Việt Nam qua cách nhìn của một bạn trẻ Hải Ngoại : Nancy Nguyễn
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017
Xứ Người Hồn Việt
Lần thứ hai tôi đến Kyiv. Năm năm trước là để thu hình ban nhạc National Presidential Orchestra trình diễn bản Quốc Thiều Việt Nam cho phim tài liệu Hồn Việt. Lần này vừa thu hình các buổi trình diễn nhạc Việt của Kyiv Symphony Orchestra, vừa phỏng vấn một số nhân vật cột trụ trong giới âm nhạc Ukraine cho cuốn phim về nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Họ là nhạc sĩ, giáo sư âm nhạc, nhạc trưởng, nhà nghiên cứu về âm nhạc nổi tiếng của Ukraine, một đất nước vừa thoát khỏi bóng ma cộng sản sau khi Nga sô sụp đổ.
Xuống phi trường, cứ nghĩ sẽ có một người da trắng cầm bảng tên đón vợ chồng chúng tôi như lời dặn trong email, nhưng lại thấy hai bàn tay vẫy của anh Khoa và chị Ngọc Hà.
Lên taxi về thành phố, thấy khuôn mặt tài xế hao hao giống ông Putin, nhưng tướng tá rất hiền lành. Đưa tay bắt, tôi nghe anh nói Thank you, rồi không nói thêm câu nào nữa. Phần tôi vốn liếng tiếng Ukraine cũng chỉ có một tiếng Dyakuyu thay cho tiếng cám ơn. Chúng tôi nhìn nhau cười thông cảm.
Khung cảnh quen thuộc hiện ra. Đường sá và nhà cửa của thủ đô Kyiv vẫn không thay đổi mấy so với năm năm trước đây. Vẫn là những chung cư cũ kỹ, đường phố thưa thớt người. Có vẻ như phương Tây vẫn chưa hào hứng đầu tư nhiều vào Ukraine. Vì súng vẫn còn nổ dọc theo biên giới miền Đông hay vì Ukraine chưa thực sự mở tung cánh cửa cho phương Tây? Nhìn bước đi chậm rãi của người dân trên đường phố, tôi có cảm tưởng người Ukraine đang gánh trên hai vai vết thương của quá khứ và cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ.
Sau bao năm chịu đựng gông cùm cộng sản, bây giờ Ukraine ra sức phát triển tôn giáo và âm nhạc một cách có hệ thống, dù chiến tranh đang khuấy động miền Đông, hay bị mất đi phần đất quý giá Crimea. Các trường âm nhạc được vực dậy và phát triển quy mô, cùng lúc tượng Lenin trên khắp Ukraine lần lượt bị giật sập trong tiếng reo hò của dân chúng.
Chuyến đi lần trước hay lần này đạt kết qủa là nhờ sự sắp xếp chu đáo của Taras. Anh là nhạc sĩ, nhạc trưởng, giáo sư âm nhạc của Kyiv National University of Culture and Arts, phụ trách giao dịch các hợp đồng trình diễn âm nhạc và là người nói tiếng Anh khá trôi chảy trong giới âm nhạc.
Nhưng hôm nay Taras rơi vào hoàn cảnh thật thương tâm. Taras không đi đón chúng tôi, vì chiếc xe của anh nát bấy trong tai nạn cách đây một năm. Taras và ba đứa con bị thuơng nhẹ, trong khi bà vợ chịu thương tích khá nặng phải chuyển đến bệnh viện Ba Lan vì Kyiv không có đủ phương tiện chữa trị. Tình trạng Kateryna nguy kịch đến độ Taras gần như mất hết hy vọng. Anh lặp lại nhiều lần khi nói với chúng tôi là không ai có thể cứu nổi vợ anh ngoài Thiên Chúa.
Và phép lạ đã xảy ra. Kateryna thoát khỏi tử thần, nhưng phải qua mấy lần giải phẫu, và sang năm còn phải thêm một hai lần nữa. Cô là nhạc sĩ nổi tiếng về sử dụng cây đàn dân tộc Bandura, và là người trình diễn xuất sắc bản dân ca Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim do anh Khoa soạn cho đàn Bandura độc tấu với dàn nhạc giao hưởng.
Khi Taras báo tin buồn, từ Hoa Kỳ anh chị em trong Vietnam Film Club cùng một số thân hữu đã kịp thời giúp gia đình anh một ít viện phí. Mối giao tình càng thêm đậm đà khi gia đình Taras biết chúng tôi trở lại Kyiv lần thứ hai.
Còn nhớ ngày tổ chức sinh nhật 80 của anh Khoa tại California năm 2013, tôi đã hối thúc anh thực hiện cuốn phim này, nhưng anh cứ chần chờ. Bốn năm sau, có lẽ anh đã hiểu ra tại sao Vietnam Film Club muốn thực hiện cuốn phim về anh.
Năm 2013, các thân hữu của anh Khoa đã thực hiện một cuốn sách đồ sộ có tựa đề Lê Văn Khoa – Một Người Việt Nam. Cuốn sách tổng hợp nhiều bài viết và hình ảnh giá trị về sự cống hiến của anh cho đất nước về các lãnh vực giáo dục thiếu nhi, tôn giáo, nhiếp ảnh và âm nhạc.
Tuy nhiên, người đọc khó có thể “nghe” âm nhạc qua văn viết. Từ nhu cầu đó, Vietnam Film Club muốn thực hiện cuốn phim như một thư viện trên không (YouTube), để nhạc của anh được nhiều người thưởng thức và những dữ kiện về âm nhạc cần được lưu giữ cho những ai quan tâm đến việc phát triển nhạc Việt.
Khi hiểu được những năm tháng còn lại của anh có thể đếm trên đầu ngón tay, chúng tôi ráo riết thu thập tài liệu, gấp rút phỏng vấn những nhân vật liên quan đến sự nghiệp của anh.
Thứ Bảy, ngày thu hình và thu âm ban nhạc Kiyev Symphony Orchestra trình diễn các bản nhạc cho CD của anh Khoa tại studio chính đã được tân trang lại. May mắn lần này có nhạc sĩ Lê Minh Khải, trưởng nam của anh Khoa từ Thượng Hải bay qua. Anh sẽ phụ giúp anh Khoa về nhạc và giúp tôi chụp hình các buổi trình diễn.
Chuyến đi lần này của chúng tôi nhằm hỗ trợ cho cuốn phim nói về những đóng góp về nghệ thuật trên 60 năm của anh Khoa cho đất nước. Trong đó sẽ nhấn mạnh đến nỗ lực của anh khi ra hải ngoại: đem nhạc Việt đến với thế giới.
Thu âm và thu hình kéo dài đến ba ngày. Công việc khá phức tạp. Trước khi trình diễn, ban nhạc còn phải tập dợt thêm nhiều lần. Nhạc trưởng điều khiển ban nhạc, nhưng lại tuỳ thuộc sự kiểm soát của chuyên viên thu âm. Anh Khoa thỉnh thoảng trao đổi với nhạc trưởng về một sai sót nào đó. Thật đáng nể phục khi nhìn thấy kỷ luật, thiện chí, kiên nhẫn vì nghệ thuật của các nhạc sĩ. Để được một bản nhạc giao hưởng thu âm trọn vẹn là cả một khổ công của tất cả nhạc sĩ và chuyên viên.
Xen kẻ trong những ngảy này là các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại các địa điểm khác nhau: Chủng viện St. Michael, Ukrainian National Philharmonic, Lysenko Boarding School, Studio của Kyiv, và tại chung cư chúng tôi trú ngụ. Các nhân vật trong giới âm nhạc được phỏng vấn gồm:
Dmytro Stepovk, Tiến sĩ về Art Science, Philosophy và Theology.
Taras Stolyar, Nhạc sĩ Bandura.
Violetta Dutchak, Tiến sĩ, Trưởng Phân Khoa Dân Nhạc của V. Stefanyk Carpathian National University.
Svyatoslava Semchuck, Nhạc sĩ độc tấu Violin của Ukrainian National Philharmonic.
Alla Kulbaba, Nhạc trưởng chính của National Opera và Kyiv Symphony Orchestra.
Irina Starodub, Giáo sư Piano của Tchaikovsky National Academy of Music.
Yuri Pogoretsky, Nhạc sĩ Cello.
Lyudmila Chychuk, Nhạc sĩ Piano, Giáo sư Nhạc Thính Phòng của Lysenko Boarding School, trường dành riêng cho thần đồng nghệ thuật.
Nội dung các cuộc phỏng vấn xoay quanh các chủ đề: Nghệ thuật hoà âm và phối khí của nhạc sĩ Lê Văn Khoa – Sử dụng cây đàn dân tộc Bandura của Ukraine để trình diễn dân ca Việt Nam – Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa đã dùng âm nhạc để đưa hai nền văn hóa Đông Tây lại với nhau. Và sau hết là cái nhìn từ các nghệ sĩ Ukraine về nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa.
Nhạc của anh Khoa đã được trình diễn và giảng dạy tại một số trường âm nhạc Ukraine. Điều quý hơn nữa là họ đã hiểu được hoàn cảnh lịch sử của dân tộc Việt Nam, có lẽ vì hai dân tộc đều là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản.
Phỏng vấn các nghệ sĩ Ukraine mới thấy họ quý mến tư cách và cảm phục tài năng âm nhạc của anh Khoa. Cô Lyudmila thì cứ gọi anh là Bố Bố. Cô nói rằng trình diễn xong rồi mà nhạc của anh Khoa cứ lẩn quẩn trong đầu.
Tiến sĩ Violetta Dutchak, Trưởng Phân Khoa Dân Nhạc của V. Stefanyk Carpathian National University khi hay tin chúng tôi đến Kyiv, đã mua vé xe lửa từ miền Tây vượt quảng đường bảy tiếng đồng hồ để gặp anh Khoa và trả lời cuộc phỏng vấn của Vietnam Film Club. Xong công việc, bà đi ăn tối với chúng tôi rồi quay lại trạm xe lửa trở về cho kịp hôm sau đi dạy học.
Là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc lâu năm, bà đưa ra nhận xét:
“Đối với tôi, những bản nhạc soạn cho đàn Bandura của Lê Văn Khoa quả là biểu tượng cho sự hội tụ của hai nền văn hoá Đông Tây, cho sự kết hợp các quốc gia lại với nhau”.
Trong lúc đi bộ trong thương xá, chúng tôi thấy có hai người đang chơi đàn Bandura. Cảnh này khiến anh Khoa kể lại câu chuyện các nhạc sĩ mù ngày xưa đã dùng tiếng đàn Bandura để kích động lòng yêu nước trong dân chúng. Ảnh hưởng của họ đã làm Stalin khiếp sợ nên tìm cách gom lại một chỗ hằng trăm nhạc sĩ mù trên toàn quốc rồi giết hết.
Nhạc trưởng Alla Kulbaba cũng đã hoãn chuyến bay đi trình diễn tại Hòa Lan để đến Studio điều khiển ban nhạc. Xong phỏng vấn, bà đi ngay ra phi trường cho kịp chuyến bay.
Chúng tôi dành hai ngày để ra ngoài, trước hết là đến công viên sát bờ sông gần chung cư. Đây là chỗ rất thơ mộng cho những cặp tình nhân chụp hình, với nền cảnh sau lưng là con sông phẳng lặng như giòng sông Hương Việt Nam. Chỉ thiếu con đò với tà áo dài trên sông.
Chúng tôi lên taxi đến thăm Đài Tưởng Niệm 10 triệu nạn nhân chết vì nạn đói do Stalin gây ra. Một công trình nghệ thuật độc đáo. Ngôi tháp cao ngự trên mặt phẳng rộng, từ đó du khách có thể nhìn bao quát một cảnh trí hùng vĩ. Chúng tôi đi xuống tầng hầm. Nơi đây dành cho nghi thức tưởng niệm các nạn nhân. Không gian im lặng, chỉ có những ngọn nến leo lét làm trung gian chuyển lời cầu của người sống đến người chết.
Sau đó chúng tôi viếng Viện Bảo Tàng Đệ Nhị Thế Chiến (National Museum of the History of Ukraine in the Second World War) toạ lạc trên một vị trí cao có thể thưởng ngoạn khung cảnh rộng lớn của thủ đô. Đặc biệt, tôi thấy khá nhiều người trẻ đến đây.
Trong khi mọi người say mê chụp hình, thì Lyudmila dẫn tôi vào trong Viện Bảo Tàng. Nhìn những bức hình nạn nhân Ukraine, những dụng cụ tra tấn, không thể không nghĩ đến những nạn nhân của chiến dịch đấu tố tại miền Bắc thập niên 50, càng không thể quên được mấy ngàn người bị chôn sống trong cuộc thảm sát tại Huế năm 1968. Vietnam Film Club cũng đã thực hiện Video tài liệu về hai đề tài này trên Youtube, một nơi tạm thời ghi nhớ tội ác trước khi có một viện bảo tàng được thiết lập trong tương lai.
Nếu các viện bảo tàng tại các xứ cộng sản được dựng lên để kích động hận thù nơi người xem, thì nơi đây, tôi chỉ thấy nét ngậm ngùi trên khuôn mặt du khách. Trước mắt tôi là chứng tích về những khổ đau và chịu đựng của một dân tộc. Hiểu biết tội ác trong qúa khứ để không cho nó tái diễn trong tương lai, tôi nghĩ đó là thông điệp chính của Viện Bảo Tàng.
Ngày hôm sau, chúng tôi đến thăm khu chợ trời. Đây là khu buôn bán hàng hóa bình dân của người Việt xen lẫn với những sạp hàng của người bản xứ. Cũng có người Việt lập gia đình với người bản xứ và cả nhà cùng ra đây buôn bán. Tuy nhiên vào thời điểm này hàng hoá bày ra nhiều nhưng khách mua rất thưa thớt.
Chúng tôi ghé một tiệm ăn, đúng hơn là một chỗ nhỏ hẹp để bán thức ăn. Chú quán cho biết đa số khách ăn là chủ các sạp hàng, ít khi thấy khách du lịch đến đây.
Một thanh niên Việt tâm sự. Tuy lợi tức không được bao nhiêu, nhưng anh vẫn bám nơi này, vì không có khả năng làm các công việc văn phòng, và cũng rất khó tìm ra việc. Ở đây chỉ việc đóng thuế cho chủ chợ mỗi tháng là xong, không phải đút lót cho bọn bảo kê hay công an khu vực như ở Việt Nam. Theo anh nói, thà sống qua ngày ở đây còn hơn trở về Việt Nam.
Một thanh niên khác có ý mời chúng tôi về nhà anh chơi, nhưng đành từ chối vì chúng tôi không có nhiều thì giờ. Nói chung, người Việt ở đây lo làm ăn, không có chuyện trồng cần sa, buôn lậu, buôn người, bảo kê như ở Tiệp Khắc hay Ba Lan. Sau đó, chúng tôi mời họ chụp chung vài tấm hình. Dù thế nào họ và chúng tôi là những kẻ tha hương, cầu thực hay tỵ nạn, đều chẳng biết quê nhà là đâu.
Hôm sau, Taras tổ chức đi thăm dinh cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, là nhân vật trong biến động năm 2014 bị dân chúng áp lực phải rời nhiệm sớ rồi trốn qua Nga. Trong bốn năm trị vì, ông đã chiếm khu vực rộng lớn này, nguyên trước đây là một tu viện, biến thành dinh thự riêng với những tiện nghi xa hoa. Hiện nay địa điểm này lôi cuốn rất đông khách du lịch.
Chúng tôi phải thuê một chiếc xe để có thể nhìn được các cơ sở như dinh Tổng thống, nhà khách, công viên giải trí, và nhiều kiến trúc phục vụ cho nhà lãnh đạo Viktor Yanukovych. Khu vực nằm cạnh con sông lớn với hàng rào sắt kiên cố. Có thể nói không nơi nào rộng lớn, với một môi trường thiên nhiên đẹp như khu vực này.
Trở về chung cư, chúng tôi rũ nhau ra siêu thị mua thực phẩm về nấu ăn. Không biết tiếng Ukraine nên toán người Việt này như những kẻ nhà quê ra tỉnh. Cuối cùng rồi cũng có một người đến chỉ cách sử dụng máy trả tiền. Dường như ngưởi đàn ông đã theo dõi toán người ngớ ngẩn này ngay từ đầu. Chúng tôi lại có dịp dùng chữ Dyakuyu nhiều lần để cám ơn người đàn ông tử tế.
Ra khỏi siêu thị, thấy mấy người đàn bà bán những món hàng thủ công và các loại nông sản. Họ bình thản mỉm cười như một lời mời. Không có săn đón, mời mọc, lôi kéo. Tôi tự hỏi, họ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày trong khi chỉ bày bán vài thứ lặt vặt. Như một thú vui giữa trời chăng?
Tôi thích ngắm người dân Ukraine thong thả đi bộ trên đường phố. Không có nét hấp tấp, cãi vã ồn ào. Không có nét xa hoa hay phô trương nơi các toà nhà, hay trong cách ăn mặc. Trong chung cư hay trong siêu thị, ngoài đường hay trên xe buýt, tôi không thấy cảnh chen lấn, mọi người đi lại, ăn nói từ tốn. Thời tôi đi học, đường phố Sài Gòn và hôm nay đường phố Kyiv, gần như cả hai khung trời và con người đều giống nhau.
Dường như họ bằng lòng với những gì đang có, và không phiền trách xã hội chậm phát triển. Nhìn phong cách của họ, tôi có cảm tưởng họ vẫn còn nỗi buồn quá khứ về một giai đoạn lịch sử đau thương, khiến họ phải cẩn thận hơn khi mà hiện tại chưa phải là mảnh đất bình yên.
Bỗng nhiên tôi thấy mình gần gũi với những người Ukraine này. Họ nghèo nàn, nhưng đời sống họ không bị xáo trộn và xã hội không bất ổn như Việt Nam tôi hiện nay. Đất nước họ không có đấu tố, không có cướp đoạt đất đai tài sản mỗi ngày, không có những cán bộ vung tay nhảy xổm lên đầu người dân hò hét vinh quang hay tự hào vô lối những gì mình không có.
Bước vào phòng được một lúc, thì cả gia đình Taras đến thăm chúng tôi. Có thể thấy ngay đây là một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Hai cậu con trai đến chào từng người, trong tay là hộp chocolat làm quà cho chúng tôi. Hai cậu bé có dáng dấp như hai công tử quý phái. Đến lượt Kateryna xuất hiện. Khuôn mặt cô khác với trước đây, nhưng cô vẫn tươi tắn và tự nhiên. Cô luôn miệng cám ơn chúng tôi đã hỗ trợ gia đình cô sau tai nạn năm ngoái.
Tối thứ Năm, chúng tôi đến studio để nghe lại việc thu âm, mới thấy sự vất vả của chuyên viên thu âm. Anh Khoa ngồi bên cạnh người nghệ sĩ, cùng xem lại từng đoạn nhạc để điều chỉnh. Đây chính là giây phút người nghệ sĩ Ukraine chờ đợi cái gật đầu của người nhạc sĩ Việt Nam để cả hai hoàn tất trọn vẹn những tác phẩm nghệ thuật. Nhanh chóng, tôi cầm máy quay lên lặng lẻ thu hình.
Hai người nghệ sĩ đã vượt lên trên biên giới đất nước mình, biến âm nhạc thành một ngôn ngữ để thưởng thức, để chia sẻ, và để cảm thông. Nếu nhân loại cần một thức ăn mời gọi mọi người từ các nơi về, thì âm nhạc chính là món ăn cần thiết cho đời sống.
Trước ngày đi Ukraine, anh Khoa nói đây là chuyến đi cuối cùng. Vậy mà bây giờ ý nghĩ ấy biến mất. Taras vừa mở ra một cánh cửa mới: một buổi trình diễn âm nhạc quốc tế, trong đó dành một phần riêng để trình diễn nhạc của Lê Văn Khoa, dự trù sẽ tổ chức năm 2017 tại Ukraine. Họ cho biết chương trình tổ chức sẽ không thiếu phần diễn thuyết của anh Khoa về âm nhạc.
Trên đường ra phi trường, nhìn anh Khoa rồi nhìn Taras, tôi chợt thấy một điều lý thú. Con người Nam Bộ Lê Văn Khoa và con người Taras từ hai phương trời Đông Tây, cùng một đam mê âm nhạc, cùng một tâm nguyện phục vụ xã hội, đang hội tụ nơi một miền đất đầy khát vọng hòa bình.
Một sự trùng hợp khác nữa. Anh Khoa sinh năm con gà 1933, năm có 10 triệu nạn nhân Ukraine chết đói. Tôi sinh năm con gà 1945, năm có gần hai triệu người Việt chết đói. Bây giờ cả hai cùng đến đây để làm một cuốn phim không phải để hận thù qúa khứ, mà để đưa nhạc Việt cất cao trên vòm trời âm nhạc của thế giới.
Anh Khoa đã từng ước mơ:
“Tôi chỉ có niềm kiêu hãnh về dân tộc Việt và mong muốn góp một phần khiêm nhường trong việc đưa văn hóa Việt ra khỏi biên cương Việt Nam, đồng thời hy vọng được mở một cánh cửa nhỏ cho nhạc Việt tung bay. Hy vọng thế hệ tiếp nối sẽ đi xa hơn để gieo nhạc Việt vào lòng người yêu nhạc trên khắp thế giới”.
Viết từ nước Mỹ
Lâu lắm rồi tôi không xem chi tiết trên Youtube về các phim tài liệu của Vietnam Film Club, chỉ hằng ngày nhìn qua số lượng người xem của từng Video. Hôm nay tôi muốn đi một vòng.
Bỗng giật mình. Số người xem trong nước trên 80%, cao nhất so với toàn cầu. Khác xa với hai năm trước đây là Hoa Kỳ dẫn đầu. Đáng nói hơn nữa là độ tuối người xem từ 18 đến 34 vào xem nhiều nhất, thay vì người lớn tuổi như tôi nghĩ.
Phải hiểu như thế nào đây? Giới trẻ đã quay lưng lại với truyền thông nhà nước cộng sản để hướng ra bên ngoài tìm sự thật? Những hiện tượng thay đổi mới đây của người dân trong nước có xu hướng nhìn lại văn hóa của xã hội miền Nam trước năm 1975 hay hiện tượng người dân không còn sợ hãi bạo lực trấn áp của nhà cầm quyền như trước đây, tôi nghĩ tôi có thể trả lời câu hỏi của chính mình.
Thì ra những cuốn phim tài liệu của Vietnam Film Club tưởng như cần một thời gian dài cho mưa thấm đất, bây giờ đã thấy tín hiệu của kết quả. Nghĩ lại mà thấy con đường dài nhiều khó khăn của tổ chức từ ngày thành lập, và cũng vui mừng vì anh em đã không mặc cảm phải có bằng cấp chuyên nghiệp, ngân khoản tài trợ sẵn sàng mới thực hiện được. May mắn, chúng tôi đã tạo được một mạng lưới với các nhà nghiên cứu, các nhân chứng để thu thập tài liệu và được hỗ trợ các nhu cầu khác. Với chúng tôi, đối tượng của các phim tài liệu ưu tiên hướng về người dân trong nước. Họ cần thông tin thật để thay thế cho hệ thống tuyên truyền từ hơn nửa thế kỷ nay.
Thật là một nghịch lý cho nghề nghiệp khi đặt ưu tiên là đề tài và nội dung của dự án thay vì tài chánh. Liều lĩnh chăng, khi mà trước mắt bao nhiêu là nhu cầu, chưa nói đến kiến thức chuyên môn và thời giờ cần đầu tư cho các dự án. Máy móc trang bị để làm phim, tốn phí di chuyển nhiều nơi để phỏng vấn, và những nhu cầu khác suốt hành trình thực hiện. Không có một nhà tài trợ, chỉ có tự lực cánh sinh. Vậy mà như một chuyện khó tin, đến hôm nay không một ai trong Vietnam Film Club mắc phải nợ nần.
Vậy thì phải cám ơn Trời, cám ơn những người đã hỗ trợ chúng tôi bằng nhiều hình thức, về tinh thần hay phương tiện, trực tiếp hay gián tiếp, trong nước hay tại hải ngoại, người Việt Nam và cả người ngoại quốc.
Chúng tôi muốn đưa lên cao một đối tượng khác cần phải cám ơn một cách đặc biệt. Nước Mỹ. Cưu mang và hỗ trợ. Nước Mỹ. Một môi trường thuận lợi. Nước Mỹ. Những phương tiện hữu hiệu và những con người tốt bụng.
Tôi nhớ lại hai cuốn phim tiêu biểu trong hàng chục cuốn phim của Vietnam Film Club đã thực hiện: Hồn Việt và Hồn Tử Sĩ. Hai cuốn phim này có sự tương quan đến kỳ lạ. Năm 2003, tôi về thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, thu hình được 15 phút về hiện trạng của nghĩa trang, trong khi tứ phía là bộ đội canh gác hạn chế mọi thăm viếng và chụp hình bị nghiêm cấm.
Toàn nghĩa trang là một cảnh tượng hoang phế và bị phá hoại đến nát lòng người viễn xứ. Tôi đã nhìn thấy một bia mộ có sơn lá cờ vàng bị đục nát. Hình ảnh đó in vào tâm trí tôi để 10 năm sau cuốn phim Hồn Việt và 13 năm sau là phim Hồn Tử Sĩ được thực hiện về lá cờ vàng và Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.
Có những may mắn và thuận lợi đến ngạc nhiên khi thực hiện hai cuốn phim này. Như khi chúng tôi qua Sundre, ông Roy Cummings, cựu thị trưởng Sundre ở Canada và hai nghị viên thành phố bất ngờ đến gặp chúng tôi và muốn được phỏng vấn, chỉ vì họ là những nhân vật chủ chốt cho phép treo cờ vàng trên thành phố Sundre.
Hay như ông Craig Van Hoy, người đầu tiên cắm lá cờ vàng trên đỉnh núi Everett năm 2004. Ông không yêu cầu chúng tôi đến Seattle mà tự lái xe chở ba đứa con về Portland giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.
Có thể nào chúng tôi thực hiện được những cuốn phim tài liệu này ngay tại Việt Nam hôm nay?
Cám ơn nhiều lần Nước Mỹ, quê hương thứ hai của người Việt tỵ nạn.
Viết từ trái tim Việt
Từ lầu bảy, tôi nhìn xuống phố Shirlington chìm trong màn tuyết trắng xoá. Có lẽ đây là trận tuyết cuối cùng trên vùng thủ đô nước Mỹ. Đường phố buổi sáng chưa có một dấu chân đi qua. Mùa đông và mùa xuân như đang cùng nhau sắp xếp sinh khí mới cho những ngày xuân đang lảng vảng quanh đây.
Tôi đến sở làm hơi sớm, nên có thì giờ ngắm tuyết. Năm nào tôi cũng háo hức đón mùa tuyết, dù mưa tuyết lất phất quyến rũ hay bảo tuyết làm trở ngại lưu thông. Với tôi, nhà cửa vắng lặng dưới khung trời tuyết thường tạo nên cảm giác bình yên.
Đột nhiên hình ảnh mẹ tôi chợt hiện ra trong màn tuyết, như một tín hiệu khó hiểu đưa tôi về quá khứ của mẹ. Mẹ tôi ra đi đã năm năm, nhưng tôi cảm thấy năm năm này tôi lại gần gũi với mẹ tôi hơn hết trong đời. Có thể vì ngày mẹ mất, tôi đã không có mặt để tiễn biệt. Có thể vì mỗi đêm tôi có vài phút trò chuyện với mẹ trên bàn thờ, trên đó vẫn còn nắm đất quê hương mẹ đưa cho tôi ngày tôi rời Việt Nam qua xứ người.
Trước mắt tôi bây giờ là một bà mẹ quê như hình ảnh người mẹ trong bài hát Bà Mẹ Quê của Phạm Duy. Đôi khi tôi nghĩ tác giả đã sáng tác bài này cho chính mẹ tôi. Mẹ tôi tần tảo nuôi mấy anh em ngoài Bắc trong khi ba tôi biền biệt trong Nam. Những chuyến tôi theo mẹ vào Nam thăm ba tôi qua những con đường đầy mạo hiểm giữa hàng rào kiểm soát của Việt Minh. Những cuộc chạy loạn trong rừng giữa bom đạn và đói khát. Những ngày mẹ mòn mỏi trông ngóng ba anh em tôi trở về từ các trại tập trung. Rồi những ngày cuối đời mẹ lặng lẻ trên chiếc xe lăn nhìn vào xa xăm khi mà anh em tôi trôi dạt nơi quê người.
Nhưng trên hết những cảnh lặn lội đầy hiểm nguy hay thương tâm ấy, là một bà mẹ suốt đời sống vì đất, vì gia đình. Một đời mẹ tôi chỉ biết chồng con và làng xóm. Vậy mà bà mẹ quê, đã nuôi chúng tôi ăn học thành người, để rồi ngang dọc đời lính, và cuối cùng được sống trong một khung trời tự do.
Tôi nhìn nắm đất quê hương trên bàn thờ. Bỗng tôi giật mình. Có phải mẹ tôi đã ngầm nhắn nhủ điều gì đó khi đặt nắm đất vào tay tôi trước ngày ra đi?
Quê nhà là đâu? Là khi có mẹ bên mình. Bây giờ mẹ ở xa quá, nên quê nhà của tôi cũng xa vời vợi. Nhưng tôi vẫn thì thầm với mẹ tôi, bà mẹ quê, bà mẹ Việt Nam muôn thuở, hình ảnh đẹp nhất của quê hương và của đời tôi, hãy theo tôi những năm tháng còn lại nơi xứ người.
Virginia, ngày 5.3.2017
Chu Lynh
Xuống phi trường, cứ nghĩ sẽ có một người da trắng cầm bảng tên đón vợ chồng chúng tôi như lời dặn trong email, nhưng lại thấy hai bàn tay vẫy của anh Khoa và chị Ngọc Hà.
Lên taxi về thành phố, thấy khuôn mặt tài xế hao hao giống ông Putin, nhưng tướng tá rất hiền lành. Đưa tay bắt, tôi nghe anh nói Thank you, rồi không nói thêm câu nào nữa. Phần tôi vốn liếng tiếng Ukraine cũng chỉ có một tiếng Dyakuyu thay cho tiếng cám ơn. Chúng tôi nhìn nhau cười thông cảm.
Khung cảnh quen thuộc hiện ra. Đường sá và nhà cửa của thủ đô Kyiv vẫn không thay đổi mấy so với năm năm trước đây. Vẫn là những chung cư cũ kỹ, đường phố thưa thớt người. Có vẻ như phương Tây vẫn chưa hào hứng đầu tư nhiều vào Ukraine. Vì súng vẫn còn nổ dọc theo biên giới miền Đông hay vì Ukraine chưa thực sự mở tung cánh cửa cho phương Tây? Nhìn bước đi chậm rãi của người dân trên đường phố, tôi có cảm tưởng người Ukraine đang gánh trên hai vai vết thương của quá khứ và cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ.
Sau bao năm chịu đựng gông cùm cộng sản, bây giờ Ukraine ra sức phát triển tôn giáo và âm nhạc một cách có hệ thống, dù chiến tranh đang khuấy động miền Đông, hay bị mất đi phần đất quý giá Crimea. Các trường âm nhạc được vực dậy và phát triển quy mô, cùng lúc tượng Lenin trên khắp Ukraine lần lượt bị giật sập trong tiếng reo hò của dân chúng.
Chuyến đi lần trước hay lần này đạt kết qủa là nhờ sự sắp xếp chu đáo của Taras. Anh là nhạc sĩ, nhạc trưởng, giáo sư âm nhạc của Kyiv National University of Culture and Arts, phụ trách giao dịch các hợp đồng trình diễn âm nhạc và là người nói tiếng Anh khá trôi chảy trong giới âm nhạc.
Nhưng hôm nay Taras rơi vào hoàn cảnh thật thương tâm. Taras không đi đón chúng tôi, vì chiếc xe của anh nát bấy trong tai nạn cách đây một năm. Taras và ba đứa con bị thuơng nhẹ, trong khi bà vợ chịu thương tích khá nặng phải chuyển đến bệnh viện Ba Lan vì Kyiv không có đủ phương tiện chữa trị. Tình trạng Kateryna nguy kịch đến độ Taras gần như mất hết hy vọng. Anh lặp lại nhiều lần khi nói với chúng tôi là không ai có thể cứu nổi vợ anh ngoài Thiên Chúa.
Và phép lạ đã xảy ra. Kateryna thoát khỏi tử thần, nhưng phải qua mấy lần giải phẫu, và sang năm còn phải thêm một hai lần nữa. Cô là nhạc sĩ nổi tiếng về sử dụng cây đàn dân tộc Bandura, và là người trình diễn xuất sắc bản dân ca Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim do anh Khoa soạn cho đàn Bandura độc tấu với dàn nhạc giao hưởng.
Khi Taras báo tin buồn, từ Hoa Kỳ anh chị em trong Vietnam Film Club cùng một số thân hữu đã kịp thời giúp gia đình anh một ít viện phí. Mối giao tình càng thêm đậm đà khi gia đình Taras biết chúng tôi trở lại Kyiv lần thứ hai.
Còn nhớ ngày tổ chức sinh nhật 80 của anh Khoa tại California năm 2013, tôi đã hối thúc anh thực hiện cuốn phim này, nhưng anh cứ chần chờ. Bốn năm sau, có lẽ anh đã hiểu ra tại sao Vietnam Film Club muốn thực hiện cuốn phim về anh.
Năm 2013, các thân hữu của anh Khoa đã thực hiện một cuốn sách đồ sộ có tựa đề Lê Văn Khoa – Một Người Việt Nam. Cuốn sách tổng hợp nhiều bài viết và hình ảnh giá trị về sự cống hiến của anh cho đất nước về các lãnh vực giáo dục thiếu nhi, tôn giáo, nhiếp ảnh và âm nhạc.
Tuy nhiên, người đọc khó có thể “nghe” âm nhạc qua văn viết. Từ nhu cầu đó, Vietnam Film Club muốn thực hiện cuốn phim như một thư viện trên không (YouTube), để nhạc của anh được nhiều người thưởng thức và những dữ kiện về âm nhạc cần được lưu giữ cho những ai quan tâm đến việc phát triển nhạc Việt.
Khi hiểu được những năm tháng còn lại của anh có thể đếm trên đầu ngón tay, chúng tôi ráo riết thu thập tài liệu, gấp rút phỏng vấn những nhân vật liên quan đến sự nghiệp của anh.
*
Thứ Bảy, ngày thu hình và thu âm ban nhạc Kiyev Symphony Orchestra trình diễn các bản nhạc cho CD của anh Khoa tại studio chính đã được tân trang lại. May mắn lần này có nhạc sĩ Lê Minh Khải, trưởng nam của anh Khoa từ Thượng Hải bay qua. Anh sẽ phụ giúp anh Khoa về nhạc và giúp tôi chụp hình các buổi trình diễn.
Chuyến đi lần này của chúng tôi nhằm hỗ trợ cho cuốn phim nói về những đóng góp về nghệ thuật trên 60 năm của anh Khoa cho đất nước. Trong đó sẽ nhấn mạnh đến nỗ lực của anh khi ra hải ngoại: đem nhạc Việt đến với thế giới.
Thu âm và thu hình kéo dài đến ba ngày. Công việc khá phức tạp. Trước khi trình diễn, ban nhạc còn phải tập dợt thêm nhiều lần. Nhạc trưởng điều khiển ban nhạc, nhưng lại tuỳ thuộc sự kiểm soát của chuyên viên thu âm. Anh Khoa thỉnh thoảng trao đổi với nhạc trưởng về một sai sót nào đó. Thật đáng nể phục khi nhìn thấy kỷ luật, thiện chí, kiên nhẫn vì nghệ thuật của các nhạc sĩ. Để được một bản nhạc giao hưởng thu âm trọn vẹn là cả một khổ công của tất cả nhạc sĩ và chuyên viên.
Xen kẻ trong những ngảy này là các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại các địa điểm khác nhau: Chủng viện St. Michael, Ukrainian National Philharmonic, Lysenko Boarding School, Studio của Kyiv, và tại chung cư chúng tôi trú ngụ. Các nhân vật trong giới âm nhạc được phỏng vấn gồm:
Dmytro Stepovk, Tiến sĩ về Art Science, Philosophy và Theology.
Taras Stolyar, Nhạc sĩ Bandura.
Violetta Dutchak, Tiến sĩ, Trưởng Phân Khoa Dân Nhạc của V. Stefanyk Carpathian National University.
Svyatoslava Semchuck, Nhạc sĩ độc tấu Violin của Ukrainian National Philharmonic.
Alla Kulbaba, Nhạc trưởng chính của National Opera và Kyiv Symphony Orchestra.
Irina Starodub, Giáo sư Piano của Tchaikovsky National Academy of Music.
Yuri Pogoretsky, Nhạc sĩ Cello.
Lyudmila Chychuk, Nhạc sĩ Piano, Giáo sư Nhạc Thính Phòng của Lysenko Boarding School, trường dành riêng cho thần đồng nghệ thuật.
Nội dung các cuộc phỏng vấn xoay quanh các chủ đề: Nghệ thuật hoà âm và phối khí của nhạc sĩ Lê Văn Khoa – Sử dụng cây đàn dân tộc Bandura của Ukraine để trình diễn dân ca Việt Nam – Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa đã dùng âm nhạc để đưa hai nền văn hóa Đông Tây lại với nhau. Và sau hết là cái nhìn từ các nghệ sĩ Ukraine về nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa.
Nhạc của anh Khoa đã được trình diễn và giảng dạy tại một số trường âm nhạc Ukraine. Điều quý hơn nữa là họ đã hiểu được hoàn cảnh lịch sử của dân tộc Việt Nam, có lẽ vì hai dân tộc đều là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản.
Phỏng vấn các nghệ sĩ Ukraine mới thấy họ quý mến tư cách và cảm phục tài năng âm nhạc của anh Khoa. Cô Lyudmila thì cứ gọi anh là Bố Bố. Cô nói rằng trình diễn xong rồi mà nhạc của anh Khoa cứ lẩn quẩn trong đầu.
Tiến sĩ Violetta Dutchak, Trưởng Phân Khoa Dân Nhạc của V. Stefanyk Carpathian National University khi hay tin chúng tôi đến Kyiv, đã mua vé xe lửa từ miền Tây vượt quảng đường bảy tiếng đồng hồ để gặp anh Khoa và trả lời cuộc phỏng vấn của Vietnam Film Club. Xong công việc, bà đi ăn tối với chúng tôi rồi quay lại trạm xe lửa trở về cho kịp hôm sau đi dạy học.
Là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc lâu năm, bà đưa ra nhận xét:
“Đối với tôi, những bản nhạc soạn cho đàn Bandura của Lê Văn Khoa quả là biểu tượng cho sự hội tụ của hai nền văn hoá Đông Tây, cho sự kết hợp các quốc gia lại với nhau”.
Trong lúc đi bộ trong thương xá, chúng tôi thấy có hai người đang chơi đàn Bandura. Cảnh này khiến anh Khoa kể lại câu chuyện các nhạc sĩ mù ngày xưa đã dùng tiếng đàn Bandura để kích động lòng yêu nước trong dân chúng. Ảnh hưởng của họ đã làm Stalin khiếp sợ nên tìm cách gom lại một chỗ hằng trăm nhạc sĩ mù trên toàn quốc rồi giết hết.
Nhạc trưởng Alla Kulbaba cũng đã hoãn chuyến bay đi trình diễn tại Hòa Lan để đến Studio điều khiển ban nhạc. Xong phỏng vấn, bà đi ngay ra phi trường cho kịp chuyến bay.
*
Chúng tôi dành hai ngày để ra ngoài, trước hết là đến công viên sát bờ sông gần chung cư. Đây là chỗ rất thơ mộng cho những cặp tình nhân chụp hình, với nền cảnh sau lưng là con sông phẳng lặng như giòng sông Hương Việt Nam. Chỉ thiếu con đò với tà áo dài trên sông.
Chúng tôi lên taxi đến thăm Đài Tưởng Niệm 10 triệu nạn nhân chết vì nạn đói do Stalin gây ra. Một công trình nghệ thuật độc đáo. Ngôi tháp cao ngự trên mặt phẳng rộng, từ đó du khách có thể nhìn bao quát một cảnh trí hùng vĩ. Chúng tôi đi xuống tầng hầm. Nơi đây dành cho nghi thức tưởng niệm các nạn nhân. Không gian im lặng, chỉ có những ngọn nến leo lét làm trung gian chuyển lời cầu của người sống đến người chết.
Sau đó chúng tôi viếng Viện Bảo Tàng Đệ Nhị Thế Chiến (National Museum of the History of Ukraine in the Second World War) toạ lạc trên một vị trí cao có thể thưởng ngoạn khung cảnh rộng lớn của thủ đô. Đặc biệt, tôi thấy khá nhiều người trẻ đến đây.
Trong khi mọi người say mê chụp hình, thì Lyudmila dẫn tôi vào trong Viện Bảo Tàng. Nhìn những bức hình nạn nhân Ukraine, những dụng cụ tra tấn, không thể không nghĩ đến những nạn nhân của chiến dịch đấu tố tại miền Bắc thập niên 50, càng không thể quên được mấy ngàn người bị chôn sống trong cuộc thảm sát tại Huế năm 1968. Vietnam Film Club cũng đã thực hiện Video tài liệu về hai đề tài này trên Youtube, một nơi tạm thời ghi nhớ tội ác trước khi có một viện bảo tàng được thiết lập trong tương lai.
Nếu các viện bảo tàng tại các xứ cộng sản được dựng lên để kích động hận thù nơi người xem, thì nơi đây, tôi chỉ thấy nét ngậm ngùi trên khuôn mặt du khách. Trước mắt tôi là chứng tích về những khổ đau và chịu đựng của một dân tộc. Hiểu biết tội ác trong qúa khứ để không cho nó tái diễn trong tương lai, tôi nghĩ đó là thông điệp chính của Viện Bảo Tàng.
Ngày hôm sau, chúng tôi đến thăm khu chợ trời. Đây là khu buôn bán hàng hóa bình dân của người Việt xen lẫn với những sạp hàng của người bản xứ. Cũng có người Việt lập gia đình với người bản xứ và cả nhà cùng ra đây buôn bán. Tuy nhiên vào thời điểm này hàng hoá bày ra nhiều nhưng khách mua rất thưa thớt.
Chúng tôi ghé một tiệm ăn, đúng hơn là một chỗ nhỏ hẹp để bán thức ăn. Chú quán cho biết đa số khách ăn là chủ các sạp hàng, ít khi thấy khách du lịch đến đây.
Một thanh niên Việt tâm sự. Tuy lợi tức không được bao nhiêu, nhưng anh vẫn bám nơi này, vì không có khả năng làm các công việc văn phòng, và cũng rất khó tìm ra việc. Ở đây chỉ việc đóng thuế cho chủ chợ mỗi tháng là xong, không phải đút lót cho bọn bảo kê hay công an khu vực như ở Việt Nam. Theo anh nói, thà sống qua ngày ở đây còn hơn trở về Việt Nam.
Một thanh niên khác có ý mời chúng tôi về nhà anh chơi, nhưng đành từ chối vì chúng tôi không có nhiều thì giờ. Nói chung, người Việt ở đây lo làm ăn, không có chuyện trồng cần sa, buôn lậu, buôn người, bảo kê như ở Tiệp Khắc hay Ba Lan. Sau đó, chúng tôi mời họ chụp chung vài tấm hình. Dù thế nào họ và chúng tôi là những kẻ tha hương, cầu thực hay tỵ nạn, đều chẳng biết quê nhà là đâu.
Hôm sau, Taras tổ chức đi thăm dinh cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, là nhân vật trong biến động năm 2014 bị dân chúng áp lực phải rời nhiệm sớ rồi trốn qua Nga. Trong bốn năm trị vì, ông đã chiếm khu vực rộng lớn này, nguyên trước đây là một tu viện, biến thành dinh thự riêng với những tiện nghi xa hoa. Hiện nay địa điểm này lôi cuốn rất đông khách du lịch.
Chúng tôi phải thuê một chiếc xe để có thể nhìn được các cơ sở như dinh Tổng thống, nhà khách, công viên giải trí, và nhiều kiến trúc phục vụ cho nhà lãnh đạo Viktor Yanukovych. Khu vực nằm cạnh con sông lớn với hàng rào sắt kiên cố. Có thể nói không nơi nào rộng lớn, với một môi trường thiên nhiên đẹp như khu vực này.
Trở về chung cư, chúng tôi rũ nhau ra siêu thị mua thực phẩm về nấu ăn. Không biết tiếng Ukraine nên toán người Việt này như những kẻ nhà quê ra tỉnh. Cuối cùng rồi cũng có một người đến chỉ cách sử dụng máy trả tiền. Dường như ngưởi đàn ông đã theo dõi toán người ngớ ngẩn này ngay từ đầu. Chúng tôi lại có dịp dùng chữ Dyakuyu nhiều lần để cám ơn người đàn ông tử tế.
Ra khỏi siêu thị, thấy mấy người đàn bà bán những món hàng thủ công và các loại nông sản. Họ bình thản mỉm cười như một lời mời. Không có săn đón, mời mọc, lôi kéo. Tôi tự hỏi, họ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày trong khi chỉ bày bán vài thứ lặt vặt. Như một thú vui giữa trời chăng?
Tôi thích ngắm người dân Ukraine thong thả đi bộ trên đường phố. Không có nét hấp tấp, cãi vã ồn ào. Không có nét xa hoa hay phô trương nơi các toà nhà, hay trong cách ăn mặc. Trong chung cư hay trong siêu thị, ngoài đường hay trên xe buýt, tôi không thấy cảnh chen lấn, mọi người đi lại, ăn nói từ tốn. Thời tôi đi học, đường phố Sài Gòn và hôm nay đường phố Kyiv, gần như cả hai khung trời và con người đều giống nhau.
Dường như họ bằng lòng với những gì đang có, và không phiền trách xã hội chậm phát triển. Nhìn phong cách của họ, tôi có cảm tưởng họ vẫn còn nỗi buồn quá khứ về một giai đoạn lịch sử đau thương, khiến họ phải cẩn thận hơn khi mà hiện tại chưa phải là mảnh đất bình yên.
Bỗng nhiên tôi thấy mình gần gũi với những người Ukraine này. Họ nghèo nàn, nhưng đời sống họ không bị xáo trộn và xã hội không bất ổn như Việt Nam tôi hiện nay. Đất nước họ không có đấu tố, không có cướp đoạt đất đai tài sản mỗi ngày, không có những cán bộ vung tay nhảy xổm lên đầu người dân hò hét vinh quang hay tự hào vô lối những gì mình không có.
Bước vào phòng được một lúc, thì cả gia đình Taras đến thăm chúng tôi. Có thể thấy ngay đây là một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Hai cậu con trai đến chào từng người, trong tay là hộp chocolat làm quà cho chúng tôi. Hai cậu bé có dáng dấp như hai công tử quý phái. Đến lượt Kateryna xuất hiện. Khuôn mặt cô khác với trước đây, nhưng cô vẫn tươi tắn và tự nhiên. Cô luôn miệng cám ơn chúng tôi đã hỗ trợ gia đình cô sau tai nạn năm ngoái.
Tối thứ Năm, chúng tôi đến studio để nghe lại việc thu âm, mới thấy sự vất vả của chuyên viên thu âm. Anh Khoa ngồi bên cạnh người nghệ sĩ, cùng xem lại từng đoạn nhạc để điều chỉnh. Đây chính là giây phút người nghệ sĩ Ukraine chờ đợi cái gật đầu của người nhạc sĩ Việt Nam để cả hai hoàn tất trọn vẹn những tác phẩm nghệ thuật. Nhanh chóng, tôi cầm máy quay lên lặng lẻ thu hình.
Hai người nghệ sĩ đã vượt lên trên biên giới đất nước mình, biến âm nhạc thành một ngôn ngữ để thưởng thức, để chia sẻ, và để cảm thông. Nếu nhân loại cần một thức ăn mời gọi mọi người từ các nơi về, thì âm nhạc chính là món ăn cần thiết cho đời sống.
Trước ngày đi Ukraine, anh Khoa nói đây là chuyến đi cuối cùng. Vậy mà bây giờ ý nghĩ ấy biến mất. Taras vừa mở ra một cánh cửa mới: một buổi trình diễn âm nhạc quốc tế, trong đó dành một phần riêng để trình diễn nhạc của Lê Văn Khoa, dự trù sẽ tổ chức năm 2017 tại Ukraine. Họ cho biết chương trình tổ chức sẽ không thiếu phần diễn thuyết của anh Khoa về âm nhạc.
*
Trên đường ra phi trường, nhìn anh Khoa rồi nhìn Taras, tôi chợt thấy một điều lý thú. Con người Nam Bộ Lê Văn Khoa và con người Taras từ hai phương trời Đông Tây, cùng một đam mê âm nhạc, cùng một tâm nguyện phục vụ xã hội, đang hội tụ nơi một miền đất đầy khát vọng hòa bình.
Một sự trùng hợp khác nữa. Anh Khoa sinh năm con gà 1933, năm có 10 triệu nạn nhân Ukraine chết đói. Tôi sinh năm con gà 1945, năm có gần hai triệu người Việt chết đói. Bây giờ cả hai cùng đến đây để làm một cuốn phim không phải để hận thù qúa khứ, mà để đưa nhạc Việt cất cao trên vòm trời âm nhạc của thế giới.
Anh Khoa đã từng ước mơ:
“Tôi chỉ có niềm kiêu hãnh về dân tộc Việt và mong muốn góp một phần khiêm nhường trong việc đưa văn hóa Việt ra khỏi biên cương Việt Nam, đồng thời hy vọng được mở một cánh cửa nhỏ cho nhạc Việt tung bay. Hy vọng thế hệ tiếp nối sẽ đi xa hơn để gieo nhạc Việt vào lòng người yêu nhạc trên khắp thế giới”.
Viết từ nước Mỹ
Lâu lắm rồi tôi không xem chi tiết trên Youtube về các phim tài liệu của Vietnam Film Club, chỉ hằng ngày nhìn qua số lượng người xem của từng Video. Hôm nay tôi muốn đi một vòng.
Bỗng giật mình. Số người xem trong nước trên 80%, cao nhất so với toàn cầu. Khác xa với hai năm trước đây là Hoa Kỳ dẫn đầu. Đáng nói hơn nữa là độ tuối người xem từ 18 đến 34 vào xem nhiều nhất, thay vì người lớn tuổi như tôi nghĩ.
Phải hiểu như thế nào đây? Giới trẻ đã quay lưng lại với truyền thông nhà nước cộng sản để hướng ra bên ngoài tìm sự thật? Những hiện tượng thay đổi mới đây của người dân trong nước có xu hướng nhìn lại văn hóa của xã hội miền Nam trước năm 1975 hay hiện tượng người dân không còn sợ hãi bạo lực trấn áp của nhà cầm quyền như trước đây, tôi nghĩ tôi có thể trả lời câu hỏi của chính mình.
Thì ra những cuốn phim tài liệu của Vietnam Film Club tưởng như cần một thời gian dài cho mưa thấm đất, bây giờ đã thấy tín hiệu của kết quả. Nghĩ lại mà thấy con đường dài nhiều khó khăn của tổ chức từ ngày thành lập, và cũng vui mừng vì anh em đã không mặc cảm phải có bằng cấp chuyên nghiệp, ngân khoản tài trợ sẵn sàng mới thực hiện được. May mắn, chúng tôi đã tạo được một mạng lưới với các nhà nghiên cứu, các nhân chứng để thu thập tài liệu và được hỗ trợ các nhu cầu khác. Với chúng tôi, đối tượng của các phim tài liệu ưu tiên hướng về người dân trong nước. Họ cần thông tin thật để thay thế cho hệ thống tuyên truyền từ hơn nửa thế kỷ nay.
Thật là một nghịch lý cho nghề nghiệp khi đặt ưu tiên là đề tài và nội dung của dự án thay vì tài chánh. Liều lĩnh chăng, khi mà trước mắt bao nhiêu là nhu cầu, chưa nói đến kiến thức chuyên môn và thời giờ cần đầu tư cho các dự án. Máy móc trang bị để làm phim, tốn phí di chuyển nhiều nơi để phỏng vấn, và những nhu cầu khác suốt hành trình thực hiện. Không có một nhà tài trợ, chỉ có tự lực cánh sinh. Vậy mà như một chuyện khó tin, đến hôm nay không một ai trong Vietnam Film Club mắc phải nợ nần.
Vậy thì phải cám ơn Trời, cám ơn những người đã hỗ trợ chúng tôi bằng nhiều hình thức, về tinh thần hay phương tiện, trực tiếp hay gián tiếp, trong nước hay tại hải ngoại, người Việt Nam và cả người ngoại quốc.
Chúng tôi muốn đưa lên cao một đối tượng khác cần phải cám ơn một cách đặc biệt. Nước Mỹ. Cưu mang và hỗ trợ. Nước Mỹ. Một môi trường thuận lợi. Nước Mỹ. Những phương tiện hữu hiệu và những con người tốt bụng.
Tôi nhớ lại hai cuốn phim tiêu biểu trong hàng chục cuốn phim của Vietnam Film Club đã thực hiện: Hồn Việt và Hồn Tử Sĩ. Hai cuốn phim này có sự tương quan đến kỳ lạ. Năm 2003, tôi về thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, thu hình được 15 phút về hiện trạng của nghĩa trang, trong khi tứ phía là bộ đội canh gác hạn chế mọi thăm viếng và chụp hình bị nghiêm cấm.
Toàn nghĩa trang là một cảnh tượng hoang phế và bị phá hoại đến nát lòng người viễn xứ. Tôi đã nhìn thấy một bia mộ có sơn lá cờ vàng bị đục nát. Hình ảnh đó in vào tâm trí tôi để 10 năm sau cuốn phim Hồn Việt và 13 năm sau là phim Hồn Tử Sĩ được thực hiện về lá cờ vàng và Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.
Có những may mắn và thuận lợi đến ngạc nhiên khi thực hiện hai cuốn phim này. Như khi chúng tôi qua Sundre, ông Roy Cummings, cựu thị trưởng Sundre ở Canada và hai nghị viên thành phố bất ngờ đến gặp chúng tôi và muốn được phỏng vấn, chỉ vì họ là những nhân vật chủ chốt cho phép treo cờ vàng trên thành phố Sundre.
Hay như ông Craig Van Hoy, người đầu tiên cắm lá cờ vàng trên đỉnh núi Everett năm 2004. Ông không yêu cầu chúng tôi đến Seattle mà tự lái xe chở ba đứa con về Portland giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.
Có thể nào chúng tôi thực hiện được những cuốn phim tài liệu này ngay tại Việt Nam hôm nay?
Cám ơn nhiều lần Nước Mỹ, quê hương thứ hai của người Việt tỵ nạn.
Viết từ trái tim Việt
Từ lầu bảy, tôi nhìn xuống phố Shirlington chìm trong màn tuyết trắng xoá. Có lẽ đây là trận tuyết cuối cùng trên vùng thủ đô nước Mỹ. Đường phố buổi sáng chưa có một dấu chân đi qua. Mùa đông và mùa xuân như đang cùng nhau sắp xếp sinh khí mới cho những ngày xuân đang lảng vảng quanh đây.
Tôi đến sở làm hơi sớm, nên có thì giờ ngắm tuyết. Năm nào tôi cũng háo hức đón mùa tuyết, dù mưa tuyết lất phất quyến rũ hay bảo tuyết làm trở ngại lưu thông. Với tôi, nhà cửa vắng lặng dưới khung trời tuyết thường tạo nên cảm giác bình yên.
Đột nhiên hình ảnh mẹ tôi chợt hiện ra trong màn tuyết, như một tín hiệu khó hiểu đưa tôi về quá khứ của mẹ. Mẹ tôi ra đi đã năm năm, nhưng tôi cảm thấy năm năm này tôi lại gần gũi với mẹ tôi hơn hết trong đời. Có thể vì ngày mẹ mất, tôi đã không có mặt để tiễn biệt. Có thể vì mỗi đêm tôi có vài phút trò chuyện với mẹ trên bàn thờ, trên đó vẫn còn nắm đất quê hương mẹ đưa cho tôi ngày tôi rời Việt Nam qua xứ người.
Trước mắt tôi bây giờ là một bà mẹ quê như hình ảnh người mẹ trong bài hát Bà Mẹ Quê của Phạm Duy. Đôi khi tôi nghĩ tác giả đã sáng tác bài này cho chính mẹ tôi. Mẹ tôi tần tảo nuôi mấy anh em ngoài Bắc trong khi ba tôi biền biệt trong Nam. Những chuyến tôi theo mẹ vào Nam thăm ba tôi qua những con đường đầy mạo hiểm giữa hàng rào kiểm soát của Việt Minh. Những cuộc chạy loạn trong rừng giữa bom đạn và đói khát. Những ngày mẹ mòn mỏi trông ngóng ba anh em tôi trở về từ các trại tập trung. Rồi những ngày cuối đời mẹ lặng lẻ trên chiếc xe lăn nhìn vào xa xăm khi mà anh em tôi trôi dạt nơi quê người.
Nhưng trên hết những cảnh lặn lội đầy hiểm nguy hay thương tâm ấy, là một bà mẹ suốt đời sống vì đất, vì gia đình. Một đời mẹ tôi chỉ biết chồng con và làng xóm. Vậy mà bà mẹ quê, đã nuôi chúng tôi ăn học thành người, để rồi ngang dọc đời lính, và cuối cùng được sống trong một khung trời tự do.
Tôi nhìn nắm đất quê hương trên bàn thờ. Bỗng tôi giật mình. Có phải mẹ tôi đã ngầm nhắn nhủ điều gì đó khi đặt nắm đất vào tay tôi trước ngày ra đi?
Quê nhà là đâu? Là khi có mẹ bên mình. Bây giờ mẹ ở xa quá, nên quê nhà của tôi cũng xa vời vợi. Nhưng tôi vẫn thì thầm với mẹ tôi, bà mẹ quê, bà mẹ Việt Nam muôn thuở, hình ảnh đẹp nhất của quê hương và của đời tôi, hãy theo tôi những năm tháng còn lại nơi xứ người.
Virginia, ngày 5.3.2017
Chu Lynh
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017
Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017
Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017
Hồn Tử Sĩ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà
Trong tháng 4 năm 2017, Vietnam Film Club sẽ có hai buổi giới thiệu cuốn phim tài liệu bằng song ngữ Việt-Anh.
Hồn Tử Sĩ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà
Hai buổi giới thiệu này được Cộng Đồng Việt Nam Minnesota và North Carolina tích cực đứng ra tổ chức:
1. Tại Edina, Minnesota
Thứ Bảy, ngày 22 tháng 4 năm 2017 (1:00 đến 4:00PM) tại:
Southdale Library: 7001 York Ave. S., Edina, MN 55435
Liên lạc: Cô Phước Trần: 612-543-6206
1 Tại Charlotte, North Carolina
Chúa Nhật, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (2:00 đến 5:00 PM) tại:
Thư Viện Á Châu: 1339 Baxter Street, Charlotte, NC 28204
Liên lạc: Cô Thu Hương: 704-607-7761, cô Quỳnh Nga: 704-516-7975
Kính mời Quý Đồng Hương tham dự hoặc xin phổ biến rộng rãi đến các Thân Hữu và Đồng Hương
Trân trọng
Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017
Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017
Mùa Xuân Dân Tộc Sẽ Đến Từ Nghệ Tĩnh?
Trước thảm họa cá chết ở vùng biển bốn tỉnh miền Trung vào đầu tháng 4.2016, những cuộc biểu tình tự phát để phản đối khởi đầu từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, ngày 6.4.2016, rồi sau đó đến lượt Quảng Bình, Thừa Thiên, Huế, Quảng Trị… rồi Sài-Gòn, Hà-Nội, và đã bị đàn áp tàn bạo.
Đồng thời, bạo quyền Hà-nội đã thất bại sau khi làm mọi cách để chạy tội cho Formosa, nào là cá chết vì thủy triều đỏ, nào là vì thay đổi khí hậu… cuối cùng sự thật vẫn là sự thật không thể chối cãi, chiều ngày 30.6.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cùng các thành viên khác cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo của ngụy quyền Hà-nội nhìn nhận chính nước thải từ nhà máy của Formosa đã gây ra thảm họa cá chết. Formosa đã nhận lỗi, xin lỗi và bằng lòng “bồi thường” 500 triệu Mỹ kim, trong khi một nguồn tin khác lại nói là hơn 1 tỉ Mỹ kim.
Nhưng, dù 500 triệu hay 1 tỉ Mỹ kim thì cũng không phải là cái giá để có thể bán dân tộc Việt Nam. Và, đúng như lời Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nói khi tới thăm Nghệ Tĩnh: “Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá, nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị”.
Thật vậy, thảm họa đang diễn ra tại các bờ biển miền Trung Việt Nam không phải chỉ có cá chết và người chết, hay sẽ chết. Và, quả thật đây chỉ là “cái ngọn của vấn đề”.
Vụ “cá chết” đã phơi bày cái “thây ma chính trị” của một chế độ độc quyền về chính trị, rao giảng rất nhiều về chính trị, nhìn đâu đâu cũng thấy chính trị, cái gì cũng chính trị. Một thứ chính trị đồng nghĩa với chết chóc, chết từ trong tâm hồn tới ngoài xã hội. Chết của lương tri. Chết của đạo đức. Chết của chữ nghĩa.
“Chính trị”, nghĩa chính xác là quản trị đất nước làm cho dân giàu nước mạnh, đã bị những đồ đệ mê-muội của Mác-Lênin biến thành một tà đạo hắc ám lấy bạo lực và lừa dối làm phương tiện để dựng lên một chế độ khốn kiếp cho phép thiểu số nắm toàn quyền sanh sát, mặc sức làm giàu trên sự thống khổ của người dân và sự suy tàn của đất nước, trong lúc tự nhận là một chế độ thực hiện công bằng xã hội, xóa bỏ cảnh người bóc lột người. Chúng độc quyền “làm chính trị” theo nghĩa thứ hai. Người nào muốn làm chính trị theo nghĩa thứ thứ nhất, nghĩa đúng của danh từ ấy, thì bị kết tội “phản động”, hay chống đối, âm mưu lật đổ “nhà nước nhân dân”. Chính trị thực sự đã chết dưới chế độ cộng sản.
Vụ “cá chết” chỉ là thảm họa mới nhất, rõ rệt nhất, tai ương lớn nhất, đánh mạnh nhất vào đời sống của mọi người, đã khiến mọi người không thể ngồi yên, từ thôn quê tới thành thị, từ già tới trẻ, nam hay nữ. Trừ bọn công an, đồng phục hay giả dạng côn đồ, những tên tôi tớ không còn nhân tính, trực tiếp đánh đập người dân tay không xuống đường đòi quyền sống cho cá và cho người. Trừ những kẻ học cao, bằng lớn nhưng tâm hồn đã chết, những bồi bút văn nô cam tâm làm thân trâu ngựa phục vụ ngụy quyền tiếp tay che giấu sự thật, bênh vực thủ phạm, lừa dối người dân.
Sau khi những cuộc biểu tình không bạo động tự phát ở nhiều nơi bị đàn áp thẳng tay bằng bạo lực, tình hình có vẻ lắng dịu. Bất ngờ, ngày Chủ nhật 2.10.2016, khoảng trên mười ngàn người, phần lớn là ngư dân, đã hẹn nhau xuống đường biểu tình bên ngoài nhà máy luyện thép Formosa tại Hà Tĩnh. Khí thế bừng bừng, tuy không bạo động, họ mang theo những biểu ngữ có vẻ chống Formosa (“Formosa cút đi!”), nhưng đã đồng thời đập thẳng vào mặt bè lũ cầm quyền: “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép!”…
Cảnh sát cơ động và quân đội được huy động tạo thành rào cản nhưng đã phải tháo lui, “bỏ chạy” trước khí thế quyết liệt của những người biểu tình. Hàng ngàn người đã tiến vào địa điểm tập trung bên ngoài cổng Nhà máy Formosa mà không bị đàn áp, và đã không xảy ra bạo động hay đập phá. Cuộc biểu tình đầy khí thế đã chấm dứt trong vòng trật tự sau nhiều giờ tập họp để truyền đạt nguyện vọng và đòi hỏi của người dân trong Vùng Nghệ Tĩnh: Chúng tôi cần sự sống cho cá và cho người, gián tiếp trả lời câu hỏi xấc láo của kẻ nào đó: “Muốn sắt thép hay tôm cá?”
Trước cuộc biểu tình một tuần, ngày 26.9.2016, một phái đoàn đông đảo người dân Nghệ Tĩnh đã nạp đơn kiện tại tòa án địa phương đòi Formosa phải đóng cửa và bồi thường thiệt hại do chất độc từ nhà máy thải ra gây thảm họa nhiễm độc cho bờ biển bốn tỉnh miền Trung khiến cá chết hàng loạt, hoạt động ngư nghiệp và du lịch bị tê liệt kéo dài chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Vụ kiện này và cuộc biểu tình ngày 2.10.2016 ở Nghệ Tĩnh đã và đang được nhiều người quan tâm theo dõi, đặc biệt là những người đang dấn thân vào cuộc tranh đấu cho một “Mùa Xuân Dân Tộc” sớm trở về trên đất nước Việt Nam sau hơn 70 năm đắm chìm trong thống khổ, thù hận, chiến tranh, ô nhục do đảng CSVN gây ra.
Phải chăng “thảm họa cá chết” ở bờ biển bốn tỉnh miền Trung, khởi đầu từ Nghệ Tĩnh, sẽ là sự lặp lại của một bi kịch dài trong lịch sử Việt Nam mà đây là màn chót với hồi kết đảo ngược, đem lại Tự Do và Nhân Quyền cho dân tộc Việt Nam?
Có thể, những người cầm đầu đảng CSVN ở Ba Đình, Hà-Nội, cũng đang lo sợ trước viễn ảnh hãi hùng của màn kết của thiên bi kịch 86 năm về trước, do chính họ dựng ra, cũng tại Nghệ Tĩnh, và đã được tô vẽ như bước khởi đầu oanh liệt của “đảng”: “Xô-Viết Nghệ Tĩnh”.
Thật vậy, theo sử sách của Đảng CSVN, chín tháng sau ngày thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương (3.2.1930), tiền thân của đảng CSVN, ngày 18.11.1930, dưới sự xúi giục và cầm đầu của những người cộng sản VN, dân nghèo Nghệ Tĩnh đã nổi dậy, dùng bạo lực cướp chính quyền theo kiểu của Lê-nin tại nước Nga năm 1917 nên được gọi là chính quyền “Xô-Viết Nghệ Tĩnh”. “Chính quyền Xô-Viết” lai căng này không sống lâu vì đã bị quân đội thực dân Pháp dẹp tan đẫm máu mà CSVN giải thích như “một cuộc diễn tập” khởi đầu của cách mạng vô sản do quần chúng nổi dậy dùng bạo lực để cướp chính quyền nhằm dựng lên nhà nước xã hội chủ nghĩa theo chủ thuyết Mác-Lênin.
Ngày nay, chủ nghĩa Mác-Lênin đã mồ yên mả đẹp hơn một phần tư thế kỷ, nhưng CSVN vẫn ngoan cố tiếp tục núp sau cái bóng ma cộng sản để nắm quyền và gây tội ác với bộ máy đàn áp vô nhân tính được gọi là “chuyên chính vô sản”. Nhiều người thường nói thực dân Pháp khi cai trị nước ta đã thi hành chính sách thâm độc nhằm ru ngủ dân ta với “bơ thừa sữa cặn”, ăn chơi đồi trụy, văn chương lãng mạn, rươu chè, bài bạc… Và ngày nay, Việt cộng cũng theo chính sách ấy để làm cho người dân không còn ý thức đấu tranh, hay chống đối. Thật ra, không chỉ ru ngủ, Việt cộng còn súc vật hóa con người, biến con người thành nửa người nửa súc vật, sống như một con vật, chỉ có cái bao tử mà không còn cái đầu, có mồm nhưng chỉ để đưa thức ăn vào nuôi sống cơ thể, không còn được nói ra những điều để phân biệt con người với con vật: những suy tưởng tự do từ óc não. Chẳng khác nào một bầy cừu, dắt đi đâu thì ngoan ngoãn đi đó.
Người cộng sản lên nắm quyền bằng bạo lực, tồn tại bằng bạo lực, và cũng sẽ tan rã bởi bạo lực. Phải chăng vì lý do đó mà công an và bộ đội ở Nghệ Tĩnh đã không dám dùng bạo lực để giải tán đám biểu tình với hơn mười ngàn người, dù tay không tấc sắt? Họ đã học được điều gì từ sự sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu và sự tan biến của Liên bang Xô-Viết chăng? Và họ đã biết số phận ấy rồi cũng sẽ đến với mình.
Nhưng, từ cuộc biểu tình tại Nghệ Tĩnh ngày 2.10.2016, “mặt trận không tiếng súng” của toàn dân Việt Nam cũng đã rút tỉa được những điều quý báu. Trong đó, điều quan trọng nhất: nếu tập họp được một khối quần chúng lớn với vài chục ngàn người, bạo quyền sẽ không dám đàn áp, như đã giải tán thô bạo những đám biểu tình với vài trăm người trước đây. Điều quan trọng thứ hai: đừng sợ. Đòi lại quyền làm người đã bị tước đoạt là chính đáng. Của mình bị cướp mình không dám đòi lại thì ai đòi cho mình? Chính kẻ cướp phải sợ mình chứ không phải mình sợ kẻ cướp. Điều quan trọng thứ ba: đừng vô cảm. Thấy người khác đứng lên bị đánh đập, hành hạ, tù tội đừng dửng dưng như kẻ vô can. Đó là những người dũng cảm tranh đấu cho mình, mình phải can thiệp, cứu giúp, phản đối. Tóm lại, khi mọi người đồng lòng cùng sát cánh bên nhau đòi lại quyền làm người thì không có bạo lực nào đàn áp được. Một việc tưởng là khó sẽ trở thành dễ nếu mọi người cùng nhận thức và hành động như người dân Nghệ Tĩnh.
Nghệ Tĩnh đã làm được. Sài-Gòn, Hà-Nội… cũng sẽ làm được, và “Mùa Xuân Dân Tộc” sẽ về trên đất nước Việt Nam. Mùa Xuân vĩnh cửu sẽ về trên đất nước Việt Nam khi mỗi người dân Việt là một con én.
Và, sao lại không thể trong năm Đinh Dậu?
Sơn Tùng (12-2016)
http://phonhonews.com/mua-xuan-dan-toc-se-den-tu-nghe-tinh-son-tung/Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017
Từ Màn Sắt Đến Tường Lửa
Ai cũng hiểu, lý do duy nhất khiến cộng sản Đông Đức phải lập tới 4 trạm kiểm soát cho một đoạn đường ngắn, và phải khám xét, nhận diện, hạch hỏi một cách khắt khe đến như vậy, chỉ là để ngăn chận những người dân từ “thiên đường” Đông Bá Linh trốn sang Tây Bá Linh. Dù vậy, các tài liệu khả tín cho biết, tính từ ngày bức tường Bá Linh được dựng lên (13 tháng 8 năm 1961) cho đến ngày bức tường sụp đổ (9 tháng 11 năm 1989) đã có không dưới 5000 người tìm đủ mọi cách để trốn qua vùng đất tự do, và ít nhất 200 người kẻ cả phụ nữ trẻ em đã bị lính biên phòng Đông Đức bắn chết trong lúc đào thoát bằng ngả “Berlin Wall”. Những con số ấy nói lên rất nhiều. Có lẽ chỉ thua những con số liên quan tới làn sóng thuyền nhân Việt Nam: theo ước tính của Rudolph Rummel (giáo sư chính trị học tại Đại học Hawaii), gần nửa triệu trong số 2 triệu thuyền nhân đã bỏ xác ngoài biển khơi trên đường đi tìm tự do.
Với sự tan rã của Liên bang Xô viết và sự sụp đổ của một loạt các chế độ cộng sản Đông Âu, kể từ đầu thập niên 90 “bức màn sắt” đã lui vào quá khứ; đài tưởng niệm các nạn nhân bức tường Bá Linh hay các “đài tưởng niệm bức màn sắt” ở Cộng hòa Tiệp và ở Hung Gia Lợi nay trở thành những chứng tích lịch sử cho một giai đoạn đen tối của Âu Châu và cả thế giới. Quả thật cuộc chiến tranh lạnh là một giai đoạn đen tối đã qua đi. Tiếc thay, bình minh vẫn chưa thực sự trở về với nhân loại.
....
Lẽ tất nhiên chuyện kiểm duyệt Internet ở Hoa Lục, Cuba, Lào, Bắc Hàn, Việt Nam, hay ở Iran, Syria, Saudi Arabia, Miến Điện… không phải chỉ gói trọn trong việc sử dụng nhu liệu “tường lửa” để hạn chế thông tin. Ngoài “tường lửa”, lực lượng công an mạng của các chế độ độc tài, tùy nơi tùy lúc, còn áp dụng một số biện pháp quái gở hơn, thí dụ như kiểm soát trực tiếp các máy điện toán cá nhân có nối mạng, hoặc kiểm soát lý lịch và động tác của từng khách hàng ở những địa điểm cung ứng Internet, hoặc ký mật ước với các công ty dịch vụ Internet để yểm trợ việc theo dõi những “đối tượng đáng nghi ngờ”, hoặc giản dị, trắng trợn hơn nữa là xông thẳng vào nhà của “đối tượng” và tịch thu nguyên giàn máy computer mang về trụ sở để vừa điều tra vừa vu oan giá họa…
Trong bầu không khí đầy bất trắc đối với tập thể công dân mạng thiếu may mắn phải sống dưới những chế độ như thế, “tường lửa” chẳng khác nào một “bức màn sắt mới”, được dựng lên trong không gian ảo để ngăn họ với thế giới bên ngoài. Nhưng cũng giống như “bức tường ô nhục” cắt đôi thành phố Bá Linh hay các trạm gác biên giới dọc theo “bức màn sắt” thời chiến tranh lạnh, những bức “tường lửa” ngày hôm nay chỉ nói lên sự thất bại của thể chế độc tài. Là vì những con người khao khát tự do bao giờ cũng sẵn sàng trả giá để đổi lấy tự do. Họ dư hiểu mối đe dọa đối với bản thân nếu họ tìm cách “vượt tường lửa”, họ cũng đoán trước các thủ đoạn tàn bạo và thô bỉ có thể được dùng để đối phó với họ, nhưng họ vẫn chấp nhận tất cả, chỉ để gửi những thông điệp bằng tim óc họ cho đồng bào ruột thịt của họ và cho thế giới tự do.
....Rõ ràng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã không ngừng đưa nhân loại đến gần với nhau hơn. Cũng chính vì thế, sự trao đổi kiến thức và luân chuyển tin tức càng giúp ích cho con người bao nhiêu thì càng đe dọa những chế độ độc tài muốn kiểm soát tư tưởng và hành động của con người bấy nhiêu. Người dân Đông Âu phải mất 44 năm trời mới phá tan được “bức màn sắt”, nhưng đến cùng với sự tháo gỡ những biên giới chính trị đầu thập niên 90 là cả một kỷ nguyên thông tin làm thay đổi bộ mặt thế giới. Với đà phát triển không ngừng của mạng lưới toàn cầu, kỷ nguyên ấy được đánh dấu bằng sự ra đời của điện thoại di động, email, các trang blogs cá nhân, trang mạng YouTube để trao đổi videos, rồi các dịch vụ nối kết mạng lưới xã hội như Facebook, Twitter… Và rồi bước sang cuối năm 2010 đầu năm 2011, tất cả những công cụ truyền tin này đã đóng vai trò quan trọng để làm dấy lên một làn sóng biểu tình và cách mạng từ Bắc Phi đến Trung Đông, lật đổ một loạt các chế độ độc tài chẳng khác gì cơn thịnh nộ của những con người cùng khổ đã vùng lên đạp ngã “bức màn sắt” Đông Âu.
Tương tự như đế quốc Liên Xô đã phải dựng “bức màn sắt” để kiểm soát người dân các nước chư hầu, những chế độ độc tài còn lại trên trái đất buộc lòng phải rập khuôn nhau dựng hàng loạt “tường lửa” – vừa bằng kỹ thuật vừa bằng bạo lực – để đối phó với làn sóng phản kháng đã khơi nguồn từ “cách mạng hoa lài Tunisia” và “mùa Xuân Ả Rập”. Thời điểm cuối năm Tân Mão 2011 được đánh dấu bằng hình ảnh đó: những bức tường lửa mong manh như cố gắng tuyệt vọng của một bọn điên rồ muốn níu lại vòng quay của bánh xe lịch sử.
Đào Trường Phúc
@
Xem trọn bài viết: http://phonhonews.com/tu-man-sat-den-tuong-lua-dao-truong-phuc/
NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE
NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE
Phan Nhật Nam
(trích tác phẩm Mùa Hè Đỏ Lửa, xuất bản tại Saigon năm 1972/73)
Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku... Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi...
Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chập, đưa "con trốt" chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậm chảy về phía Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa.
Mùa Hè, những con đường thành nội Huế lốm đốm ánh trăng xuyên qua cành lá, cô gái chuyển tấm lưng sau lớp tóc dài dày kín, nâng khối tóc xôn xao lên khỏi chiếc gáy để cơn gió ngắn len qua hàng rào chè xanh thổi khô đi lớp mồ hôi rịn trên những lông tơ nõn.
Mùa Hè, mưa rào tăm tắp đổ xuống kín trời An Lộc, chập chùng ẩn hiện những thân cây cao su nhòa vào nền trời xám tối, khu rừng biến thành khối đêm đen trong khoảng khắc, khối đen chuyển dịch, vẫy vùng ào ạt theo từng cơn lốc gió... Mưa tan, trời tạnh, ánh trăng lạnh nhô lên từ phương tây, cuối bình nguyên lồng lộng, núi Bà Đen ấn một nét đen thẫm thần bí trên nền trời xanh ánh trăng. Và đàn nai bắt đầu tung tăng từ đầu nguồn, cuối lạch... Đàn nai chạy vun vút qua rừng cây, trên đồng cỏ mượt sóng, chạy và ngừng lại, "bép" mấy tiếng âm u cùng ánh trăng chập chờn trên sóng cỏ.
Mùa Hè, mùa đẹp đẽ, tươi gắt căng sức sống, ngày ngày nỗ lực trên mặt nước loáng ánh nắng hay đồng lúa nặng hạt. Hạt ngọc của trời, và người dân cất cao tiếng hò...
Được mùa chớ phụ môn khoai,
Đến năm Thân, Dậu lấy ai bạn cùng...
Tiếng hò chạy dài trên lúa, theo cơn gió đưa ra đến đầu ghềnh, cuối cửa sông, tan biến vào cùng sóng nhỏ... Trên mặt nước, con đò xuôi về Thế Chí, Đại Lộc dọc Phá Tam Giang¹, lại vang dội một giọng hò khác phảng phất nét tàn tạ bi thảm của hơi Nam Ai thê thiết...
Hò... ơ... ai...về... ạ... ạ... Đại... Lộc... ạ... ạ... ai vượt... ạ.. ơ... Kế Môn...
Đã từ lâu, lâu lắm, người dân của ba miền đã qua những mùa hè trong cạn đáy khắc khoải để hy vọng tiếp tục đời sống với mơ ước chỉ đầy chén cơm. Nhưng mùa Hè năm nay, 1972, tất cả hy vọng và mơ ước nhỏ nhoi tội nghiệp kia tan vỡ trong tận cùng kinh ngạc. Bao năm qua, chiến tranh đã quá nặng độ, chiến tranh quá dài, dài thê thảm, dài đau đớn tràn ngập. Người dân Việt mong mỏi đi qua thêm một mùa, một năm, chiến tranh lắng dịu và được sống sót. Nhưng, 30 tháng 3 ở Đông Hà, 24 tháng 4 ở Tân Cảnh, 7 tháng 4 ở An Lộc, 1 tháng 5 cho Huế và Quảng Trị, Hoài Ân, Tam Quan, Bồng Sơn, Bình Giả, Đất Đỏ. Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ.
Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt. Lửa ngùn ngụt. Lửa bừng bừng. Lửa kêu tiếng lớn đại pháo. Lửa lép bép nức nở thịt da người nung chín. Lửa kéo dài qua đêm. Lửa bốc khói mờ trời khi ngày sáng. Lửa gào chêm tiếng khóc của người. Lửa hốt hoảng khi cái chết chạm mặt. Lửa dậy mùi thây ma. Lửa tử khí trùng trùng giăng kín quê hương thê thảm khốn cùng.
Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972, Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện. Mùa Hè cuối đáy điêu linh. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày!
Ba sư đoàn bộ binh 304, 308, 324B, cùng sáu trung đoàn địa phương của Khu 5, ba trung đoàn chiến xa, hai trung đoàn đặc công và một sư đoàn pháo nặng 130 ly, cho mặt trận Trị-Thiên. Ba sư đoàn 5, 7, 9, tăng cường sư đoàn Bình Long, hai Trung Ðoàn 202 và 203 chiến xa, được yểm trợ bởi một sư đoàn pháo nặng tại mặt trận An Lộc. Hai Sư Ðoàn 320 (Thép) và Sao Vàng, một trung đoàn chiến xa tấn công vào Tân Cảnh, Kontum. Hướng tiến được dọn đường bởi một trung đoàn pháo đặt từ rặng Big Mama Mountain, vùng tam biên-giới Việt-Miên-Lào. Cộng quân chơi trò chơi máu, mở đầu những "ngày hè đỏ lửa," trận cuối cùng để tìm kiếm kết thúc cho mười năm chiến tranh "giải phóng" cạn lực, sau "tổng-công-kích thất bại Mậu Thân 1968."
Quân ta phải chống lại. Chống giữ để tự vệ. Chống trả nơi biên giới cuối cùng: Tự Do hay Nô Lệ. Sống hoặc Chết. Trận đấu quyết tử và trận chiến cực điểm. Ba tháng hay 100 ngày chiến trận, những kỷ lục chiến trường thay đổi từng nấc, từng bậc lớn, từ 2,000 quả đạn cho cứ điểm Charlie, Kontum đến 8,000 quả cho An Lộc. Bắc quân đi bước tàn nhẫn không nương tay và quân dân Miền Nam đồng đương cự với nỗ lực cao nhất tại "Điểm đứt hơi - Điểm vỡ của chiến trận." Chúng ta đã chiến đấu giữ vững và kiêu hùng chiến thắng.
Hôm nay, ngày đầu tháng 8, cuộc đại chiến đã bước qua tháng thứ tư, và có cơ kéo dài thêm một thời gian nữa, nhưng quân dân ta cắn răng, ngậm chặt, hứng hết tai họa, đựng đầy khổ nạn... Chịu thêm nữa cũng thế, đánh thêm nữa cũng được. Trong nguy nan, Dân tộc biến thành "thánh chịu nạn." Dân tộc kiêu dũng, quật cường, vượt qua, bất chấp tất cả để tồn tại. Ngọn lửa Mùa Hè 1972 nung độ nóng cao nhất trui rèn chúng ta, Người Việt Nam muốn sống đời đáng sống của Người. Người Tự Do.
Được đi, chứng kiến và dự phần vào ba mặt trận, ba vùng đất quê hương, người viết không mong gì hơn ghi lại một vài khía cạnh của cuộc chiến, cuộc chiến vĩ đại vượt mọi chiến tranh, mà phải một ủy ban quân sử, trong thời gian dài mới có khả năng, điều kiện thâu tập và đúc kết toàn thể. Vì chỉ ghi được biến cố qua một vài khía cạnh, với những người, đơn vị lâm chiến quen thuộc, người viết xin tạ lỗi do những thiếu sót mà một cá nhân không thể nào tránh khỏi, và đã phải viết lại từ một khoảng ngày tháng quá gấp rút.
CHARLIE, TÊN NGHE QUÁ LẠ
Quả tình nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.
Charlie, "Cải Cách," hay "C," đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên. Charlie bị bao vây bởi Căn Cứ 5, Căn Cứ 6 ở phía bắc, những mục tiêu quân sự nổi tiếng, những vị trí then chốt giữ cửa ngõ vào Tân Cảnh mà bao nhiêu năm qua, bao nhiêu mùa hè, mùa mưa rào, báo chí hằng ngày trong và ngoài nước phải nhắc tới khi những hạt mưa đầu mùa rơi xuống vùng núi non, cạnh sườn cực tây địa giới nước Nam.
Năm nay, sau bao nhiêu lần thử thách từ mùa mưa 1971 qua đầu xuân 1972, Bắc quân vẫn không vượt qua được cửa ngõ hai căn cứ số 5, số 6, thế nên cộng quân đổi hướng tiến, lòn sâu xuống phía nam hai căn cứ trên để tiếp tục sự nghiệp "giải phóng" với mục tiêu cố định: Tân Cảnh, cắt Đường 14.
Vòng đai Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù nằm về phía trái quốc lộ có hình cánh cung bắt đầu bởi căn cứ Anh Dũng ở cực bắc đến Yankee (hay Yên Thế,) ngã lần xuống nam với Charlie, Delta, Hotel, Metro và chót hết là Bắc Ninh, phía đông Võ Định, nơi đặt bộ chỉ huy lữ đoàn. Vòng đai này có nhiệm vụ che chở phía trái đường 14, phát hiện sự di chuyển từ đông sang tây của địch xong dùng phi pháo để tiêu diệt. Đây là lý thuyết chiến thuật, quan niệm hành quân của phía Cộng Hòa đối với mục tiêu và hướng tiến của phía Cộng Sản hằng bao nhiêu năm. Nay bộ đội Bắc Việt thay đổi đường đi và quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) lập các vòng đai Nhảy Dù như Yankee, Charlie, Delta bắt đầu được đặt tên để tiếp nhận định mệnh tàn khốc trong cuộc chiến trùng trùng. Đoạn sau kể về trận đánh ở Charlie, trận đánh nhỏ của một tiểu đoàn Nhảy Ðù, nhưng điển hình cho toàn thể bi hùng cực độ về người Lính Chiến Việt Nam.
ÐẾN ÐÂY NGƯỜI GẶP NGƯỜI
Đường mòn Hồ Chí Minh (HCM) trên đất Lào khi chạy đến vùng Tam-Biên phía đông cao nguyên Boloven chia ra hai nhánh. Nhánh thứ nhất từ Chavane đâm thẳng biên giới Lào-Việt xuyên qua dãy Chu Mon Ray để nhắm vào Darkto. Nhánh thứ hai từ Bản Tasseng qua trại Lệ Khánh, và Kontum là mục tiêu cuối cùng của quan niệm chiến thuật Bắc quân: Phải chiếm giữ thị trấn cực bắc này để làm bàn đạp lần tấn công Pleiku, rồi từ đây tiến về phía đông, xuống bình nguyên tỉnh Bình Định.
