Hôm nay là rằm tháng chạp, chỉ còn 8 ngày nửa là ngày đưa ông Táo về trời, cũng là ngày ở các vùng quê VN chúng ta bắt đầu dựng nêu để đón Tết, một nét văn hoá truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Mấy câu thơ của tác giả Trường Phong trong bài thơ "Đón Xuân" cho thấy một quang cảnh ngày Tết được gói ghém trong mấy câu thơ dưới đây:
Nẩy lộc chồi mai đẹp mỹ miều
Trước nhà ba mới dựng cây nêu
Bánh chưng mẹ nấu thơm mùi nếp
Áo mới em thay dáng diễm kiều.
(Trích bài thơ "Đón Xuân " của tác giả Trường Phong)
1. Căn cứ vào câu đối được lưu truyền trong dân gian:
Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Nếu căn cứ vào hai câu thơ bên trên, có một số nhà văn học cho rằng nguồn gốc của cây nêu có từ thời Hùng Vương thứ VI, tức có cùng thời với sự xuất hiện của bánh chưng -thời Hoàng tử Lang Liêu ?! Như vậy phong tục trồng nêu đã có trên 3000 năm ?!
2. Căn cứ vào truyền thuyết dựng nêu theo lăng kính Phật giáo, thi phong tục dựng nêu xuất hiện ở nước ta xuất hiện trên dưới 2000 năm, vì Phật Giáo được truyền đến Việt Nam cách nay khoảng 2000 năm, do nhà sư người Ấn Độ là Mahajivaka (Ma Ha Kỳ Vực) truyền bá đạo Phật vào Việt Nam năm 188 trước Công Nguyên nguồn:
Với hai nguồn xuất xứ như vậy, cho nên, tới nay vẩn chưa ai có thể khẳn định chắc chắc là phong tục này của người Việt có chính xác từ thời điểm nào?
CÂY NÊU RA SAO?
Cây nêu là một thân cây được người dân Việt đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán về, trên ngọn cây nêu có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè.
Cây nêu là một thân cây tre dài, thẳng, được dựng nơi trang trọng, rộng rãi; đầu thân tre được buộc một dải vải điều (màu đỏ) có ghi những lời cầu nguyện hoặc lời chúc năm mới, và một cái giỏ tre,. trong đó có đựng cau, trầu, rượu, hoặc một số phẩm vật khác theo phong tục từng miền. Cây nêu làm bằng tre, bởi vì cây tre có tính kiên định, dẻo dai, chịu đựng…và cũng là một trong những đặc trưng cho phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt. Trồng cây nêu là tục lệ Tết phổ biến của người Kinh, Thái, Mường cho đến Ba Na, Gia Rai... Trên ngọn nêu, người ta thường treo một túm lá dứa, lông gà, cành đa, lá thiên tuế, những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ.
Dĩ nhiên cây nêu phải được chôn chặt và neo nhiều phía để tre đứng vững, khi đó tre chứng tỏ sự dẻo dai bền bỉ, dầu gió nhẹ hay mạnh, dù gió đông bắc hay tây nam, tre có nghiêng qua nghiêng về thì phần chính cây vẫn thẳng và cây không gãy. Người ta ví sự dẻo dai và vững chãi của tre như sức sống Việt tộc..
Tại các miền quê cây nêu thường được người Việt dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng chính từ chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy .
CÂY NÊU TRONG VĂN HỌC
Em về mọi thứ hiển linh
Cây nêu trước ngõ cũng thình lình chao
(trích bài thơ Mai Vàng Nhoẽn Nụ của Tác giả: Tuyền Linh)
Cây nêu ai cắm còn tươi
Cột đu ai dựng,tiếng cười làng thôn
( trích bài thơ Bản Sắc Quê Hương,Tác giả: Minh Tuấn)
Ngày xưa ,xuân tới xanh trong
mừng vui mấy lượt trong lòng quê hương
cây nêu, xác pháo ven đường
ngàn hoa thơm ngát quyện hương đất trời.
( trích Khúc Sầu Xuân.Tác giả: Minh Tuấn)
CÂY NÊU TRONG VĂN HỌC
Em về mọi thứ hiển linh
Cây nêu trước ngõ cũng thình lình chao
(trích bài thơ Mai Vàng Nhoẽn Nụ của Tác giả: Tuyền Linh)
Cây nêu ai cắm còn tươi
Cột đu ai dựng,tiếng cười làng thôn
( trích bài thơ Bản Sắc Quê Hương,Tác giả: Minh Tuấn)
Ngày xưa ,xuân tới xanh trong
mừng vui mấy lượt trong lòng quê hương
cây nêu, xác pháo ven đường
ngàn hoa thơm ngát quyện hương đất trời.
( trích Khúc Sầu Xuân.Tác giả: Minh Tuấn)
CÂY NÊU VẬT THỂ HIỆN CHỦ QUYỀN
Cây nêu còn được gọi là cây chủ quyền vì nơi đâu có cắm nêu là xác định nơi đó đã có chủ, nó không khác nào bản tuyên ngôn độc lập của "Lý thường Kiệt (năm1019 – 1105). Nam quốc sơn hà nam đế cư". Lý thường Kiệt đã xác định được ranh giới giửa Đại Việt và Đại Hán. Cây nêu mang ý nghĩa là dùng để phân ranh giới giửa người và quỷ dữ. Nơi nào đã cấm nêu, thì quỷ không được bén mãng tới, không có một ai có thể xâm phạm, nếu như có ý đồ xâm phạm quấy phá thì sẽ bị đánh tơi bời, như Lý Thường Kiệt (1019–1105) từng đánh bại quân Tống tơi bời.
Dựng nêu cần phải được phục hồi để hồn Việt tồn tại, tinh thần đoàn kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước phát triển, một ý thức cao trong việc giử nước, đẩy lùi sự vô cãm đã từ lâu ngự trị trong tư duy của thanh niên, học sinh, sinh viên... đó là hàng ngũ rường cột cho mọi cuộc đấu tranh chống bất công xã hội, họ chính là những con người đi đầu trong mọi sinh hoạt cứu dân cứu nước. Cây Nêu ngày tết còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giử nước giử nhà, nếu như tập tục nầy bị thoái hoá - thông điệp giử nước của tiền nhân sẽ bị quên lãng. Hãy dựng nêu ăn tết! để báo, cho bầy quỷ dử biết ngày tàn của chúng sẽ đến, đồng thời xác định lại chủ quyền của đất tổ từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và Hoàng -Trường Sa.
Hình ảnh cây nêu còn là nơi hội tụ tinh thần quyết chiến với của người dân với bầy quỷ đỏ, một hình thức xác lập chủ quyền của khu vực mình đang sinh sống. Nếu được dựng trong những ngày cuối năm Mậu Tuất 2018 được coi như là thông điệp cảnh báo đến bạo quyền cộng sản trong việc cướp phá làng trong những ngày cận Tết. Rất mong đồng bào VN tiếp tay khôi phục lại truyền thống văn hoá đẹp trong ngày Tết. Cây nêu còn được gọi là cây chủ quyền, một thông điệp của tiền nhân nhắc nhở vào mổi độ xuân về, ý thức cao trong trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn đất nước và nhất là chủ quyền Hoàng Sa -Trường Sa là của VN.
Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh, 20.1.2019
TC: http://kimanhl.blogspot.com/?fbclid=IwAR0uec8qzjIsaCQc0VUe-IggcQyxuE91AGXpMTkPY7u0WZ1pfW_N-O-TypY
Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh, 20.1.2019
TC: http://kimanhl.blogspot.com/?fbclid=IwAR0uec8qzjIsaCQc0VUe-IggcQyxuE91AGXpMTkPY7u0WZ1pfW_N-O-TypY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét