Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Lễ Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng

Lối thoát nào cho Việt Nam

Trân trọng kính mời:
Quý Hội đoàn,
Quý Đồng hương
đến tham dự buổi Ra Mắt Sách
"Li thoát nào cho Vit Nam"
được tổ chức vào ngày 18 tháng 11 năm 2017
từ 2:00 PM đến 5:00 PM
tại Trụ sở Hội Cao Niên
6131 Willston Drive, Suite # 104
Falls Church, VA 22044 

~~~ @ ~~~

ViNam Tương Lai
Những Việc Cần Phải Làm
Tập I & Tập II
Biên khảo – Mai Thanh Truyết

Môi trường Việt Nam từ không khí, đến đất đai, nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề; và có thể nói đã đến điểm tới hạn (threshold limit), nghĩa là thiên nhiên sẽ không còn khả năng để tự điều tiết, sàng lọc và thanh lọc môi trường được nữa. Với chừng ấy vấn nạn căn bản kể trên, người Việt tại quốc nội làm sao có đủ khả năng để tự cứu lấy chính mình?
Theo tác giả, “Muốn tìm câu giải đáp cho bài toán phát triển Việt Nam, không cần đến một trí tuệ ưu việt mà chỉ cần những đầu óc bình thường với một tấm lòng thủy chung tha thiết với Đất và Nước”.
Việt Nam Tương Lai: Những Việc Cần Phải Làm – Tập I & Tập II trình bày một số quan điểm và mô hình chuyển đổi ngõ hầu rút ngắn công cuộc tái thiết, ổn định và phát triển một Việt Nam tương lai.
Tập I - gồm 8 Chương, với chủ đề Y Tế và Giáo Dục
Tập II - gồm 15 Chương, với chủ đề Nguồn Nước, Năng Lượng, Không Khí, Đất, An toàn thực phẩm, Quản lý môi trường, Chiều hướng phát triển mới cho VN.
Hướng về Việt Nam tương lai, tác giả đưa ra Những Việc Cần Phải Làm với sách lược: Chấn chỉnh y tế công cộng – Cải thiện giáo dục – Phục hồi môi trường. Sách lược này phải được thực hiện theo những trình tự hợp lý và thông minh, và muốn được như thế thì điều đầu tiêng là Việt Nam phải trở về với dân tộc đích thực, nghĩa là phải thoát ách “đô hộ” của độc tài cộng sản trước đã.



Tiểu sử Giáo Sư MAI THANH TRUYẾT
Từng giảng dạy Hóa Học Đại Cương tại King College, Fresno CA. giám đốc phòng thí nghiệm và giải quyết phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, CA; giám đốc nhà máy giải quyết nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA; giám đốc kiểm soát an toàn và phẩm chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA. Hiện là giám đốc kỹ thuật, Environment Consultant Services, LA. Tác phẩm đã xuất bản: Câu Chuyện Da Cam/Dioxin VNTừ Bauxite đến Uranium (cùng Trần Minh Xuân, Phan Văn Song), Thư Cho Con (cùng Trần Minh Xuân), Tâm Tình Người Con Việt.


Nhng VĐề
Môi Trường Việt Nam
Biên khảo – Mai Thanh Truyết
 
Kể từ 1975, CSVN đã sai lầm từ chính sách này qua chính sách khác. Sai lầm lớn lao nhất là không đánh giá được sự quan trọng của một môi trường sạch. Say mê chạy theo những con số thành quả kinh tế, nhà nước CS làm ngơ những tác hại môi trường. Kết quả, người dân hiện đang đối đầu với một môi trường độc hại luôn bao phủ chung quanh.
Sách gồm 24 Chương, đề cập tới các chuyên đề:
Sông Mekong: Nỗi nghẹn ngào của vùng hạ lưu – Ô nhiễm thạch tín – Những dòng sông Việt Nam – Ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm ở VN –  Ô nhiễm mặt đất – Ô nhiễm không khí – Chất phế thải rắn ở VN – Rác sinh hoạt TP Sài Gòn –  Trường hợp bãi rác Đông Thạnh – Khu Liên Hợp Đa Phước – Phế thải y tế ở VN – Nhập cảng phế thải độc hại vào VN – Công nghệ tái tạo phế thải điện tử – Thực phẩm VN – Vệ sinh an toàn thực phẩm ở VN – Câu chuyện Da Cam/Dioxin – Việc khai thác quặng bauxite ở VN – Bauxite: Vấn đề bảo tồn văn hóa và sắc tộc người thiểu số – Thiên nhiên và môi trường – Việc xử dụng hóa chất ở VN – Giấc mơ ra biển lớn của VN – Nhìn về tương lai.
Trước nguy cơ khí hậu biến đổi trên thế giới, những vấn đề về môi trường Việt Nam càng trở nên nghiêm trọng vì một nước nghèo luôn luôn là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Tuy nhiên, sách cũng đề ra những giải pháp khả thi. Cho thấy VN vẫn có lối thoát nếu người dân thức tỉnh để đồng tâm xóa bỏ chế độ độc tài cộng sản.

VIỆT NAM TƯƠNG LAI: NHỮNG VIỆC CẦN PHẢI LÀM
Nxb Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam
Tập I: 310 trang / Tập II: 460 trang – giá 30.00 USD
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Nxb Enviro-Việt – 453 trang – giá 30.USD


Ếch & Báo – Dòng nhạc phản kháng

Ếch và Báo là tên của hai rapper tên Young H và B Ray. Cả hai đều chưa tới 30 và đang sống tại Việt Nam.
Những ngày cuối năm 2015, người ta nghe được bài nhạc Rap vang lên từ soundcloud.com – bài “Ông Can”. Ngay lập tức Ếch và Báo nổi tiếng!
https://www.youtube.com/watch?v=lnzVwC2_C6c 

“Họ nói ông CAn đang thi hành công vụ… chứ không phải là gây án mạng.
Theo ông CAn thì đời mày sáng lạng… còn mày không theo thì đời mày gián đoạn.
Ông CAn nói mà mày không nghe… thì chân không què mày cũng phải gánh nạn.
Nên dân ở đây tất cả thật sự là họ yêu ông CAn như là yêu… tánh mạng.
[…]
Ông CAn ở khắp cả mọi nơi…Ông có thể nghe và thấy hết được mọi chuyện.
Ông luôn có mặt trong tất cả những cuộc chơi … từng con người được nổi tiếng.
Và ông đứng sau tất cả những cuộc giao dịch, mỗi chuyến hàng, mỗi khi cần bàn bạc “công chuyện”.
Một tay ông CAn khiến cho cả nhà phải chết…khiến vàng bạc bỗng mất hết… mà không cần nhờ tới Luyện.”
Lê Văn Luyện – một thanh niên 18 tuổi đã gây án mạng tại tiệm vàng Ngọc Bích ngày 24/8/2011. Luyện chém đứt tay bé gái chỉ mới 8 tuổi và giết chết vợ chồng chủ tiệm cùng con nhỏ, mới được 18 tháng.
Không khó thấy lý do tại sao bài hát này được ưa thích.
Thứ nhất, “Ông Can” ở đây, không ai khác chính là lực lượng công an của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Cách mô tả nghe khôi hài nhưng rất chính xác. Chữ dùng được khéo léo sắp đặt vần điệu theo loại nhạc Rap, tạo nên tiết điệu mạnh mẽ đặc biệt của loại nhạc này.
Thứ hai, trong bài có chen những câu chế diễu “Cha Già Dân Tộc”,
“Ai yêu ông CAn hơn các em nhi đồng…
Đi ngang qua ông CAn không biết có… bị cái gì hông?”
Câu trên phỏng theo câu “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng”. Còn câu dưới nhắc tới “sự nghiệp” dâm ô của họ Hồ với rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái.
Ca khúc “Xin Hỏi Anh Là Ai?” năm 2011 của Việt Khang đã được coi là bài hát vạch mặt những gã “côn an” tàn bạo của chế độ. Bài hát theo giai điệu ca khúc thông thường nên chữ dùng không thể vượt qua giới hạn âm thanh tiếng Việt. Dĩ nhiên điều này không làm bài hát giảm giá trị và xúc động.
Nhưng tới “Ông Can” thì giới hạn chữ và dấu không còn là rào cản. Lời nhạc Rap chỉ cần những chữ cuối câu vần với nhau, còn nhạc điệu hoàn toàn tự do; điều này giúp tác giả thoải mái trình bày.
Có thể nói “Ông Can” là một bản văn vạch trần sự thật về công an cộng sản một cách nghệ thuật và khôi hài. Khôi hài là một trong những tính chất quan trọng trong nhạc Rap. Một bản nhạc Rap thành công thường làm ta mỉm cười với những ví von ngộ nghĩnh.
Ví dụ ca khúc “Bố Em Là Cán Bộ”, cũng của Ếch & Báo

“Cửa nhà em sao anh vô… khi mà bố của em là cán bộ.
Anh dùng phong bì để gửi em thư tình… bố em dùng để bỏ vào tiền đô.
Tường nhà em xây cao có cây sắt… nên giữa hai ta luôn có rào cản.
Ông nội anh ngày xưa theo quân gian… nên anh đâu có thể nào vào đảng.
Và nếu một khi mà ba em đã phán… điều lính tới bắt anh đâu thể phản kháng,
Nhà anh còn mẹ già và em ngoan… nên thân không thể dính thêm bản án.
[…]
Nhạc của anh toàn báng bổ… còn bố của em là cán bộ.
Nhà anh nghèo nhất khu phố… vì ông cha ngày xưa là phụ hồ.
Tiền bố em thì thu vô xe… trong nhà chứa không đủ chỗ.
Vàng đem cất cho đủ số… dùng để bịt miệng gửi về cho Thủ Đô.”
Lấy cái phong bì thư tình để bỏ tiền đút lót thì đúng là cười… ra nước mắt!
Xin mời nghe thêm một bài hát khác của Ếch& Báo, “Ông Lớn Về Làng”. Được coi là bản Rap nhiều người ưa thích nhất năm 2016 [166.297 lượt xem trên YouTube – DCVOnline]. Được viết như đang kể câu chuyện dân gian, trong đó có tên quan lớn khệnh khạng và đám dân làng ngơ ngáo.
https://www.youtube.com/watch?v=2PSxU4eCYec
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ong-lon-ve-lang-young-h-ft-b-ray.Y96wiMh6oGjn.html
“Có chiếc thuyền đánh cá… bị cướp bởi chiếc “tàu lạ”.
Từ ở ngoài khơi xa… thuyền trưởng gọi điện về nhà.
Báo lên cho quan thì ngại… báo lên ông CAn bị la.
Ai cũng ừ cho qua… nhưng mà đéo có ai làm gì cả![…]Ồ wao, dân làng thích ngồi ngó rồi xôn xao… về một đôi nam nữ ngồi hôn nhau.
Nên đã quên đi hết về hòn đảo… cũng là đất của mình nơi cắt rốn và chôn nhau.
Ô wao, ông ăn dầu ăn mỏ nên ông no… dân đen khổ ăn cỏ quan trên cho.
Dân làng nhỏ ông bỏ ông không lo… ông chỉ một suy nghĩ làm cho bụng ông thêm to.”
Bài hát mô tả trọn vẹn thảm cảnh các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu Trung Cộng tấn công, nhưng quan chức cộng sản chỉ phản ứng qua quýt còn đại đa số người dân thì thờ ơ.
“Ông kéo theo hai xe vàng… Ông nói ông nhỏ cũng được chia ở trên bàn.
Ông nói không khó để bịt miệng được dân làng… ông muốn đổi đảo với số vàng ông mang sang.
Dù ở ngoài khơi xa ông đã đóng chiến hào… còn trong ao làng ông đưa lính đến đào.
Đồ ăn ông lớn cho hoá chất với màu… ông nói như thế để phát triển chiều cao.[…]Mạng mình là mạng bỏ, làng của mình là làng nhỏ.
Bức tranh mang thờ mà làng có, là của ông cho… có sao và vàng đỏ!
Thảm trải một hàng đỏ… ngày ông tới tui chuẩn bị từ lâu.
Từ các bô lão, phú hộ, cho đến ông CAn, cùng nhau ra bến để đón… ông đến thăm làng từ Tàu!”
“Ông Lớn Về Làng” đã đưa sự phê phán lên tới đám quan chức cộng sản, chế diễu lá cờ cộng sản, và không ngừng ở đó, chỉ thẳng ra CSVN không ai khác mà chính là bọn tay sai Tàu Cộng.
