Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

THÁNG BA NGẬM NGÙI



Khói lửa chiến tranh Việt Nam đã liệm tắt từ lâu,nhưng nỗi kinh hoàng khó xoá nhoà trong tâm khảm của bất cứ ai sống trong giai đoạn đó. Đa số nạn nhân hiện cố tìm quên quá khứ  đau buồn trong khi tội ác chiến tranh vẫn tiếp tục hoành hành do giới được cuộc thắng thời như nước lũ khó ngăn.Đã tri tân,xin được phép ôn cố. 

l-XÂM LẤN BẰNG CHIẾN TRƯỜNG  
l.1-NỖI KINH HOÀNG

.
Về Phú Yên,theo nguồn của Nha Kỹ thuật,ngày 15-3-1975, cộng quân mở các cuộc tấn công vào một số vị trí đóng quân của lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân trên địa bàn các quận Duy Xuyên, Quế Sơn, Đức Dục, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam. Kịch chiến đã diễn ra tại khu vực Gò Nổi, cầu Bà Rén,Liên đoàn 915 Địa phương quân Quảng Nam với sự yểm trợ của 1 chi đoàn thiết giáp thuộc Thiết đoàn 11 Kỵ binh/Sư đoàn 3 Bộ binh, đã giải tỏa áp lực của cộng quân tại Bà Rén, và một đoạn của Quốc lộ 1 ở phía Nam tỉnh Quảng Nam. 
Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tại cuộc họp ở Cam vào tháng 3-1975, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết  Tổng Thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là Thiếu tướng Phạm Văn Phú có thể chiếm lại Ban Mê Thuột không ? Những người tham dự đều biết trước là Thiếu tướng Phú không khẳng định được điều này nên chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh. Quay sang Đại tướng Viên, Tổng Thống Thiệu hỏi xem còn lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây không ? Đại tướng Viên cho biết đơn vị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của Thiếu tướng Phú. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972.Theo lời Đại tướng Viên thì Tổng Thống Thiệu hỏi như vậy là để cho mọi người cùng hiểu thực trạng của quân đội như thế nào, và biết được bước kế tiếp ông phải làm gì.Do đó,tại cuộc họp Cam Ranh Tổng Thống Thiệu ra lệnh rút quân. Khi nghe Thiếu tướng Phú chọn Liên tỉnh lộ 7B làm trục lộ rút quân, Đại tướng Cao Văn Viên không đồng ý vì đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số mà không nắm rõ tình hình an ninh lộ trình là "quá sức liều lĩnh", tuy nhiên cuối cùng Đại Tướng Viên cũng không tìm ra được một trục lộ nên kế hoạch của Thiếu tướng Phú đã được Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu và Hội đồng Quốc gia chấp thuận. 

l.2-NIỀM RIÊNG  
A-NẢN LÒNG

Về Huế,ngày 25-3-1975  là ngày thứ 10 của tiến trình triệt thoái khỏi cao nguyên. Vào 10 giờ sánlực lượng chiến xa với sự yểm trợ của trực thăng võ trang đã triệt hạ các chốt chận của cộng quân trên lộ trình, để mở đường cho các quân xa và các đơn vị bộ chiến di chuyển.Vào10 giờ 30, các phi tuần phản lực của Không quân tiếp tục đánh bom triệt hạ các cụm công sự chiến đấu của cộng quân trên liên tỉnh lộ 7.Tất cả các lực lượng của Quân đoàn 1/ Quân khu 1 tại phía Bắc đèo Hải Vân đã tập trung về phía Bắc thành phố Huế. Lực lượng của Sư đoàn 2 Bộ binh và các đơn vị tăng phái, lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân Tiểu khu Quảng Ngãi tập trung về phía Nam Chu Lai để di chuyển ra đảo Ré. Đại tướng Viên ghi nhận,phần lớn binh sĩ bao lâu nay chiến đấu hết trận này đến trận khác, hết năm này đến năm khác, nhưng chưa bao giờ họ cảm thấy nản lòng bằng giờ phút ấy. Hy vọng có bàn tay nào đó giúp đỡ để họ đánh chiếm lại những vùng đất bị lọt vào tay địch, để đủ sức đương cự với kẻ thù nay đã tan biến như chuyện đời xưa, thì một bức điện khác cũng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gửi đi cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 ,chỉ thị lực lượng tại 3 nơi tập trung này phải rút về Đà Nẵng để tổ chức phòng thủ bảo vệ thành phố trọng yếu này.Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng  ra lệnh cho Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị khác tại Huế phải rút về Đà Nẵng,đồng thời Cùng lúc, cho Sư đoàn 22 Bộ binh cùng với lực lượng Tiểu khu Quảng Ngãi, rút về đảo Ré, nằm ngoài khơi cách Chu Lai chừng 20 dặm.Tại Huế, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh phòng ngự ở phía Bắc và khu vực cận sơn ở phía Đông thành phố Huế đã được lệnh rời bỏ phòng tuyến và chuyển quân về gần Huế để cùng với Bộ Tư lệnh và các đơn vị yểm trợ rút quânkhỏi chiến trường Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binhvà Biệt Động Quân đang án ngữ phòng tuyến dọc trên Quốc lộ 1 được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại các điểm hẹn để tàu Hải quân vào đón.Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 doTrung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này. Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu để chở tất cả các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và lực lượng quân sự của hai tiểu khuThừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ chỉ huy Quân vận Quân khu1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu, Công binh sẽ lập những cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.Theo ghi nhận của Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Bùi Thế Lân thì do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩn bị nên kế hoạch rút quân đã không thể thực hiện đúng theo thời biểu.Khi Trung tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và thành phố Huế thì Thủy Quân Lục Chiến có Lữ đoàn 369 đang hoạt động tại chiến trường này. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, 2 Tiểu đoàn đang phòng thủ tại phòng tuyến An Lỗ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 17 km, Tiểu đoàn thứ ba đang phòng thủ ở phía Bắc quận Hương Điền và ở phía Nam của sông Mỹ Chánh.

Trước tình hình đó, nhiều đơn vị đã tự tìm ra cách rút quân bằng phương tiện tự túc. Một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đã bị cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Một số đại đội Thủy Quân Lục Chiến và bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 do Đại tá Lữ đoàn trưởng Lương chỉ huy từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng.Trên đường đi, đoàn quân đã được LCU và tàu Hải quân vào đón.Trong khi đang đứng trên bờ để điều động quân sĩ lội ra tàu ở ngoài biển thì Đại tá Lương bị thương ở chân.Một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thì gặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kia sông đã bị cộng quân chiếm giữ. Một số chiến binh quyết vượt qua sông nhưng đã bị tử thương do đạn cộng quân bắn sang. Theo ước tính của Thiếu tướng Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Bùi Thế Lân thì chỉ có một số nhỏ chiến binh Thủy Quân vào đến Đà Nẵng, số đông còn lại bị tử thương vì trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đã lập thành từng phân đội quyết tử với cộng quân cho đến khi hết đạn.Về cuộc chuyển quân bằng hải vận, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết: trong ngày rút quân, biển động mạnh nên tàu Hãi quân đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao, không làm sao qua được. Cũng vào thời gian đó, cộng quân biết có cuộc chuyển quân nên bắt đầu tập trung hỏalực pháo binh bắn dồn dập vào các vị trí ẩn quân tại cửa Tư Hiền cùng tại nhiều điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 từ Mang Cá chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị pháo kích nặng. Nhận định tổng quát về cuộc rút quân khỏi Huế, Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận rằng trong cuộc hành trình triệt thoái này, thì "kỷ luật không còn duy trì nổi. Do đó, chỉ có 1/3 số quân nhân về đến Đà Nẵng được. Nhưng khi về đến Đà Nẵng, thì họ tự động bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình và thân nhân, chỉ còn Thủy Quân Lục Chiến là giữ được trọn vẹn tình hình."
Về đoàn quân của Sư đoàn 1 bộ binh, các tiểu đoàn của các Trung đoàn1,3, 51 và 54 Bộ binh và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháobinh, cũng lâm vào tình cảnh như Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến. Một số được tàu Hải quân chở, một số khác mở đường máu ven theo quốc lộ 1 và hoặc ven theo biển phần lớn đã hy sinh ngay trên đường rút quâ

B-CHẾT LẶNG

Một Trung tá Trưởng phòng của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (không muốn nêu tên) đã kể lại diễn tiến những giờ phút cuối tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh ở trong căn cứ Giạ Lê.Vị trung tá này nói ông không thể nào quên được buổi họp cuối cùng để nghe Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh Nguyễn Văn Điềm phổ biến lệnh rút quân. Từ vị Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng cho các sĩ quan Trưởng phòng, Trưởng ban tham mưu như chết lặng khi nghe Thiếu tướng Điềm nói: Sư đoàn 1 Bộ binh có lệnh phải rút khỏi Huế. Và chỉ gần một giờ sau, cảnh tượng đó cũng đã diễn ra tại các bộ chỉ huy Trung đoàn, Tiểu đoàn bộ binh, Thiết đoàn Kỵ binh và các Tiểu đoàn yểm trợ.Là một đại đơn vị đầu lòng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà , thành lập ngày 1-1-1955 trên sự qui hợp 3 Liên đoàn chiến thuật lưu động, Sư đoàn 1 Bộ Binh với danh hiệu đầu tiên là Sư đoàn 1 Dã chiến rồi đổi thành Sư đoàn 1 Bộ binh từ 1959, trong hơn 20 năm từ ngày thành lập cho đến ngày được lệnh rút quân khỏi chiến trường Trị Thiên,Sư đoàn 1 Bộ binh là Sư đoàn Bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân thuộc Sư đoàn được mang giây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương màu tam hợp. Suốt 20 năm trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Hòa, Sư đoàn 1 Bộ Binh là hình ảnh của sự bảo bọc, gìn giữ Huế trong suốt những năm dài lửa đạn.

 C-VẪN CAN TRƯỜNG

Về Phú Thứ,ngày 26- 3-1975 là ngày thứ 11 của tiến trình cuộc triệt thoái lực lượng Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên. Tính đến ngày này, báo cáo của Bộ Tư lệnh Lữ đoàn 2 Kỵ binh cho biết: toàn bộ chiến xa M48 và M41 đã bị kẹt lại trên lộ trình vì trúng đạn pháo của địch, riêng tại chặng dừng đầu tiên ở Hậu Bổn (tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn), có 40 chiến xa M48 và M41, 8 chiến xa gắn đại bác 175 ly . Lực lượng chiến xa của Lữ đoàn chỉ còn lại 13 thiết vận xa M 113 của 1 Chi đoàn Để giải tỏa áp lực của địch quân, Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn 2 Phạm Văn Phú ra lệnh cho Chuẩn tướng  phụ tá Hành quân Trần Văn Cẩm bay chỉ huy lực lượng Xung kích và các phi đội trực thăng võ trang nỗ lực tấn công, xạ kích để triệt hạcác chốt chận nhỏ còn lại của địch. Tướng Phú cũng ra lệnh cho Chuẩn tướng Chỉ huy trưởng Biệt Động Quân/QK 2 kiêm Tổng chỉ huy cuộc triệt thoái Phạm Duy Tất  điều động 13 Thiết quân vận M 113 trở lại để phối hợp với Biệt Động Quân "dọn sạch"cụm chốt chận của cộng quân ở Phú Thứ.
Các đơn vị của Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã chiến đấu quyết tử phá vỡ các chốt chận của địch. Với sự yểm trợ của các chiến xa M 113, lực lượng Biệt Động Quân đã mở nhiều đợt xung phong có hệ thống và dần dà triệt hết chốt chận này đến chốt chận khác của cộng quân.

Trận chiến tại Tam Quan khai diễn từ ngày 25-3-1975 các đơn vị từ Quảng Ngãi tiến vào, phối hợp với Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 Bắc Việt tấn công quân trú phòng ca Sư đoàn 22 tại Bắc Bình Định nhưng đều bị đánh bật. Vào 0 giờ sáng ngày 27-3-1975, cộng quân tăng cường lực lượng, mở cuộc tấn công với hỏa lực mạnh để tràn ngập phòng tuyến này.Kế đó,Trung đoàn 56 Bộ binh của Sư đoàn 3 Bộ Binh tái phối trí tổ chức phòng thủ tuyến Duy Xuyên ,trong khi đó cộng quân đã pháo kích và khai triển lực lượng chiếm giữ một số xã ở Tây Nam tỉnh Quảng Nam.Và Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng thị sát tình hình chiến sự tại vùng trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ binh, đồng ý đề nghị của Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh Nguyễn Duy Hinh về kế hoạch lập phòng tuyến vàng Thu Bồn, ngăn chận cộng quân tấn công Đà Nẵng.Cũng trong ngày 27-3-1975, sư đoàn F-10 Cộng sản Bắc Việt  tấn công vào phòng tuyến của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tại Khánh Dương, Khánh Hòa, nhưng đã bị lực lượng Nhảy Dù đánh bật sau những trận kịch chiến. 

Về Lâm Đồng,lúc 3 giờ sáng ngày 28-3-1975, cộng quân đã tấn công quận Bờ Sa, tỉnh Lâm Đồng. Đến 7 giờ15cộng quân bắt đầu pháo kích vào thị xã tỉnh lỵ Lâm Đồng. Đến 10 giờ 45, phòng tuyến thị xã tỉnh lỵ bị tràn ngập nên 20 giờ tối,Bộ chỉ huy Tiểu khu Lâm Đồng và 1 đơn vị Địa phương quân, do vị Trung tá Tham mưu trưởng chỉ huy đã triệt thoái về đến Phan Rang  .Cũng trong ngày 29- 3-1975, cộng quân tràn chiếm các vị trí còn lại của lực lượng Tiểu khu Lâm Đồng.

l.3-SINH VI TƯỚNG,TỬ VI THẦN 

Về Bình Định,theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, ngày 30- 3-1975, Sư đoàn 3 và Trung đoàn 95 Cộng sản Bắc Việt đã tấn công cườp tập vào phòng tuyến Bình Khê . Để bảo toàn lực lượng, 2 Trung đoàn 41 và 42 của Sư đoàn 22 Bộ binh được lệnh rút khỏi Bình Khê. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã bất mãn về quân lệnh này, ông khẩn khoản trình với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh cho Trung đoàn 42 Bộ binh được cố thủ, nhưng thỉnh cầu này đã không được chấp thuận.Khi 2 Trung đoàn này về đến Qui Nhơn thì cộng quân đã đào giao thông hào tại một số khu vực trong thành phố. Nhiều cao ốc bị cộng quân chiếm. Kịch chiến đã diễn ra ở phía Nam hải cảng Qui Nhơn.2 giờ 15 chiều ngày 30-3-1975, cộng quân tấn công cường tập phòng tuyến của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tại Khánh Dương. Lữ đoàn trưởng báo cáo khẩn về tình hình cho Thiếu tướng Phú. Vị Tư lệnh Quân đoàn 2 mong "Lữ đoàn Dù cố gắng giữ phòng tuyến", và hứa sẽ có lực lượng tăng viện.

Ngày 31- 3-1975, cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, sư đoàn 3 Cộng sản Bắc Việt đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn 41 và Trung đoàn 42 đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng Việt Nam Cộng Hoà được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn Đại tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh  Nguyễn Hữu Thông từ chối cuộc di tản và sau đó ông tự sát bằng súng Colt 45. Cũng lúc diễn ra trận chiến tại Qui Nhơn, tại Căn cứ Không quân Phù Cát, sau 2 ngày đến cố thủ và tổ chức, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị cộng quân tấn công cường tập. Trong đêm, Trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, bị thiệt hại gần 50% lực lượng. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều. Thi hài của vị Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân ( các tài liệu không ghi rõ tên) vẫn còn nằm nguyên trước Văn phòng Quận Phù Cát. Thay vì đầu hàng địch quân, vị Tiểu đoàn trưởng này quyết định tự sát.

Sau khi chiếm Tuy Hòa và các quận tỉnh Phú Yên, vào rạng ngày 2- 4-1975, cộng quân gia tăng áp lực tại mặt trận Khánh Hòa-Ninh Thuận. Vào thời gian này, lực lượng chủ lực của quân đoàn 2 chỉ còn trông cậy vào 2 Tiểu đoàn vừa tái chỉnh trang của Sư đoàn 23 Bộ binh và một 1 Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh (đơn vị này có mặt tại Khánh Hòa từ trước tháng 4-1975), 2 Tiểu đoàn Biệt Động Quân. Các Tiểu đoàn nói trên chỉ còn khoảng 2/3 số quân sĩ tại hàng.

Về Nha Trang,cũng như nhiều thành phố khác tại Quân khu 2, trong suốt thời gian từ cuối tháng 3 đến những ngày đầu tháng 4, Nha Trang không tránh được sự hỗn loạn. Trong ngày 2- 4-1975, không có lực lượng nào có đủ sức duy trì trật tự cả an ninh trong thành phố. Theo tài liệu của Đại Tướng Cao Văn Viên thì Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 vẫn tiếp tục hoạt động tại Nha Trang đến hết ngày 2-4-1975. Tuy nhiên theo hồi ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2, thì tối ngày 1-4-1975, Tướng Phú và một số sĩ quan đã ngủ lại tại bộ chỉ huy của một Tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ căn cứ Không quân ở Phan Rang. Trong hai ngày đầu của tháng 4-1975, trận chiến đã diễn ra tại một số nơi trong địa phận tỉnh Khánh Hòa.Ngày 2-4-1975, cộng quân bắt pháo kích vào một số doanh trại quân đội gần Nha Trang. Nhận định về tình hình Nha Trang trong ngày này, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết "do hỗn loạn, Quân đoàn 2 phải bỏ Nha Trang.",cũng trong ngày 2-4-1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, Sư đoàn 7 cộng sản Bắc Việt tiếp trợ cho Sư đoàn F-10 Bắc Việt gây áp lực nặng tại phần lãnh thổ còn lại của Quân khu 2. Các đơn vị thuộc hai tiểu khu Lâm Đồng và Tuyên Đức đều triệt thoái về Phan Rang-(Hết trích)

ll-XÂM LẤN BẰNG CHÍNH TRƯỜNG  

Việt Nam Cộng Hoà được chính danh bởi tiếp nối truyền thống quốc gia do Quốc Trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam,và được hợp pháp bởi cuộc Trưng Cầu Dân Ý sau đó. Từ lúc nền dân chủ Việt Nam còn nằm nôi,Nhi Lang đã phát biểu :”Tôi được chỉ thị của đoàn thể chúng tôi là Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam, tới đây gặp quý vị không phải để nói về việc Cụ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm có bổn phận hay không có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Bảo Đại. Mà trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề là đã đến lúc chúng ta cần truất bỏ quyền hành của ông Quốc Trưởng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo Quốc Gia. Thử hỏi, thành phố Sài gòn đang có biến, dân chúng xôn xao lo sợ, tại sao ông Bảo Đại lại chọn ngay chính lúc này để bắt buộc Cụ Thủ Tướng phải bỏ nước sang tận bên Pháp xa xôi, để gọi là “tham khảo ý khiến”. Tham khảo cái gì? Phải chăng đây là mưu kế nhằm lật đổ Chính phủ này? Vậy tôi xin tuyên bố dứa khoát, nếu quý vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo Đại, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng này ngay".
Hồ Hán Sơn  phụ họa:“Nhân danh Việt Nam Phục Quốc Hội, chúng tôi đồng ý với Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến, yêu cầu quý vị đừng bận tâm lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo Đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc Cách Mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc Trưởng kia đi cho xong. Nếu ý kiến này không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc”

Sau cuộc trưng cầu dân ý truất phế vua Bảo Đại năm 1955 ở miền Nam Việt Nam,Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp ngày 26-10-1956,đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa.Tường thành dân chủ làm chùng chân  Đệ Tam Quốc tế đang tiến hành xích hoá toàn cõi Việt Nam,sau khi tập đoàn Hồ Chí Minh bán rẻ nửa phần quê hương cho họ .Ngay tức khắc,chiêu bài giải phóng Miền Nam được tung ra vào năm 1960 mưu triệt chính nghĩa để tạo chính nghĩa hầu công khai hoá mưu lược thôn tính toàn cõi Việt Nam đã tiềm tàng trong Hiệp định Genève 1954 ,thay vì giới tập kết phải rút về Bắc lại nằm vùng phương Nam .Cộng sản có khôn mà không ngoan chăng ? Thưa không, đó là đòn mị dân khi đã ngu dân nhằm vô hiệu hoá Thuyết Domino áp dụng vào Việt Nam năm 1957 để ngăn cộng khi cộng đã công khai xâm nhập Bắc Việt Nam vào 1945! Thuyết Domino thực sự chi phối Miền Nam vào năm 1961 do Counter Insurgency Plan bởi Tổng Thống John F.Kennedy nhằm đối phó với thử nghiệm Chiến tranh Du kích tại Việt Nam do Nikita Khrushchev chủ xướng vào năm 1960. Trong hoàn cảnh ấy,tuy ngân sách quốc gia không có,cn bộ non nớt,quân đội ô hợp,tàn dư phong kiến thối tha,vậy mà với Việt Nam Cộng Hoa vẫn chận đứng sự tăng trưởng của cộng sản ,chấn hưng non nước hơn hẳn các con rồng kinh tế tại Á Châu ngày nay .Thành tích này do kinh bang tự cường,tế thế tự  trị củaTổng Thống Diệm,chứ không lệ thuộc Mỹ hoàn toàn như nhiều luận điệu xuyên tạc,bởi lúc bấy giờ Tổng Thống John F.Kennedy chỉ mới đưa vào Việt Nam 16 ngàn chuyên viên,rồi sau khi Tổng Thống Diệm bị hạ sát, cộng sản đại tấn công,thì Mỹ mới phản ứng bằng quân sự theo nhu cầu  chống đỡ của  Tổng Thống Lyndon B.Johnson.

lll-QUÊ HƯƠNG LÀ TẤT CẢ 

Tính thần tốc trong tháng 3-1975 là đáp số hiển nhiên do chính trường quốc tế dùng cường lực cao nhất hầu đạt xâm lấn nhanh nhất,vô hình trung đánh giá cao tinh thần tự vệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà,như trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn Đại tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh Nguyễn Hữu Thông đã từ chối cuộc di tản bằng tự sát và một Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân tỉnh Bình Định tự kết liễu đời mình ngay trước quận đường Phù Cát khi thất thủ,hoặc như từ vị Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng cho các sĩ quan Trưởng phòng, Trưởng ban tham mưu như chết lặng khi nghe Thiếu tướng Điềm nói Sư đoàn 1 Bộ binh có lệnh phải rút khỏi Huế,vì suốt 20 năm trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Hòa, Sư đoàn 1 Bộ Binh là hình ảnh của sự bảo bọc, gìn giữ Huế trong suốt những năm dài lửa đạn.

Khí tiết cá nhân,phương sách ngoại giao và cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm quá đủ để nói lên tính chính danh ,hợp pháp của Việt Nam Cộng Hoà. Sự tuẫn tiết của các nghĩa sĩ trong tháng 3 dẫn thượng và trong tháng  4 gồm Tướng Nguyễn Khoa Nam,Phạm Văn Phú,Nguyễn Văn Hưng,Lê Nguyên Vỹ,Trần Văn Hai,Nguyễn Văn Hiếu,Hồ Ngọc Cẩn,biểu giương tính chính thống của Việt Nam .Tổ quốc có công chính,lãnh tụ có đảm lược,thì khi quốc phá,gia vong, thần dân mới liều chết để giữ khí phách dân tộc.Chưa tửng có một dữ kiện lịch sử nào đáng ngã mũ và cảm động  như hiện tượng Việt Nam Cộng Hoàlúc tụ cũng như tan ! 

TRIỀU VÂN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét