Lấy điểm tựa Ngày Phụ Nữ Quốc Tế và lấy mốc thời gian ngày 8 Tháng 3 nhìn về Việt Nam.
Tinh thần ngày phụ nữ không phải là niềm vui và hạnh phúc từ những món quà nhận được vì hình thức, mà là sự đồng hành của hằng triệu trái tim Việt Nam vì khát vọng làm người của những tù nhân lương tâm còn trong các nhà tù cộng sản. Của toàn dân đang sống trong sự thống trị tàn bạo của một thể chế vô nhân đạo.
Tinh thần ngày phụ nữ không phải là niềm vui và hạnh phúc từ những món quà nhận được vì hình thức, mà là sự đồng hành của hằng triệu trái tim Việt Nam vì khát vọng làm người của những tù nhân lương tâm còn trong các nhà tù cộng sản. Của toàn dân đang sống trong sự thống trị tàn bạo của một thể chế vô nhân đạo.
Trong tinh thần đó:
* Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3: Kêu Gọi Tự Do Cho Phụ Nữ Đấu Tranh Bị Giam Cầm
* Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3: Kêu Gọi Tự Do Cho Phụ Nữ Đấu Tranh Bị Giam Cầm
Đại diện cho nhóm Vì Tương lai, vận động cho môi trường, anh Trần Minh Nhật cho biết anh đã trải qua 6 trại giam khác nhau ở Việt Nam trong 4 năm tù và anh rất cảm thông cho nỗi khổ của các nữ tù nhân là các nhà hoạt động xã hội:
“Bản thân tôi cũng là một tù nhân, tôi hiểu nỗi khổ của một người tù. Họ là những người phụ nữ có con nhỏ, có chồng mà lại ở trong tù thì đó là một nỗi khổ khó diễn tả. Với thiên chức làm mẹ, làm vợ thì chia cắt là nỗi đau rất đau đớn. Trong ngày quốc tế hướng tới phụ nữ, ngày 8/3, tôi thấy cần phải chung tay với những người khác cùng đấu tranh cho quyền lợi của họ, bởi vì trong chốn lao tù họ bị chà đạp phẩm giá nhiều nhất”.
“Bản thân tôi cũng là một tù nhân, tôi hiểu nỗi khổ của một người tù. Họ là những người phụ nữ có con nhỏ, có chồng mà lại ở trong tù thì đó là một nỗi khổ khó diễn tả. Với thiên chức làm mẹ, làm vợ thì chia cắt là nỗi đau rất đau đớn. Trong ngày quốc tế hướng tới phụ nữ, ngày 8/3, tôi thấy cần phải chung tay với những người khác cùng đấu tranh cho quyền lợi của họ, bởi vì trong chốn lao tù họ bị chà đạp phẩm giá nhiều nhất”.
* Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, 20 tổ chức xã hội dân sự, tổ chức đấu tranh cùng với 50 khuôn mặt quen thuộc của các phụ nữ hoạt động đã ký vào bản lên tiếng hướng về các phụ nữ đấu tranh trong tù
Bản lên tiếng ngày 3/3 viết: “Tại Việt Nam, Ngày Phụ nữ Quốc tế càng có một ý nghĩa thật trang trọng và đặc biệt khi có nhiều phụ nữ đang phải chịu tù đày vì những việc làm vô cùng bình thường của mình để đóng góp vào xã hội. Chúng ta không thể kỷ niệm Ngày Phụ nữ Quốc tế mà không nhớ đến họ”.
Bản lên tiếng ngày 3/3 viết: “Tại Việt Nam, Ngày Phụ nữ Quốc tế càng có một ý nghĩa thật trang trọng và đặc biệt khi có nhiều phụ nữ đang phải chịu tù đày vì những việc làm vô cùng bình thường của mình để đóng góp vào xã hội. Chúng ta không thể kỷ niệm Ngày Phụ nữ Quốc tế mà không nhớ đến họ”.
“Dù đã thoát ra khỏi nhà tù nhỏ hay vẫn còn trong ngục tối, họ và nhiều người phụ nữ khác không ngừng gióng lên tiếng nói lương tâm của mình như bao người phụ nữ trên thế giới đã từng làm, cho cuộc sống gia đình, tương lai con cháu và một xã hội nhân bản hơn”.
* Ngày 8 Tháng 3, Những Phụ Nữ Mong Con, Chờ Chồng
Thực tế cho thấy, trong xã hội Việt Nam hiện nay, không phải bất kỳ người phụ nữ nào cũng được biết đến ngày 8 tháng Ba. Đời sống mưu sinh với những khó khăn vất vả trong cuộc sống làm cho ngày 8 tháng Ba đối với họ như “một món hàng đắt giá, xa xỉ”. Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha ngập ngừng cho biết:
Thực tế cho thấy, trong xã hội Việt Nam hiện nay, không phải bất kỳ người phụ nữ nào cũng được biết đến ngày 8 tháng Ba. Đời sống mưu sinh với những khó khăn vất vả trong cuộc sống làm cho ngày 8 tháng Ba đối với họ như “một món hàng đắt giá, xa xỉ”. Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha ngập ngừng cho biết:
“Nói thiệt là từ ngày thằng Kha nó bị bắt trở về trước, tôi không biết ngày 8 tháng Ba, ngày phụ nữ là ngày gì hết, chỉ lo đi làm, mần ăn sinh sống. Nhưng từ ngày thằng Kha, thằng Uy bị bắt, ngày 8 tháng Ba các anh em trên Sài Gòn về thăm tôi, tặng hoa, tặng quà tôi mới biết ”.
Con đường đi đòi công lý cho chồng, cho con của những người phụ nữ này chưa bao giờ dễ dàng. Hình ảnh của bà Kim Liên, một bà mẹ từng vượt ngàn dặm đến tận trời Tây để kêu oan cho con trai mình. Câu nói “thân gái dặm trường” của người xưa bao giờ đúng hơn khi đặt lên hình ảnh của vợ Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Vũ Minh Khánh đi gõ cửa nhiều nơi trên thế giới để vận động trả tự cho chồng mình.
* Mơ Ước
Tuy không biết đến bao giờ có ngay đoàn viên, nhưng như bao cô gái trẻ khác, Linh Châu cũng mơ ước những ước mơ rất đỗi đời thường trong ngày 8 tháng Ba:
“Tôi cũng như bao người phụ nữ khác trên thế giới này, tôi cũng ước rằng được đón một ngày 8 tháng Ba bên cạnh chồng, được chồng nói những lời chúc tốt đẹp, được chồng chăm sóc, lo lắng trong ngày này…”.
Mẹ của Đinh Nguyên Kha không mong gì hơn được nhìn thấy con mình và những tù nhân lương tâm khác được tự do. Cũng có cùng chia sẻ như vợ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Kim Liên tự nhủ còn rất nhiều những người vợ, người mẹ khác đang chịu vất vả, khó khăn hơn bà ngàn lần trong xã hội hiện nay.
Xin được tri ân những người vợ, người mẹ ấy, họ là người đã và đang nối tiếp lịch sử kiên cường bất khuất của những nữ anh hùng đất Việt.
Sự tri ân phải được thể hiện từ mỗi tấm lòng còn biết thương trước nỗi đau của những người phụ nữ đang hy sinh cuộc sống an phận riêng mình, dấn thân vào cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ cho quê hương và dân tộc.
Món quà quí giá và trân trọng nhất mà toàn dân cùng góp tâm sức thực hiện để trao tặng cho những người phụ nữ ấy là thành quả của hai chữ NHÂN QUYỀN. Được sống và được làm người đúng nghĩa của hai chữ DÂN SINH.
Mong tinh thần ngày phụ nữ năm nay được khởi sắc từ sự nhân ái của toàn dân, từ yêu thương trong tình nghĩa đồng bào. Mở ra trang sử mới: Việt Nam Tự Do Dân Chủ.
Trân trọng với tấm lòng của một người con Việt lưu vong!
Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ - 8/3/2017
-----------------------------------
Một số điểm dẫn trình trong bài viết trích từ VOA và RFA
Đông Bắc Mỹ - 8/3/2017
-----------------------------------
Một số điểm dẫn trình trong bài viết trích từ VOA và RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét