Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Giới Thiệu Huỳnh Công Ánh

 Giới Thiệu Huỳnh Công Ánh

1/ Tác Giả và Tác Phẩm:

Kính thưa quý vị niên trưởng
Kính thưa quí chiến hữu, quý văn thi hữu và quý thân hữu
Thưa các bạn trẻ cùng cùng có mặt tại đây hôm nay để nghe tâm tình qua Thơ và Nhạc của nhạc sĩ hưng ca Huỳnh Công Ánh.
Giới thiệu những tác phẩm thơ và hồi ký của Huỳnh Công Ánh, mà tôi lại ưu tiên nhắc đến anh như là một nhạc sĩ hơn là một nhà thơ hay nhà văn. Bởi lẽ nhiều người biết anh trên con đường hưng ca hơn là biết anh trên hành trình chữ nghĩa.

Chất thơ nhạc của Huỳnh Công Ánh trên con đường hưng ca vừa nuôi dưỡng chí khí người dân Việt bất khuất trước bạo quyền và tội ác. Vừa làm bừng sáng ngọn lửa đâu tranh vì sinh tồn của nòi giống Lạc Hồng.
“..Khi tim mình máu quật cường Rồng Tiên nòi giống còn căng
Những mùa Xuân xứ người tuyết giá lạnh căm
Mà lòng ta nóng mong ngày về rừng rực
Yêu nước, thương nòi không có lằn ranh tuổi tác
Lòng dặn lòng khi rời nước ra đi
Là nung nấu ngày về lồng lộng cờ bay đuổi giặc … 

Như trong bài “Du Ca” tôi đã viết:
Anh chiếc đàn guilta
Em một cây sáo trúc
Tôi dòng thơ ngạo cuồng
Đã lên đường du ca
Hát cho rừng núi nghe

Hát chờ đêm bạn về
Hát giữa thời hôn mê…

Có lúc Huỳnh công Ánh cũng hát giữa thời hôn mê. Hôn mê từ những chiến binh xưa đã quên thời dùng máu xương đáp lời sông núi… Hôn mê từ các bạn trẻ đang sống ở Việt Nam bị cộng sản vô hiệu hóa tình dân tộc, nghĩa đồng bào và nhiễm khuẩn Mác Lê ngợi ca chủ thuyết vô thần.

Thơ của Huỳnh Công Ánh đến với người nghe là ý lời truyền tải tâm cảm trước các sự kiện và biến cố suốt dòng lịch sử Việt Nam thời hiện đại.
… Non sông vào thời u uẩn quá
Ta với người đau nỗi đau chung ..

Với tôi, Huỳnh Công Ánh là một văn nhân phong trần tải đạo từ tâm của một chinh nhân dang dở mộng xây thành trì tự do và dân chủ cho quê hương Việt Nam.
Một lời gọn như vậy cũng đủ giới thiệu người anh em cùng chung mộng ước được diễn trình lại những trắc trở trên đường chinh nhân, những băn khoăn về tình Đất chất Người đã biệt xứ hoặc còn lưu đầy trên chính quê hương mình. Từ đó nảy sinh lòng khát vọng được gởi những tâm tình khắc khoải từ quá khứ và hôm nay về với mai sau. Mong cùng các bạn trẻ đồng hành trên con đường tranh đấu vì một Việt Nam dân chủ, tự do và thịnh vượng.

Qua Thơ, Huỳnh Công Ánh có những tác phẩm đã xuất bản như: Hạnh Ngộ Bên Trời, Quẳng Gánh Lao Đao Giữ Nụ Cười, Ơn Nghĩa Trùng Trùng, Cát Bụi Lăn Trầm …

Riêng tập thơ Cát Bụi Lăn Trầm được giới thiệu hôm nay, là những nốt chữ nghĩa khảy lên trên những cung bậc thăng trầm của một người Việt Nam nặng lòng với non sông và tổ quốc. Những nốt trầm diễn đạt thân phận con người bị đè nén dưới bạo lực vẫn cố ngoi lên trong khát vọng sinh tồn. Mong cầu khát vọng được thăng hoa nở tình nhân ái.

Một con người biết hội tụ hai dòng Thơ và Nhạc để đi tới, vừa nuôi sống sinh lực bản thân, vừa làm nên chất thi ca dâng hiến cho đời thật đáng trân trọng. Huỳnh Công Ánh là một trong những con người đó. Anh không chỉ dùng lời thơ anh làm nhạc hát suông mua vui vài trống canh cho đời. Mà nhạc thơ anh chuyển tải cả khát vọng làm người, mở xích ngục tù đi đến tự do, nhân quyền và bác ái.

Chất thơ nhạc của Huỳnh Công Ánh trên con đường hưng ca làm bùng dậy chí khí người dân Việt bất khuất trước bạo quyền và tội ác. Làm bừng sáng ngọn lửa đâu tranh vì sinh tồn của nòi giống Lạc Hồng. Hào hùng và trong sáng là tố chất thơ của Huỳnh Công Ánh:
“..Khi tim mình máu quật cường Rồng Tiên nòi giống còn căng
Những mùa Xuân xứ người tuyết giá lạnh căm
Mà lòng ta nóng mong ngày về rừng rực
Yêu nước, thương nòi không có lằn ranh tuổi tác
Lòng dặn lòng khi rời nước ra đi
Là nung nấu ngày về lồng lộng cờ bay đuổi giặc ..

Nhưng anh và đồng bạn của anh đã bỏ nước ra đi trong nghẹn ngào tức tưởi, sống nhập cuộc lưu vong nơi miền đất lạ gần nửa đời người vẫn chưa được quay về nơi cố quốc để thăm đất quê cha và viếng mồ đồng đội của một thời bảo quốc an dân! Bởi ở đó còn bọn cường quyền thống trị .
“..Xuân nào cha, ông ngẩng đầu ưỡn ngực
Thù trong, giặc ngoài đánh dẹp. Vinh quang
Xuân nào cháu con ngậm ngùi, tủi nhục
Đứa gông cùm, đứa lưu lạc, lang thang ..!

Đã mấy mươi mùa Xuân lưu lạc
Hẹn hoài về thăm mẹ, thăm quê
Lần lữa Xuân này rồi Xuân khác
Mẹ héo hắt trông, con vẫn chưa về ..” 

Nỗi hận mất nước hòa vào nỗi buồn viễn xứ đã làm nhà thơ nghẹn uất tim đau suốt bao nhiêu năm làm người bất hạnh:

“.. Mài gươm mãi đến bao giờ nhỉ?
Bao giờ chém chết nỗi đau xưa
Nỗi đâu vẫn đó, ngày Quốc Hận
30 tháng 4 sông núi ngẩn ngơ
..

Ôi Tổ Quốc! Ôi hồn thiêng người bất hạnh
Ôi Tự Do! Ôi khát vọng con người
Ôi nòi giống! từng ngàn năm kiêu hãnh
Sao bây giờ đành bỏ nước ra khơi!

Tự Do ơi! Mẹ Việt Nam ơi!..” 

Cùng bất hạnh và cùng nỗi đau chung với anh là hằng triệu người Việt bỏ nước ra đi tránh ngọn đòn thù, tránh lũ cuồng nô hiểm ác:
“Non sông vào thời u uẩn quá
Ta với người đau nỗi đau chung ..” 

Nước mắt nhà thơ đã chảy thấm những chấn song cửa nhà tù cộng sản, chảy trên đường đi tìm tự do. Một sự tự do không chỉ cho riêng bản thân anh, là tự do cho cả những thiết thân mà anh đã ôm trọn trong vòng tay: Tình Nước và Nghĩa Đồng Bào. Đó là niềm khát vọng trong thơ nhạc của Huỳnh Công Ánh. Niềm khát vọng hóa thân thành từng lời nhắn nhủ với anh em và con cháu trên từng quãng đường anh đi qua trên hành trình hưng ca:
“.. Hãy bước tới, sống từng giờ ý nghĩa
Hãy nhớ quê hương, tổ quốc, giống nòi
Hãy quí trọng người già, con trẻ
Tình yêu thương sống mãi muôn đơi
Làm người muôn đời
Là làm người Việt Nam ..” 

Thêm một điều cần nói đến là chất thơ Huỳnh Công Ánh rất giản dị như chính cuộc sống của anh. Lời thơ nhiều khi giống như lời nói bình thường giữa niềm xúc động dâng cao trong thổn thức với quê hương, với cha mẹ. Hoặc với lời nhắn nhủ cùng con cháu biết trách nhiệm mỗi con người đối với Quê Hương và Tổ Quốc. Như chính anh nhớ ơn nghĩa Mẹ Cha:
“.. cha truyền giòng máu Lạc Hồng
ở trong con
Truyền dạy tấm gương anh dũng
Lý, Lê, Trần
Dạy học làm người
Phải yêu thương, chia sớt
Làm người muôn đời
Là làm người Việt Nam ..”
..
Con đi ngày ấy tóc còn xanh
Lặng lẽ trông theo mắt mẹ đoanh tròng
Đất khách, đầu con giờ đã bạc
Ngày về xa, xa thăm thẳm ước mong
Làm sao? Biết làm sao mẹ ơi!” 

Hoặc như anh nói chuyện với con trai Huỳnh Công Việt:
“.. Đặt cho con chữ đầu tên nước
Là niềm tin, là hy vọng vô biên
Là tất cả những gì mong ước
Con hãy giữ gìn nòi giống Rồng Tiên.” 

Nên thơ anh rất dễ đi vào lòng người đọc như lúc khát khô được uống một ly nước mát từ nguồn cội quê hương .

Bạn hãy tin tất cả lời tôi dẫn trình sẽ có đủ trong “Cát Bụi Lăn Trầm. Như thể trên thân cát bụi vỗ về lòng nhau. Bạn thử vỗ về dòng thơ Huỳnh Công Ánh, bạn sẽ thấy sự khát vọng tỏa sáng trên hành trình đi tới ngày mai trong mưu cầu hạnh phúc đơn sơ mà phải có trong mỗi cuộc đời: Thanh Bình, Tự Do và Nhân Ái. Như anh mời gọi:

“.. Mời em vào nghe trường ca đời tôi
Trường ca không đổ nát
Trường ca muôn thuở gào
Để cháu con thấu được
Những nỗi lòng quạnh đau
Những người xa Tổ Quốc
Luôn nhớ màu Quê Hương ..
Luôn mong cầu hạnh phúc
Hạnh phúc có từ tâm ta
Có từ cùng bước chân hướng tới
Một niềm mơ
Một mái gia đình bình yên
Ngập tràn tìn yêu của mọi người ..”

Thơ Nhạc của Huỳnh Công Ánh là thế đó. Hạnh phúc, niềm mơ mở cửa trong hồn.

Kính thưa quí vị,
Trước khi nói về hồi ký “Vượt Tù – Vượt Biển”, chúng tôi xin tóm lược qua tiểu sử tác giả Huỳnh Công Ánh”
– Sinh năm 1946 tại làng Phú Kim, quận Phù Cát, tỉnh Bình Định
– Học qua các trường: Lasan và Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
– Tổng động viên năm 1968, tốt nghiệp khóa 3/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
– Tù cải tạo năm 1975
– Vượt ngục cuối năm 1980
– Vượt biển năm 1981
– Sáng lập Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị năm 1985
– Sáng lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam năm 1985
– Sáng lập Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do năm 1986
– Sáng lập tổ chức Liên Kết Văn Nghệ Sĩ, Thanh Niên, Sinh Viên Việt Nam Tự Do năm 2013
(Tham khảo thêm về tiểu sử và hoạt động văn hóa, xã hội… trong Hồi Ký)

2/ Hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển” 

Thú thật, tôi rất dị ứng với chữ “Hồi Ký”, vì lẽ có một số hồi ký của những người đã trực tiếp tham dự vào cuộc chiến Việt Nam, tôi không đọc trọn. Bởi qua hồi ký, cái “tôi” của một cuộc đời thường được tuyên dương qua lời văn của chính tác giả.

Những thất bại, những lỗi lầm của mình đối với thế nhân, đối với lịch sử qua hồi ký của từng nhân vật đã bỏ quên lời xin lỗi riêng mình mà đẩy sự sai lầm về phía tha nhân cùng thời trách nhiệm.
Do đó, tôi biết mình khó giới thiệu với người đọc về thể loại hồi ký, vì dễ bị hiểu sai lệch về thiển kiến của mình.

Thế nhưng chuyện ngoại lệ cũng đến, khi anh Huỳnh Công Ánh đề nghị tôi điểm qua hồi ký “Vượt Tù – Vượt Biển” của anh. và tôi đã nhận lời cách đây hơn một năm sau một lần duy nhất được gặp anh trong buổi giới thiệu tác phẩm “Chính Luận” của Trần Trung Đạo. Chỉ một lần gặp nhau qua nhân dáng nhưng tôi đã gặp chữ nghĩa của anh Huỳnh Công Ánh nhiều lần qua các tập thơ đã xuất bản như: Hạnh Ngộ Bên Trời, Quẳng Gánh Lao Đao Giữ Nụ Cười, Ơn Nghĩa Trùng Trùng, Cát Bụi Lăn Trầm …
Thơ anh giống như những tự truyện rất thật của một con người chân chính với tấm lòng nhân ái đối với mọi người.

Tác phẩm chính được giới thiệu hôm này là quyển hồi ký “Vượt Tù – Vượt Biển”.
Trong lời mở của hồi ký, chính tác giả đã viết:
Cuộc đời rồi sẽ qua đi
Những gì còn lại được ghi trong này …

Không có lời ngỏ nào giản dị và trung thực hơn về một hồi ký được xem là bản tự truyện một đời người. Những gì còn lại của cuộc đời Huỳnh Công Ánh từ chiến sĩ đến nhạc sĩ và ngục sĩ đáng được gom vào một chữ: Sĩ Phu.
Với gia đình, anh là một người chồng, người cha đã tận tình và tận việc cho mái ấm và hạnh phúc chung cùng.
Với xã hội, anh là người đàn ông đi qua chiến tranh và hòa bình với tinh thần được hun đúc từ trường võ khoa Thủ Đức: Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm. Như chính ước mơ của anh khi viết tập hồi ký này: “Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử” 

Thật là tuyệt vời với trách nhiệm của một sĩ phu với niềm khát vọng hằn sâu trong tâm thức của một người yêu nước. Muốn tiếp truyền đến thế hệ mai sau hoài bão và trách nhiệm của một công dân.

Thưa quí vị,
Tôi đang nâng những tác phẩm của Huỳnh Công Ánh, để giới thiệu cùng quí vị với lòng trân trọng. Bởi chữ nghĩa của anh gắn liền với máu thịt và tâm hồn của một con người chân chính. Cả những lời anh viết gởi các con của anh, cũng là viết gởi những người bạn trẻ hiểu về sự hy sinh của cha mẹ đã vượt khó dưỡng nuôi với mong ước con cháu mình thành người hữu dụng cho đời. Bằng cách giải trình từng đoạn đời người cha ra đi trên hành trình giữ nước, trên lối đi vào cửa ngục trần gian và trên những gập ghềnh hiểm nguy từ ngục tù cộng sản vượt biển khơi tìm đến bến bờ tự do.

Tất cả thơ văn của Huỳnh Công Ánh là một câu chuyện dài trực tiếp nói với người nghe bằng ngôn ngữ chân thành và thoải mái thoát qua sự dằn vặt của hận thù. Hơn thế, chữ nghĩa và ngôn từ còn được tác giả phả vào âm nhạc lan tỏa hơi ấm vào lòng thế nhân trên khắp mặt địa cầu.

Là một chiến hữu với tác giả, cùng trong cuộc tan hàng gãy súng, cùng sống trong các trại tù cộng sản và cùng biệt xứ lưu vong tìm tự do. Chúng tôi hiểu và cảm nhận sâu sắc từng câu chữ, từng ý lời của tác giả trong từng nỗi đau se thắt hay trong từng tiếng cười vui giữa hai bờ sinh tử của dòng chảy nhân sinh.

Bốn mươi hai năm thao thức ngẫm đời đau và thấm thía về thân phận của một chiến bình đã không hoàn thành trách nhiệm bảo quốc an dân. Những ai cùng chung số phận, đều có chung hệ lụy với những khổ đau và tủi nhục với một quân đội bị bức tử, hãy cùng chúng tôi mặc niệm cho những hy sinh của những vị anh hùng tuẩn tiết trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 hoặc bị kẻ thù giết chết trong các nhà tù.

Qua nội dung hồi ký “Vượt Tù – Vượt Biển”, chúng tôi muốn được vinh danh anh là người tù kiệt xuất của thời đại. Anh đã vượt qua cửa nhà tù một cách hiên ngang, và đã vượt biển với niềm tin và nghị lực đối mặt tử thần. Chấp nhận đối đầu với dã thú và sóng gió biển khơi.

Trong chuyến vượt biển đi tìm tự do, anh đã bị cướp ba lần. Chút tài sản mọn có gì phải tiếc. Điều tôi muốn nói là không riêng anh Huỳnh Công Ánh, mà cả những người tù cải tạo đã vượt biên, vượt biển đi tìm tự do đã bị mất ba điều lớn nhất trong gia sản của một đời người tận hiến bản thân cho quê hương. Sự đáng tiếc là chúng tôi đã bị mất tổ quốc, mất danh dự và mất trách nhiệm khi bạn chém sau lưng, kẻ thù đâm trước ngực. Với dòng sống chân chính của thế nhân, chúng tôi xem đã chết theo sinh mệnh bị bức tử cùng quê hương vào đúng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Khi bị quăng vào nhà tù cộng sản, sự sống mong manh giữa trăm ngàn đe dọa bởi hận thù và sự tàn ác. Chỉ biết tự mình dặn mình phải sống vì những hệ lụy ân tình của thân quyến gần xa.
Trong sự sống lây lất đó, giữa những rủi ro người tù Huỳnh Công Ánh tìm được điều may mắn do căn nguyên đạo hạnh kết hợp với duyên văn nghệ mà có được những giao hòa ân nghĩa ngay trong hàng ngũ kẻ thù khi họ nhận ra không có gì quí hơn sự lương thiện và lòng chân thật giữa người với người trong cuộc sống. Chính những cá nhân lương thiện này đã cứu anh khỏi chết mấy lần và tạo điều kiện cho anh vượt thoát khỏi nhà tù cộng sản.

Xuyên suốt trong 21 chương của “Vượt tù – Vượt biển” người Đại uý Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hoà, người tù trốn trại T3 Tân Kỳ / Nghệ Tĩnh, người lái tàu vượt biển hai lần, mới đến được bến tự do đảo Pulau Bidong năm 1981.
Trên vùng đất tự do này anh đã sáng lập và chủ tịch đầu tiên Tổng hội cựu tù nhân chính trị Cộng Sản VN năm 1987.
Anh là người sáng lập Phong trào Hưng ca Việt Nam. Với quan niệm dùng văn nghệ như một lợi thế đấu tranh chính trị tác động tình thần thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước tham gia cuộc cách mạng nhân bản giải phóng dân tộc, chống lại bạo quyền cộng sản.
Hoạt động hừng ca của anh được tổ chức ở nhiều nơi, hát cho tuổi trẻ Việt Nam hoặc trong chương trình thi ca quốc hận.

Từ chinh nhân đến chứng nhân và nạn nhân của chiến tranh, người chiến binh Huỳnh Công Ánh đã hơn chúng tôi với những thành tích đáng khâm phục. Tấm lòng từ ái và niềm tin nhân bản, Huỳnh Công Ánh đã vượt qua gian nan để có được sự thành công trên dòng đời hôm nay.

Huỳnh Công Ánh là sáng lập viên Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (Tháng Tư, 1985) và đồng sáng lập viên Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (1986). Trong thời gian này, anh sáng tác nhiều bản nhạc tranh đấu cho quyền làm người và cho tự do của quê hương.
Năm 1992, nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh được tuyên dương tại Quốc Hội Hoa Kỳ, có sự hiện diện của đại diện Tổng Thống George H. W. Bush, 50 thượng nghị sĩ và dân biểu, vì thành tích hoạt động xã hội và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam của anh.

Chúng tôi chúc mừng người chinh nhân thuở ấy đã gầy dựng nên nền tảng vững chắc cho tương lai các con mang tên Cẩm Tú Sơn Hà Việt Nam. Đặt tên con đúng niềm khát vọng xứng danh một con người Việt Nam là tấm lòng Huỳnh Công Ánh gởi đến tương lai sau khi đã thành công chuyện vượt tù, vượt biển.

Khi quí vị đã cảm thông nỗi lòng người chinh nhân lỡ vận, xin quí vị cầm lấy quyển hồi ký. Đọc để thấm và để ngẫm về một tự truyện tưởng như có mình trong từng sự kiện của một giai đoạn lịch sử thương đau của dân tộc Việt Nam.

Kính chúc quí vị và gia quyến luôn được nhiều sức khỏe và hạnh phúc.

Trân trọng,

Cao Nguyên
Washington.DC – 18/6/2017 

---

It is my greatest pleasure to share with you my thoughts and reflections on Huynh Cong Anh’s newest creations.  Perhaps, many of us know of him as a musician and songwriter more than a poet and writer. But today, we are actually focusing on his latest poetry work and a memoir along with a compilation of his songs which derived from his collection of poems for over 40 years.

Huynh Cong Anh’s genre of poetry and music denotes the patriotic and undominatable character of the Vietnamese people who continue to carry on their quest for freedom and to preserve their Lac Hong heritage.

“Cat Bui Lan Tram” is a collection of poems depicting the sentiments and life’s journey of a man whose soul was ladened with his heartbreak for the loss of his country. There are dark passages that illustrate how the Vietnamese people sustain violence and immorality. Yet, despite living under aggressive and oppressive conditions, they could still regain such strength to survive. Through such endeavors, they hope to find true humanity among the ruthlessness of their rulers.

I applaud Huynh Cong Anh’s skills and talents in using his poetry and music to survive through life’s challenges. In fact, his poems and songs are not just for recitals as a means of entertainment but they speak volume in translating the hope for decent humanity, the strength to escape for freedom, and the perseverance to reclaim human right and love.

I have always been reluctant in sharing my view on “Memoirs”. Memoirs recount a person’s course of life. His or her point of view, thoughts, and actions are very much a personal experience. For me as a reviewer, my opinions could inevitably be misconstrued or controversial.  Nevertheless, having read many of his poems and then I had the pleasure to meet Huynh Cong Anh a year ago, I could actually identify the man with his creations. And no doubt, I accepted when he asked me to share my view on his books.

The main topic of today’s presentation is his Memoir “Escape to Freedom…”  In his opening chapter, he simply states: Life goes on…What is remained is collected herein…” His memoir…It is just that simple! His many roles in the literary and philosophical collections of his life experiences—from a soldier to songwriter and poet to prisoner—can simply be summarized in one word: Scholar!

In his duty to his family, he made sure he provided for his children. In the community and for his country, he fulfilled his duties of a warrior setting his top priority to serve his country, embrace Honor, and fulfill his Duty. His simple wish as conveyed through his memoir is that “my only wish and aspiration is to fulfill my role as a witness of our country’s history.” As a scholar, he is doing just that… sharing everything that had happened to his country as he had witnessed. He also hopes that his stories will reach the younger generations and his children. Perhaps, they will realize the truth. How their parents had endured and survived through all hardships to give them the life that they now enjoy.

The simplicity of his language and his story telling style throughout his books make it very easy and interesting for the readers to follow. As a fraternity of arms, I went through similar deprivation. Our joint heritage of suffering and hardship had indeed brought us closer together in bonds of sympathy and friendship. I laugh with his joy, feel his pains, and cry with him over our loss.

For over 42 years, for many of us soldiers recollecting that faithful day, we all commiserate the pains and humiliation of an elite army that was forced to lose to a bunch of savages. We all died with our country on April 30, 1975.

In “Escape to Freedom”, I have to admit Huynh Cong Anh is indeed an incredible and superb prisoner and escapee, outsmarting the entire Communist prison system and overcoming Mother Nature’s cruelty to bring his people out of bondage and into freedom. At the time when his spirit hit rock bottom, he persisted and emerged an even stronger character because he still had responsibility and duty to his family and country.

During his sea escapes, he was robbed 3 times. But the key message here is that losing material items is not worth a discussion.  For us soldiers, it has a subliminal meaning as we have actually lost the most valuable item in our life: our soldier’s motto—Country, Honor, and Duty.

Huynh Cong Anh’s life journey takes us through 21 chapters…exhibiting both his military duty and human compassion.  We live with him through the glory of an officer and a gentleman, to the hidden horrors of a prisoner’s life in re-education camp, and to the challenges and triumphs of an escapee who finally reached the land of freedom. He never stops his fight for freedom for his people. In America, he maintains active by using music to motivate young people inside and outside of Vietnam to partake in their demand for freedom.  His accomplishments and accolades are numerous.

When you can really understand this feeling of loss, misfortunes, accomplishments, and self-reclaim, please pick up the book. Read it to feel as though you were traveling along with the author through every moment in the history of Vietnam.

Thank you. Wishing you and your family good health and happiness.

https://tiengnoilienket.wordpress.com/2017/06/20/about-the-author-and-his-books-by-mr-cao-nguyen/ 

@

Buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm song ngữ Việt-Anh Vượt Tù Vượt Biển - Escape To Freedom from Prison Break to Braving Perilous Seas của tác giả Huỳnh Công Ánh tại Hoa Thịnh Đốn ngày 18/6/2017

Phần1: https://www.youtube.com/watch?v=spoWH3ZcV6A

Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=0BExA3qg3mI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét