E1%BB%95_ti%C3%AAn

Vui Xuân Giáp Thìn

 



Vui Xuân Giáp Thìn 
Mến tặng các ca sĩ Nhà Việt Nam 
--- 
Bà Hai mặc áo Bà Ba
đến rủ Bà Bốn vào Nhà Việt Nam 
Bà Năm khoái quá cũng ham 
phone gọi Bà Sáu đến tham dự cùng 
Bà Bảy - Bà Tám vui mừng 
nhập đoàn đồng hát chào Xuân Giáp Thìn 

Cao Nguyên



Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Khơi Dòng

 Khơi Dòng



muốn khơi thơ chảy thành dòng
khởi đi từ chỗ như không có gì
bỗng dưng một thoáng diệu kỳ
từ trong thinh lặng có gì nhẹ rung
nhẹ thôi mà rõ vô cùng
từng âm ba sóng gợn hồng đáy tim
đi tìm từ chỗ lặng yên
là thơ tình đó, chắc em hiểu rồi
lỡ ghìm hình bóng vào đời
coi chừng thơ đã bồi hồi vì yêu
theo thơ, tình phải nuông chìu
từng đêm khát vọng, từng chiều nhớ mong
có cần anh giúp gì không
khi khơi tình chảy giữa dòng thơ em
có điều, anh sẽ dấu tên
không thôi em lại nhớ quên khó lòng !
Cao Nguyên

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Một Chút

 Một Chút



một chút buồn, khi bâng khuâng chợt đến
nhẹ nhàng rơi, giọt nước mắt bỗng rưng
da diết quá, trong tận cùng nỗi nhớ
những thân thương đã cách biệt muôn trùng
một chút vui, cho tiếng cười giòn giã
như lời chim rộn rã hát chào Xuân
nắng ươm hồng trên màu xanh cỏ lá
tình nồng nàn, giục giã bước chân đi!
*
chung chia cùng nhau một chút vui, buồn
là đã sống trong tận nguồn hạnh phúc
vì đã biết, giữa mơ ta có thật
giữa mùa Đông, vẫn biết đợi sang Xuân
đợi vòng tay ôm, đợi cánh môi hồng
đợi tiếng cười hòa chung tiếng khóc
đợi nỗi đam mê ngập lời thổn thức
chỉ vì mình biết sống để thương nhau!
Cao Nguyên

Chinh Phụ Ngâm

Chinh Phụ Ngâm 


Toàn tập Chinh Phụ Ngâm - Hồng Vân diễn ngâm