Kéo liền theo nỗi nhục bị Trung Cộng ngang nhiên uy hiếp là hiểm họa cá chết trắng biển.
Sự kiện cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng do nhà máy thép Formosa xả chất thải đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng. Nhiều ca khúc được sáng tác vào thời gian này. Ếch & Báo có bài “Cá Thép”.

“Tao chỉ mong bữa ăn có dĩa cá… còn sắt thép thì để tụi mày ăn.
Đem chất thải tụi mày về thoa da… nhớ đem luôn xác tổ tiên dưới Bạch Đằng.
Biết bao năm làng tao đã chịu khổ… giờ chỉ mong được vươn mình tỏa sáng.
Thấy cá chết tụi nó cũng không màng… dân làng mong câu trả lời được thỏa đáng.[…]Nước đầu nguồn thì mày chặn… cá thì mày cho chết trắng.
Lấy cái gì làng tao ăn… hay ăn thịt mày hả mấy thằng chó cắn.
Chịu cay đắng ông cha tao ăn bom… đâu phải bây giờ để dân tao ăn thép.
Vùng biển là của làng tao… tại sao đi vào tụi tao phải xin phép.”
“Tao” là ai? “Tụi mày” là ai?
Ở đây, chữ “Tôi” và “Anh” như trong bài “Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?” được hai nhạc sĩ trẻ thẳng tay quăng sọt rác. Không lịch sự nữa, với bọn quỷ dữ phải gọi đích danh là “tụi mày”!
***
Ếch và Báo không là những rapper duy nhất dùng nhạc Rap bày tỏ sự nhức nhối, đau xót của người trẻ Việt Nam trước xã hội bất công, thối nát mà họ đang phải sống.
“Hai Thế Giới” của rapper Wowy và Karik mô tả sự phân cách giàu nghèo đến cùng cực trong khi đám lãnh đạo vẫn ra rả hô hào tiến lên xã hội “công bằng – dân chủ – văn minh”.
https://www.youtube.com/watch?v=3JLDUJJuVGk
“Anh lớn lên từ đường phố… chỗ xe hơi không có đường vô,
Chỗ công nhân ăn mày bằng xô … mỗi khi mưa xuống hứng nước bằng tô.
Chỗ em gọi là căn hộ… còn chỗ anh họ gọi là ổ.
Thế giới anh xài tiền Việt… còn thế giới em xài tiền Đô.
[…]
Đơn giản anh không thừa tiền… không giàu có giống như đại gia.
Không thể quen sáu bảy người cùng lúc… và xem họ như món hàng đại trà.
Vì anh không nhiều của cải… anh không có nhiều gia tài.
Anh không đủ sức cho em tiền xài… như thằng công tử phố núi Gia Lai.”
Tập đoàn Hoàng Anh Pleiku – Hoàng Anh Gia Lai nổi tiếng về các đồn điền cao su.
“Đôi Khi” (rapper Karik, Nah và Boo trình bầy) là câu chuyện xót xa, tủi nhục của những cô gái Việt thời Cộng sản, còn đau đớn hơn thân phận nàng Kiều dưới chế độ phong kiến Trung Hoa.
“Đôi Khi”
https://www.youtube.com/watch?v=Cb5J3N0Yj2M
“Hằng đêm… khi thành phố vừa lên đèn.
Em lại lê bước ra những chỗ đứng… thường ngày như một thói quen.
Lao mình vào những khách sạn… tự biến mình thành món hàng.
Ra về cầm tiền trong tay… nhưng chưa một lần em được thanh thản.
[…]
Đôi chân cứ chạy… rồi lại dừng… dừng rồi lại chạy.
Tìm hoài một chỗ nương tựa cho đôi vai gầy… nhưng sao vẫn không thấy.
Hoàn cảnh cứ đưa rồi lại đẩy… ai muốn đẩy thì em đưa.
Tất cả chỉ vì chén cơm ba bữa… em không có quyền chọn lựa!”
“Việt Nam Lạ Lắm” của Sendol mô tả lãnh đạo cộng sản như một đầu rắn gian giảo.
https://www.youtube.com/watch?v=Ajv6UyG6YwQ
“Nước không thể lớn khi nước như rắn… mà chỉ là rắn mất đầu.
Vì đầu của rắn không lo cho thân… trong khi cá nhân rất ngầu.
Đầu rắn suy tính nuốt trọn thức ăn… rồi đổ hậu quả đằng đuôi.
Chẳng thông qua thân… vì đầu cho rằng thân không có mắt khác gì thằng đui.[…]Cầm đầu có quyền quyết định… nếu không nghe phải lột da.
Chơi trò bịt mắt… thân phải im lặng… cấm làm cho đầu nhột ha.
Chúng ta nhỏ bé yếu ớt ít ỏi… nên đành nuông chiều “rắn lạ”.
Thân nghĩ nó to nó khỏe đến thế… thì mình có cửa thắng a?”
“Thiên Đường Kỳ Cục” cũng của Sendol với lời tâm sự của tác giả:
“Vẫn châm biếm những gì cảm thấy đang hiện hữu không tốt trong xã hội bây giờ, cũng như để nhắc nhở mọi người và chính mình.”
https://www.youtube.com/watch?v=DftDQXpLmPM
“Có một anh tự là Việt… chơi thân với một ông tên Trung.
Được chở che, nên biết ơn… đóng bốn chữ vàng treo lên khung.
“Mấy đứa nhỏ” bèn thắc mắc… Anh nói: “Ơ mấy thằng này khùng!
Không chơi với nó làm sao yên ổn… ‘made in china’ ở đâu mày dùng?
[…]
Bắt cóc giật đồ dàn dựng công khai… đa cấp lừa đảo có đội ngũ.
Chen lấn xếp hàng… mê tín dị đoan… trăm thói xấu tụ hội đủ.
Vạn tiến sĩ được tạo ra… không một sáng chế… mà muốn phát triển.
Phá hoại thiên nhiên… đến lúc ngập lụt chắc múc từng gáo tát biển? haha.”

Dưới đây là một đoạn quay phim bản Rap "Sài Gòn Xưa" hát "chui" trên đường phố và cuối cùng bị công an giải tán .
Thật cảm động khi những người trẻ còn nhớ tới những điều tốt đẹp của Sài Gòn . Một số anh từng là người thày, chắc sẽ nhớ những ngày tháng ấy .
https://www.youtube.com/watch?v=5QoM--7V1JY
Tao nhớ Sài Gòn xưa khi người thầy vẫn chưa phạm pháp
Vẫn đi dạy dù nắng hay mưa ... và nói về chuyện đạo đức dạ thưa

QUÊ HƯƠNG CỦA TÔI

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Lê Văn Khoa Một Người Việt Nam

Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa - Người Bắc Cầu Nối Các Thế Hệ Bằng Âm Nhạc


Khi nhạc sĩ Lê Văn Khoa rời Việt Nam sau biến cố đau thương của năm 1975, tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi. Tuyệt nhiên tôi không có ký ức gì về những chương trình văn nghệ và giáo dục mà ông đã từng điều khiển trên đài T.V. trước năm 1975. Cũng như nhạc sĩ Phạm Duy, Lam Phương, Nam Lộc và một số nhạc sĩ tên tuổi khác, nhạc sĩ Lê Văn Khoa rời khỏi đất nước mang theo cả một gia tài âm nhạc và nghệ thuật nhiếp ảnh mà ông đã gầy dựng trước năm 1975.
Sau năm 1975, thế hệ của chúng tôi không còn được nghe gì về ông ngoài những chương trình bố tôi thỉnh thoảng bắt sóng được từ đài VOA, có đôi lần nói về ông. Những năm cuối của thập niên 70 và những năm đầu của thập niên 80, những thanh thiếu niên ở lứa tuổi chúng tôi chỉ còn được nhồi nhét bởi những bản nhạc ca ngợi chế độ, lãnh tụ, những bản tình ca ca ngợi các nam nữ "thanh niên xung phong", "em nông trường, anh biên giới", hay tâng bốc chế độ xã hội chủ nghĩa với những hình ảnh như "kìa xa xa ống khói kia nhà máy, con thấy có đẹp không?", v.v.... Thật hiếm hoi khi thỉnh thoảng được bố tôi lén mở cho nghe những cuốn tape "nhạc vàng" cũ kỹ còn sót lại trong chiếc máy phát nhạc cũng cũ kỹ không kém.
Tôi lớn lên trên miền sông nước miền Nam. Tuổi thơ của tôi có lẽ đã bao lần được nghe mẹ ru ngủ trong những làn điệu dân ca như "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm..." hay được tắm mình dưới ánh trăng rằm trong khung cảnh bao la, trãi rộng của những cánh đồng thơm mùa lúa chín với những "hội đêm trăng rằm...", với những nam thanh nữ tú trong những điệu hát "Lý Ngựa Ô". Tôi và các bạn trẻ cùng trang lứa chắc sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng rằng những làn điệu dân ca dân gian mộc mạc ấy sẽ có một ngày được chắp cho đôi cánh, được khoác lên mình chiếc áo thật lộng lẫy, trở thành những bản nhạc đã vượt qua cái khung quê mộc mạc, bình dị thuở nào để đến với giới thưởng ngoạn âm nhạc, được mang vào trình diễn ở những nhạc viện sang trọng khắp nơi trên thế giới với nhiều khách thưởng thức người nước ngoài.

Người đưa những khúc nhạc dân gian Việt Nam vào những bản hoà tấu theo nhạc điệu Tây phương không ai khác hơn chính là người nhạc sĩ tài ba Lê Văn Khoa.
Đã có nhiều buổi phỏng vấn, bài vở, sách báo viết về vị Giáo sư Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đáng kính, với những tác phẩm xuất sắc và thành công từ lĩnh vực âm nhạc, đến nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như những quyển sách với nội dung giáo dục của ông. Đã có nhiều chương trình vinh danh ông với những đóng góp quý báu của ông trong nhiều lĩnh vực. Ông rất xứng đáng với danh hiệu "Người viết lịch sử Việt Nam qua âm nhạc", như chủ đề của buổi hoà nhạc gần đây dành cho sự nghiệp âm nhạc của ông gắn với những thăng trầm của đất nước. Trong bài viết này, tôi chỉ xin được viết về ông như một "người bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc".
Như nhà văn Phạm Xuân Đài đã có lần đề cập đến, nếu cuốn "Chiến Tranh Và Hoà Bình" của Leon Tolstoi đã vẽ nên bức bích họa vĩ đại của đất nước và dân tộc Nga thời đầu thế kỷ 19 trước sự xâm lăng của Napoleon, hoặc cuốn sách "Cuốn Theo Chiều Gió" ("Gone With The Wind") của Margarrete Mitchell nói về cuộc chiến tranh Nam Bắc của đất nước Mỹ vào giữa thế kỷ 19, hoặc xa hơn nữa về quá khứ của đất nước Trung Hoa thời Tam quốc có cuốn tiểu thuyết lịch sử "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung hay "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân ghi lại chuyến du hành thỉnh kinh sang Ấn Độ của nhà sư Trần Huyền Trang, thì người Việt ở hải ngoại của chúng ta may mắn có "Khúc Giao Hưởng Việt Nam 1975" của nhạc sĩ Lê Văn Khoa ra đời trong thời điểm hồi tưởng 30 năm mất nước.
Tôi còn nhớ trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư Lê Văn Khoa đã trích dẫn câu nói của nhạc sĩ lừng danh Chopin, "Thưa cha, nếu cha cho phép con nói với cha bằng âm nhạc, con sẽ nói rõ tình yêu của con với cha hơn là ngôn từ." Tôi xin mượn ý của câu nói này khi nói về âm nhạc của nhạc sĩ Lê Văn Khoa trong vai trò của "người bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc". Chỉ cần với một "Symphony Việt Nam 1975" thôi, ông đã xuất sắc hoàn thành vai trò của "người bắc cầu" này qua những tấu khúc tuyệt vời của ông. Không cần phải đọc nhiều cuốn sách thật dày viết về hình ảnh của xã hội Việt Nam trong thời cận đại, chỉ cần lắng nghe những âm thanh êm dịu qua sự trình bày điêu luyện của dàn nhạc “Kyiv Symphony Orchestra” trong "Full Moon", các thế hệ trẻ có thể hình dung được hình ảnh của đêm trăng rằm. Đó không phải là vầng trăng mà các em thường thấy mọc sau những tòa cao ốc cao ngất trên đất nước này, "Full Moon" trong "Symphony Vietnam 1975" sẽ đưa tâm hồn các em trở về với những đêm trăng rằm thanh bình ngày nào trên quê hương, trong không gian hội hè vui vẻ sau những ngày mùa bội thu. Hay lời "Ru Con" trong "In the Depth of the Night" của nhạc sĩ Lê Văn Khoa sẽ làm cho thế hệ trẻ được đắm mình trong tiếng ru êm đềm ngọt ngào của mẹ, để tâm hồn của họ được dịp lắng đọng sau những tháng ngày mệt mỏi chạy đua với nhịp sống hối hả như nhịp nhạc Rock & Roll hay Rap ở đây.
Là một trong hàng ngàn những tác giả đã và đang viết trong chương trình của nhật báo Việt Báo trong chủ đề "Viết Về Nước Mỹ", tôi đã viết và được đọc nhiều câu chuyện thương tâm viết về những cảnh vượt biển hãi hùng trên bước đường đi tìm tự do. Nhưng có lẽ những ký ức trong những năm tháng đau thương vượt biển này đã được nhạc sĩ Lê Văn Khoa gữi gắm thật trọn vẹn qua những nốt nhạc trong nhạc phẩm "On High Sea". Khi nghe "On High Sea" của ông, những âm thanh cuồn cuộn như những đợt sóng biển hung tàn như đang muốn nhận chìm con thuyền nhỏ mong manh cùng với bao nhiêu tấm thân đang mệt lã sau bao nhiêu ngày đêm chống chọi với tử thần. Chỉ có niềm rung cảm thật sự xuất phát từ tình thương nhân loại mới thúc đẩy ông viết nên những nốt nhạc đầy hình tượng và xúc cảm đến tột cùng như vậy.
Như Chopin đã nói với người cha về tình yêu của ông dành cho cha qua âm nhạc, tôi sẽ mượn những tiết tấu trong "On High Sea" của nhạc sĩ Lê Văn Khoa để "kể" cho các con cháu của tôi, các thế hệ mai sau biết thảm cảnh vượt biển tìm tự do của người Việt tị nạn, cũng như nỗi vui mừng khi đến được bến bờ tự do, như bản nhạc chất chứa những lời reo vui trong "Hymn to Freedom" ("Ca ngợi Tự Do") của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Cám ơn ông đã bắc một nhịp cầu cảm thông của những thế hệ mai sau với những khổ đau và hạnh phúc của thế hệ đầu khi đến được miền đất hứa qua âm nhạc của ông, những dòng nhạc không lời nhưng có sức mạnh hơn bao lời nói.
Khi nói đến vai trò của người "bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc" của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, tôi không thể không nhắc đến CD "Memories" của ông. Riêng bản thân tôi, trong lúc sáng tác những ca khúc, đã không biết bao nhiêu lần tôi đã đắn đo với một câu hỏi cứ mãi lẩn quẩn trong đầu: "Những gì tôi sáng tác hôm nay có được các thế hệ mai sau hiểu được hay không?" Tôi đã cố làm dịu nỗi đắn đo băn khoăn của mình bằng cách viết song ngữ qua ca khúc "Chào Mùa Xuân Về". Tuy nhiên, dù cho tôi đã đặt lời nhạc thật ngắn gọn, dễ hiểu qua thể điệu chachacha vui tươi cho các em dễ cảm thông, như tôi vẫn có cảm giác như mình không thể nào diễn tả hết những cảm xúc của mình. Làm sao cho các em thấu hiểu nổi háo hức vui mừng khi nhìn cánh én mang mùa Xuân về, hay thấy hết cảnh nhộn nhịp, náo nức và mùi hương vị đặc biệt của ngày Tết qua tiếng pháo nổ, tiếng trống múa lân, v.v...? Vậy mà nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã thật thần tình khi làm được điều này qua "Memories".
Chỉ cần nghe nhạc sĩ Irina Starodub trình bày bản "Beautiful Bamboo" ("Cây Trúc Xinh") của nhạc sĩ Lê Văn Khoa là người nghe dù đang sống ở phương trời nào cũng cảm nhận được qua tiếng đàn, những làn gió thoảng qua những khóm trúc mọc ở miền Tây Đô, cũng là quê hương của của ông, hay một dòng nước êm ả chảy xuôi dưới ánh trăng mờ như tiếng đàn tuyệt vời qua nhạc phẩm "In the Moon Light" của nhạc sĩ Lê Văn Khoa.
Như thế đó, không cần một lời nhạc nào, nhưng nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã thành công khi vẽ nên bức tranh thật lãng mạn, trữ tình của quê hương Việt Nam thanh bình ngày nào. Khi các thế hệ trẻ muốn tìm về những âm điệu dân gian ngũ cung, các em có thể nghe một "Lý Ngựa Ô" qua tấu khúc "Song of the Black Horse". Điều tài tình của nhạc sĩ Lê Văn Khoa là ở chỗ đó. Khi các em muốn tìm về nguồn cội của nền văn hóa Việt Nam, các em sẽ không bị lạ lẫm trước những nhạc cụ cổ truyền thuần tuý như đàn tranh, đàn bầu, v.v... mà nét nhạc dân tộc cổ truyền đã được nhạc sĩ Lê Văn Khoa mang đến cho người nghe trong tiếng piano, cello, violin,.... những nhạc cụ đặc trưng cho nền âm nhạc Tây phương.
Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã thật sự làm một cuộc cách mạng trong âm nhạc Việt nam bằng cách đi tiên phong trong việc đưa nền âm nhạc dân tộc cổ truyền của Việt Nam được "Tây phương hóa". Với phương cách này, nền âm nhạc của Việt nam có cơ hội gần gũi và dễ được sự cảm thông, đón nhận của người nghe cũng như những nhạc sĩ nổi tiếng nước ngoài có cơ hội trình diễn dễ dàng hơn những nhạc phẩm của ông. Tuy nhiên, dù rất "Tây phương", nhưng khi nghe nhạc của ông, người nghe vẫn có thể nhận ra ngay chất nhạc "dân gian Việt nam" trong những nhạc phẩm của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Một lối trình bày thật hài hòa mà không để mất đi bản sắc của âm nhạc dân tộc. Đây thật là một điều ít có một nhạc sĩ nào có thể làm được. Khi nghe nhạc của ông, có một cái gì đó mà ta có thể nhận ra ngay "Ồ, đây là tác phẩm của nhạc sĩ Lê Văn Khoa đây mà". Một cái gì đó rất "Lê Văn Khoa"! Từ "Memory" ("Ký Ức") đến "On The Way Home" ("Trên Đường Về Nhà") đều chất chứa những nốt nhạc trầm bổng vẽ nên một vùng trời kỷ niệm, những kỷ niệm riêng tư của chính tác giả nhưng người nghe cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chính mình trong khung trời quê hương kỷ niệm đó, và đó cũng chính là những điều tâm sự mà các thế hệ đi trước muốn gửi trao đến các thế hệ mai sau nhờ sự đóng góp của âm nhạc của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Còn nhiều tác phẩm khác nữa của ông mà trong phạm vi của bài viết, tôi không thể ghi ra hết nơi đây.
Những điều trăn trở, băn khoăn của những thế hệ đi trước là mong muốn được gửi đến các thế hệ mai sau những trang lịch sử và hình ảnh của quê hương Việt Nam nói chung và lịch sử của người Việt tị nạn nói riêng cũng như việc giữ gìn bản sắc và bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt đã được trút đi một phần nào gánh nặng khi chúng ta may mắn có được một người nhạc sĩ tài hoa Lê Văn Khoa. Ông đã hy sinh gần trọn cuộc đời mình, không vì danh vọng, tiền bạc mà chỉ muốn hiến dâng trái tim và khối óc đầy nghệ thuật để làm người "bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc" của mình.
Chỉ một việc làm đó thôi, cũng đã đủ cho cá nhân tôi xin được nghiêng mình ngưỡng mộ và nghìn lần cảm ơn ông, người nhạc sĩ tài hoa Lê Văn Khoa.
Cao Minh Hưng 

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Dzuy Lynh, người lính chưa bao giờ giải ngũ

“Có người lính già thao thức trong đêm
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)

“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.” 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/DzuyLynh-soldier-never-had-demobilization-01102016072707.html/dzuy-lynh-nguoi-linh-chua-bao-gio-giai-ngu/@@download/audio_file