Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

VNTV Nhịp Cầu Nghệ Sĩ: Sức Mạnh Của Âm Nhạc - ca sĩ Anh Chi & nhạc sĩ Ng...

Sức Mạnh Của Âm Nhạc


Sức Mạnh Của Âm Nhạc

 Sức Mạnh Của Âm Nhạc

Thơ và Nhạc

Có người nói: Chín mươi phần trăm người Việt Nam là nhà thơ. Điều này được hiểu trong khái niệm Tâm Hạnh vốn có trong mỗi người Việt Nam, vừa thoát thai đã rung động cõi tâm hồn qua lời ru của Mẹ ngọt ngào trên từng nốt ca dao. Đó là bản chất ưu việt của dân tộc vốn chỉ thích nghi sống trong thanh bình giữa sông núi hồn nhiên.
Thơ nhạc viết về Quê Hương chan chứa yêu thương tình Đất và Người hòa hợp cùng hồn thiêng sông núi.
Chính hồn thiêng sông núi là khí lực mạnh mẽ nhất yểm trợ tinh thần người làm thơ viết nhạc, tạo hưng phấn hòa mình vào cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của dân tộc và bảo tồn văn hóa sử việt Nam trải dài theo dòng lịch sử quốc gia.
Những người làm thơ viết nhạc thừa hưởng sự đãi ngộ của hồn thiêng sông núi và ân nghĩa sinh dưỡng của cha mẹ và đồng bào, biết trách nhiệm của mình cần đáp trả công ơn ấy, nên suốt một đời tâm nguyện tiếp bước trên hành trình nhân ái. Tiếp truyền ý chí tiền nhân chống xâm lăng và nội thù dân tộc vào cuộc chiến đấu của thế hệ trẻ với mục đích quang phục quê hương thanh bình và tự do hạnh phúc cho đồng bào thương yêu.
Từ ý niệm sinh tồn trong niềm tin nhân ái đến trách nhiệm dấn thân vào cuộc tranh đấu vì nhân quyền cho quê hương .
Thơ nhạc góp phần vào cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ trên quê hương Việt Nam. Âm Nhạc có sức mạnh lan tỏa và xuyên qua các rào cản thô bạo để thấm nhập vào tình người, tình quê hương dân tộc .
Cao Nguyên
---
Mời các bạn nghe tâm tình của ca sĩ Anh Chi và nhạc sĩ Ngô Thanh Nam về Sức Mạnh Của Âm Nhạc:

Các Anh Về

Các Anh Về 


Các Anh Về - Sáng tác: Hoàng Thi Thơ; Kim Phụng trình bày

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

Thơ Nhạc Tháng Tư

 Thơ Nhạc Tháng Tư

Nỗi Nhớ Khôn Nguôi
Mới tháng hai mà đã nhớ tháng tư
chưa qua xuân mà đã chết nụ cười
Trời gió chướng được mùa nước mắt
tràn qua tim chảy suốt đời người
Từ phố Bolsa ta nhìn thấy lửa
cháy đỏ trời dọc theo Sông Ba
Bạn bè chết nhớ tên từng đứa
gọi nhau vào bi khúc xót xa
Tây Nguyên ơi, gót hồng đất đỏ
vội vàng chi đi chẳng giã từ
để bây giờ còn nghe tiếc nhớ
núi rừng xưa in cả bóng người
Ruộng đồng hỡi luống cày đất vỡ
gieo cho xanh hạt giống tình người
Từ mỗi chỗ đau buồn rất thật
triệu đóa hồng nhân ái mọc lên.
Cao Nguyên
---
Nhạc: Đình Đại / Trình bày: Thu Sương / Video: Thi Hạnh
@
Tiếng Hát Tự Do
Tiếng hát Tự Do bao giờ cũng đẹp,
sao các anh giam tiếng hát vào tù?
Có phải các anh thật lòng ganh ghét,
không được như người biết hát Tự Do
Tiếng hát Tự Do bao giờ cũng đẹp,
cho tiếng yêu thay tiếng nói bạo quyền
Mỗi lời hát ra mỗi lời mơ ước,
đất nước tự cường, đất nước Tự Do
Anh là ai! hãy ngẩng đầu lên hát
lời Tự Do cho tổ quốc Việt Nam
Thề không theo bọn người thát đát
làm nhơ danh hào khí cha ông
Anh là ai! hãy ngẩng đầu lên hát
lời Tự Do cho tổ quốc Việt Nam
Hát vang lên hỡi tấm lòng tuổi trẻ
vì hôm nay, và mãi mãi về sau
Hát vang lên ta hãy hát vang lên
Tự Do Việt Quốc Anh Hùng!
Cao Nguyên
---
Nhạc: Đình Đại / Ca sĩ: Anh Chi
@
Tổ Quốc Màu Cờ
Đã cuối Tháng Tư .
Trời không có nắng
Đất buồn, cỏ úa màu
Nhìn giọt mưa lăn bên ngoài cửa vắng
Nhớ mắt người đẫm lệ dưới khăn tang
Vẫn thế bao năm
Bao mùa thao thức
Ngắm lặng dòng miên sầu
Chảy mãi không ngưng qua nghìn dâu bể
Mỗi chặng nhìn, hỏi: Tổ Quốc ta đâu?
Tổ Quốc đây
Trong con tim rướm lệ
Khóc Quê Hương sông núi điêu tàn
Hỏi nhân gian Dân Tộc nào đau thương thế
Mà hằng triệu người phải bỏ nước ra đi
Phải ra đi để tránh những đòn thù
Phải ra đi để giành khí tiết gởi về sau
Phải ra đi dẫu nhớ Quê mình da diết
Nhưng phải đi để giữ Tổ Quốc màu cờ .
Cao Nguyên
---
Đình Đại phổ nhạc và trình bày
@
Rừng Ơi
cư dân cũ, từ vùng trời xa vắng
gọi rừng xưa, ta nhớ lắm - rừng ơi!
thương mùa cây cúi đầu buồn tháng Hạ
lá chịu tang qua mấy chục năm rồi
lúc ta đi, rừng sâu còn ngún lửa
lửa hận thù, cháy quá nửa đời ta
cháy bỏng màu da, làm sao lành vết sẹo
chung niềm đau, ta chẻ máu nuôi rừng
nửa máu ta có giúp rừng sống lại
đất có mừng lá biếc nẩy chồi xanh
cây có vui khi chim về hái trái
hoa có cười cho hương tỏa vây quanh
ôi nhớ quá, rừng ơi! ta nhớ quá
cao nguyên xanh, hoa lá ấy - hồn ta
và cả máu chia cho rừng thuở ấy
nhắc ta về, dù bữa hẹn còn xa
về xem nắng ghẹo hoa tươi rói mặt
về thăm cây lành hẳn vết thương chưa
về ngồi giữa nắng mưa nghe đất hát
khúc đồng dao từ những khát khao xưa
thơ ta đó, rừng ơi! ru chút nhé
ta chưa về thăm đất mẹ chiều nay
sợ hàng cây còn long lanh ngấn lệ
ta với rừng sẽ khóc giữa vòng tay
Cao Nguyên
---
thơ : Cao Nguyên
phổ nhạc và trình bày : Dzuy Lynh

Giọt Lệ Hồng
đã có bao lần
em thấy
giọt lệ hồng
rơi
đã có bao lần
em hiểu
vì sao
giọt lệ - hồng?
những giọt lệ pha máu
từ tim
chảy xuyên qua mắt
buốt đau theo dòng chảy
cay đắng suốt trăm năm
đã có bao lần
em biết
tại sao có giọt lệ hồng?
nó kết tụ bởi máu và nước mắt
từ những cái chết
vì muốn bảo vệ quê hương và đồng loại
vì muốn đối kháng với những quyền lực quỷ ám
vì muốn giữ lại lương tri trong nghiệt cay thù hận
em hiểu
tại sao hôm nay
anh bị chấn động
viết những dòng
không thường hằng có trong anh
bởi chỉ vì
hôm nay
anh muốn viết
về một thời đã qua
đầy nước mắt và máu
của bạn mình
chết bởi
một viên đạn
một liều thuốc độc
một dây treo cổ
giọt lệ hồng
đang chảy trong anh
và chung quanh anh
có thể anh sẽ viết cho em
hiểu thêm những điều gì đó
về những giọt lệ hồng
trong tháng Tư đen và trước nữa
mà cũng có thể là không
vì anh sợ mình không vượt khỏi
những lần tim chảy máu
những giọt lệ hồng
mãi chảy
trong anh
trong đời bạn bè anh
trong dòng sống
trong dòng chết
giọt lệ hồng không ngưng tụ
trong đá sỏi
trong giá băng
trong câm lặng
mà chảy xuyên suốt qua mọi rào cản
của vô tri
bất giác
anh đang cảm thấy
lòng mình thổn thức
bên cạnh những ngôi mộ
chôn trong ký ức
từng dãy
từng hàng
xác của bạn anh
những người ruột thịt của anh
họ đã đứt ruột ra đi
họ đã chia thịt cho xứ sở
và máu họ trộn vào
không gian mưa lũ
đỏ au!
Em ơi
có thể đây là bài thơ tự do hay nhất
mà anh viết
có thể đây là một đoạn
trong bài điếu văn anh gởi cho bạn bè
cho những Cha, Chú, Anh, Em
đã nằm xuống
vì những chữ Tự Do, Bác Ái, Nhân Quyền
Bài viết hôm nay
em nhớ
không nặng lòng thù hận
mà nặng nỗi tiếc thương
những người đã hy sinh
cho quê hương
và gởi lời cảm xúc
đến những con tim
đang chảy
giọt lệ hồng
em cũng nhớ
không có sự bi thảm
vì người anh hùng không chết
cho những cưu mang lừa dối
và lòng thương hại
và em nên nhớ
sự ra đi
chững chạc và dứt khoát
của những con người
có trái tim chân chính
xuyên qua
những giọt lệ hồng.
Cao Nguyên
---
Thơ: Cao Nguyên / Nhạc: Vĩnh Điện
Ca sĩ: Tố Lan
Guitare : Đặng Bình
Chương trình nhạc 30/04/2014 tại Paris

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương


Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 

Hội Người Việt Cao Niên tổ chức tại 
Willston Community Center Falls Church / Virginia

Ngày 20 tháng 4 năm 2024 (12/3/ năm Giáp Thìn)

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Chinh Phụ Ngâm & Vườn Hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng

 Chinh Phụ Ngâm & Vườn Hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng 

Với hơn 165 tác giả (thi sĩ và nhạc sĩ) từ thời xa xưa đến nay. Những thi sĩ như Nguyễn Công Trứ, Ngân Giang, Tản Đà, Đoàn Thị Điểm, Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, ... và những nhạc sĩ như Cung Tiến, Văn Cao, Hoàng Trọng, Đặng Thế Phong, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, v.v. đều có một vài bản nhạc trong đây.

https://drive.google.com/file/d/18hojrOlYRbz0ryUoA8M128whzJrISIhF/view 



Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2024

DÒNG SÔNG TỰ DO - Đình Dại - Thu Sương

DÒNG SÔNG TỰ DO


Dòng Sông Tự Do
Thơ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Nhạc Đình Đại
Trình bày Thu Sương - Đình Đại

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh

Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh


Hội Nhiếp Ảnh Vùng HTĐ Đón Tiếp Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh Ngày 3/4/2010

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Nắng Đẹp Miền Nam


Nắng Đẹp Miền Nam

Sáng tác: Lam Phương & Hồ Đình Phương Trình bày: Hoàng Oanh

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà) là tục lệ thờ cúng tổ tiên và người có đóng góp lợi ích với cộng đồng đã qua đời .

Đối với người Việt, việc thờ cúng Tổ Tiên đã trở thành một thứ tín ngưỡng. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với Ông Bà, Cha Mẹ . Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam 

Hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ thân tộc . 

Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cầu tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. 

Bàn thờ tổ tiên

Bàn thờ cúng Tổ tiên
Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp Tết Nguyên Đán

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt Trờimặt Trăng, hương là tinh tú. 

Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tùy mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới... 

Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,... mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,... Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm). Loại hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương. Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.

Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất (gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái(tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải. 

Trích: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_th%E1%BB%9D_c%C3%BAng_t%E1%BB%95_ti%C3%AAn

Vui Xuân Giáp Thìn

 



Vui Xuân Giáp Thìn 
Mến tặng các ca sĩ Nhà Việt Nam 
--- 
Bà Hai mặc áo Bà Ba
đến rủ Bà Bốn vào Nhà Việt Nam 
Bà Năm khoái quá cũng ham 
phone gọi Bà Sáu đến tham dự cùng 
Bà Bảy - Bà Tám vui mừng 
nhập đoàn đồng hát chào Xuân Giáp Thìn 

Cao Nguyên



Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Khơi Dòng

 Khơi Dòng



muốn khơi thơ chảy thành dòng
khởi đi từ chỗ như không có gì
bỗng dưng một thoáng diệu kỳ
từ trong thinh lặng có gì nhẹ rung
nhẹ thôi mà rõ vô cùng
từng âm ba sóng gợn hồng đáy tim
đi tìm từ chỗ lặng yên
là thơ tình đó, chắc em hiểu rồi
lỡ ghìm hình bóng vào đời
coi chừng thơ đã bồi hồi vì yêu
theo thơ, tình phải nuông chìu
từng đêm khát vọng, từng chiều nhớ mong
có cần anh giúp gì không
khi khơi tình chảy giữa dòng thơ em
có điều, anh sẽ dấu tên
không thôi em lại nhớ quên khó lòng !
Cao Nguyên

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Một Chút

 Một Chút



một chút buồn, khi bâng khuâng chợt đến
nhẹ nhàng rơi, giọt nước mắt bỗng rưng
da diết quá, trong tận cùng nỗi nhớ
những thân thương đã cách biệt muôn trùng
một chút vui, cho tiếng cười giòn giã
như lời chim rộn rã hát chào Xuân
nắng ươm hồng trên màu xanh cỏ lá
tình nồng nàn, giục giã bước chân đi!
*
chung chia cùng nhau một chút vui, buồn
là đã sống trong tận nguồn hạnh phúc
vì đã biết, giữa mơ ta có thật
giữa mùa Đông, vẫn biết đợi sang Xuân
đợi vòng tay ôm, đợi cánh môi hồng
đợi tiếng cười hòa chung tiếng khóc
đợi nỗi đam mê ngập lời thổn thức
chỉ vì mình biết sống để thương nhau!
Cao Nguyên

Chinh Phụ Ngâm

Chinh Phụ Ngâm 


Toàn tập Chinh Phụ Ngâm - Hồng Vân diễn ngâm

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

ĐẠI HỘI CỦA HỘI NGƯỜI VIỆT CAO NIÊN VÙNG HOA THỊNH ĐỐN 2022

ĐẠI HỘI CỦA HỘI NGƯỜI VIỆT CAO NIÊN VÙNG HOA THỊNH ĐỐN 2022
(Bầu cử Ban Chấp Hành / Nhiệm kỳ 2022 - 2024)

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2024

Tết Xa Quê

 Tết Xa Quê



Xuân Newyork, Xuân Paris… nắng có hồng lên
hay vẫn tuyết rơi trên bờ vai nhỏ
đường có thêm người vui Tết Việt Nam
nhắc em nhớ những ngày Xuân Quê Mẹ
Rượu, bánh, mứt… vừa mua từ Phố Chợ
vẫn nhạt mùi chăm chút của quê hương
lời mừng Xuân sao nghe chừng bỡ ngỡ
hương khói nồng mà mắt bạn rưng rưng
Nỗi xa xót của những người viễn xứ
vẫn u trầm trong tiếng nhạc Xuân rơi
càng nén nhớ, càng đau niềm cô lữ
thân quyến xa, bè bạn đâu rồi
Anh ở đây, đâu khác gì bên ấy
Tết của mình, đâu phải Tết người ta
nên vui được chút nào hay chút nấy
cứ xem như ta giữa Tết quê nhà
Rượu xứ lạ dẫu tình vơi độ ấm
cũng nâng ly – Mừng: chén Tết, chén Xuân
uống đi nhé, quên nỗi buồn đang thấm
giữa lòng người, giữa Tết – xa Quê Hương!
Cao Nguyên

Môi Tháng Giêng

 Môi Tháng Giêng



Tháng Giêng nhớ về thăm quê Nội
để ngắm mùa hoa tươi rói Xuân
và nghe em cười khoe tuổi mới
với tóc thay màu như tuyết sương
Tháng Một Anh chào Em rất duyên
lao xao quên nhớ rộn hai miền
đọc nhau trong mắt mà thương quá
nhờ cất trong lòng môi Tháng Giêng
Tháng Giêng, Tháng Một tựa vai nhau
nhìn Xuân thay áo Tết muôn màu
dư âm guốc mộc trên nền pháo
hồng quá ngày xưa mấy ngõ Đào
mới nhắc về thơ ý đã tình
gặp nhau lời còn biết mấy xinh
Tháng Giêng môi thắm đầy bao mộng
nhớ giữ giùm anh trót cuộc gìn.
Cao Nguyên