Gọi nhánh thứ nhất là nhánh Bắc và nhánh thứ nhì là nhánh Nam. Trong chiến dịch Xuân-Hè 72 của Mặt Trận B3 (chiến trường Tây Nguyên), đường rẽ phía Bắc được sử dụng, từ đỉnh 1773 của núi Chu Mon Ray, con đường không thể gọi là một nhánh nhỏ của "đường mòn Hồ Chí Minh" nữa, nhưng phải gọi đó là một "bypass" của một cải lộ tuyến phẳng phiu trơn láng, chạy ngoằn ngoèo qua các cao độ, đổ xuống những thung lũng hun hút của dãy Big Mama Mountain rồi bò theo hướng đông đến đỉnh Kngok Kon Kring. Đỉnh núi này cao quá, con đường phải quẹo qua trái, đi lên cao độ 960 và tạm dừng lại. Dừng lại, vì phía đông, hướng trước mặt chỉ cách mười cây số, con sông Pô-Kơ dậy sóng. Con sông ầm đổ qua ghè đá, ào ào đi giữa rừng xanh núi đỏ. Bên kia sông, Quốc Lộ 14 chỉ khoảng trên dưới sáu cây số và đầu con đường là Tân Cảnh, mục tiêu của bao chiến dịch.Từ ngày chiến tranh "giải phóng" bùng nổ.
Đây rồi, "...nồi cơm điện National" đây! Tân Cảnh hấp dẫn ngon lành như cô gái yếu đuối hớ hênh thụ động nằm dưới thung lũng bát ngát ở đằng kia. Bộ đội ta tiến lên. Nhưng không được nữa, con đường đã bị dừng lại, và bộ đội ta dù được "tùng thiết," dù được đại pháo "dọn đường" cũng phải dừng lại, vì đỉnh 960 chính là bãi đáp C, là cứ điểm Charlie và Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã xuống LZ (landing zone, tức bãi đáp trực thăng, hoặc khoảng đất trống dùng để đổ quân từ trực thăng) này từ ngày 2 tháng 4/1972. Con cháu Bác và Đảng phải ngừng lại bố trí trận địa. Nỗ lực kinh khiếp kéo dài trên năm mươi cây số đường núi, từ ngã rẽ đất Lào phải dừng lại vì chạm phải "sức người." Ở đây, người đã gặp nhau.
Vực thấp, đỉnh cao, bạt núi, xẻ đèo, những con người cuồng tín và tội nghiệp của miền Bắc đã làm được tất cả. Con đường núi của Tướng Stiwelle từ Miến Điện đến Trùng Khánh, Trung Quốc năm 1945 đã là một sự khủng khiếp. Đường xuyên sơn vạn dậm, dài thật dài, quanh co khúc khuỷu lớp lớp giữa núi rừng nhiệt đới, con đường nổi tiếng đúng như tầm vóc và giá trị của nó. Cả nước Tàu sống bám vào cái ống cứu nguy thậm thượt hun hút này.
Vào thời điểm đầu thế chiến, nước Tàu, đồng minh "tuyệt vời cần thiết" của người Mỹ dễ thương cần phải sống để chống đỡ trục Bá Linh-Đông Kinh. Con đường quả đáng tiền và đáng sợ. Nhưng đường này làm bằng máy, dưới sự yểm trợ và che chở của các "Ong Biển" hảo hạng, những người lính công binh chiến đấu hãnh diện của Mỹ quốc giàu sang hùng mạnh. Năm mươi cây số đường xuyên sơn của "bộ đội ta" thì khác hẳn. Bộ đội đào bằng tay trong đêm tối. Bộ đội lấp hố dưới tấm lưới lửa thép của B-52, trên những giải thảm tử thần dầy lềnh bom-bi CBU (cluster bomb unit). Sức người và lòng cuồng tín ghê gớm đã vượt qua giới hạn. Đấy không còn là người với thịt da biết mệt mỏi đau đớn, cũng không là người với trí óc biết nguy biến và sợ hãi. Bắc quân, khối người vô tri tội nghiệp chìm đắm trong ảo tưởng và gian nguy triền miên. Con đường sạn đạo vào đất Ba Thục tân thời được hoàn thành từng phân từng thước. Bắc quân theo đó đi về Đông.
Nhưng đến đây, ở cao độ 960, người lính Bắc Việt không tiến được nữa vì đã gặp "người." Người rất bình thường và giản dị. Người biết lo âu, sợ nguy biến. Người có ước mơ và ham muốn vụn vặt. Những người không thần thánh hóa lãnh tụ và tin tưởng Thiên Chúa cũng chỉ là bạn tâm tình. Nhưng đó cũng là những người lính đánh giặc "tới" nhất của Quân Lực Miền Nam, chỉ huy bởi những sĩ quan miệt mài trên dưới mười năm trận địa. Những sĩ quan biết đánh hơi rất chính xác khả năng và ý định của đối phương. Bắc quân dừng lại giữa đường, ảo tưởng bị công phá và tan vỡ. Họ gặp lính Nhảy Dù Việt Nam.
TRẬN ÐÁNH TRÊN CAO ÐIỂM
Anh Năm (tức Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, sĩ quan chỉ huy trưởng của Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù) bố trí quân "hết xẩy." Cứ điểm C hay Charlie chính thống, cao độ 960 giao cho "thằng 1," Đại Đội 1, do Thinh, trung uý Khoá 25 Thủ Đức chỉ huy. Thinh trẻ tuổi đời lẫn tuổi lính. Thinh có vẻ yếu trước mắt mọi người vì Thinh... đẹp trai. Đã đẹp trai, tốt mã thì đánh giặc hơi yếu. Chẳng hiểu sao phần đông là như thế. Những anh có vẻ tài tử, ăn nói ngon lành, rỗn rãng thường hay lạnh cẳng.
Nhưng nghĩ cho kỹ thì cũng công bằng thôi, con người mà, được cái này thì mất cái kia. Nhưng anh Năm dưới cái nhìn sắc sảo của con ó, kèm theo "suy tư " của phó Mễ đã chọn Thinh để giữ Charlie vì cả hai người chỉ huy đều chắc một điều: Đây là một tay "dur," loại liều, thứ "kép trẻ đang lên" của trận địa. Thinh được lãnh hãnh diện "nhất kiếm trấn ãi" và những ngày sau Thinh đã chứng tỏ, người chỉ huy mình đã không nhầm lẫn.
Phía bắc của C giao cho Ðại Ðội 3, do Hùng "mập" làm đại đội trưởng. Hùng chỉ là đại úy thôi, nhưng "người" có đủ tác phong và khả năng để "tiến" xa hơn. Vì "người" cũng là tay văn nghệ, "lãnh tụ" sinh viên, có kích thước cơ thể và tính chất của tướng Thắng, ông "tướng sạch nhất " của quân đội và cũng là ông tướng học giỏi nhất! Nhưng giờ này Hùng chỉ là "simple captain" nên cam phận dẫn quân lên trấn giữa phía bắc Charlie, căng mìn bẫy, đào hầm chờ con cháu Bác, những chiến sĩ Điện Biên. Điện Biên cái con bà nhà nó, lúc xưa bố nó đánh Điện Biên chứ đâu phải nó hôm nay, trong họ tôi có ông chú làm tiểu đoàn trưởng đánh cái Điện Biên khỉ gió kia. Bây giờ tụi nó là cái chó gì. Chẳng nhẽ tôi là lính Tây cà-lồ sao? Phần còn lại tiểu đoàn lên cao điểm 1020, hay C2.
Anh Năm bảo Mễ:
- Mình giữ hột lạc (cao độ trên bản đồ, thường nhìn giống như hình hột lạc) này vì phía nam tao chắc toàn tụi nó. Lệnh hành quân bắt buộc mình phải giữ cửa thằng Charlie. Kẹt lắm, trước sau gì tụi nó cũng phải chiếm thằng Charlie này, và mình thì chỉ việc "thủ." Bố khỉ, thôi đã xuống đây thì phải giữ chứ biết làm sao, hôm đi họp hành quân được nhận tin tình báo từ quân đoàn, Sư Ðoàn 320 (tức Sư Ðoàn Điện Biên của Bắc Việt) đã rút về tây, vào đất Lào!
- Anh Năm yên chí, mình "hơn tiền " tụi nó! Mễ chắc giọng.
Nhưng thật ra tất cả chỉ là những câu nói bề mặt, phần trong, đằng sau lý luận và phân tích, do những kinh nghiệm và nhạy cảm riêng về chiến trường, mọi người đều có chung ý nghĩ: Xong rồi, mình đã lọt bẫy! Bởi, chiến tranh miền núi là chiến trường giữa những cao điểm. Ðành rằng C và C2 cũng là những cao độ, nhưng 960 và 1020 làm sao chế ngự được những đỉnh 1773, 1274, 1512 của rặng Big Mama Mountain và tiếp theo một dãy đường đỉnh nam rặng Chu To Sang. Và pháo binh của tụi nó. Pháo và kèm theo một "rừng cối," gồm một hệ thống súng cối có đường kính từ 80 ly trở lên hoặc sơn pháo bắn thẳng.
Sự thông minh và tinh tế về chiến trường của toàn bộ sĩ quan tiểu đoàn ngừng lại ở đây. Họ không dám nghĩ thêm. Phần lệnh hành quân đã giao cho họ một đỉnh núi trơ trọi để sửa soạn vinh quang cùng cái chết. Họ chỉ có một đỉnh Charlie đang hừng hực bốc hơi dưới nắng hè hạ chí trời Tây Nguyên. Định mệnh, sức mạnh khắc nghiệt khốn kiếp đã bắt phải như thế. Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù không còn khả năng chọn lựa. Như cuối cùng cái chết thế nào rồi cũng phải tới cho dù người lính hằng chiến đấu quyết liệt bao nhiêu. Sự thông minh và tinh tế về chiến trường của toàn bộ sĩ quan tiểu đoàn ngừng lại ở đây. Họ không dám nghĩ thêm. Phần lệnh hành quân đã giao cho họ một đỉnh núi trơ trọi để sửa soạn vinh quang cùng cái chết.
Ngày 6, cứ điểm Delta ở phía Nam bị đánh. Đúng chiến thuật, lính ông Giáp tưới xuống một trận mưa pháo, cối và hoả tiễn. Đêm thật dài, người ở Charlie chờ đợi và theo dõi. Tiên sư, tụi thằng Mạnh (Tiểu Ðoàn Nhảy 2 Dù giữ căn cứ Delta) bị rồi. Xem thử tụi nó đánh đấm ra sao? Bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù chong mắt vào loa khuếch đại máy truyền tin để nghe kết quả. Trời sáng dần, Delta lấy lại được, quân ta thắng. Anh Năm nhìn Mễ:
- Mày thấy đấy, chúng sẽ chơi với mình cũng với cách này, chúng sẽ lấy kinh nghiệm ở Delta để "dứt điểm" mình.
Toàn thể bộ chỉ huy im lặng. Mọi người đều có ý nghĩ chung. Bao giờ đến lượt mình? Bao giờ?
Nhưng anh Năm không thụ động, con hổ dù bị nhốt trong chuồng vẫn còn nguyên phong độ, uy lực riêng. Không cần phải luận lý lâu lắc. Đây, quyết định của anh:
- Mễ, mày đem hai thằng 2 và 4 (Đại Ðội 2 và 4) lên chiếm cho tao cái này. Anh chỉ vào một cao điểm ở nam C2. Nếu chiếm được mình sẽ cho một thằng lên giữ nó, mình đã bị phân tán mỏng thì cho mỏng luôn, càng mỏng càng tốt, tránh được pháo, đỡ bị tụi nó vây... Mày nghe chưa?
Mễ gật đầu, anh Năm thấy, nó cũng chung ý nghĩ. Đã vào bẫy thì tìm cách thoát ra, một đỉnh núi không thể là vị trí cố thủ. Tôi nghe anh rõ. Mễ trả lời. Trời vừa sáng, Mễ quay bảo Hải, Sĩ Quan Trưởng Ban 3 (Ban Hành Quân):
- Ông cho hai thằng 2 và 4 chuẩn bị, mình đi làm ăn. Không thể ngồi đợi tụi nó tới đây rúc rỉa, cấu xé được.
Ba đợt xung phong không thành, Bắc quân quả không dại dột bỏ vị trí rất nhiều ưu điểm. Cũng bởi sườn quá dốc, quân ta dù can trường, dùng tay lẫn chân cũng không thể nào "chạy" qua được hàng lưới lửa của đại liên 12.7 ly hoặc sơn pháo 75 ly bắn thẳng!
- Cho thằng Mễ lui! Anh Năm bảo Hải. Trán cau lại, anh nhìn xuống đất, gỡ kính, chớp mắt, nói nhỏ sau tiếng chặc lưỡi: Mình bị một con dao đâm lút cán vào lưng!
Những ngày sau tương đối bình yên, hằng ngày các đại đội tung các đứa con ra xa lục soát, chỉ trừ đường về phía nam, nơi tụi "khốn nạn" đang chui trong núi. Làm sao "móc" chúng ra được? Bom thả xuống hằng ngày, nhưng chỉ là bom miểng. Mẹ, hầm tụi nó đào theo chữ U hoặc con c... gì gì thì làm sao bom "lách" vào được? Anh Năm đi lại trên đỉnh đồi nhìn bốn hướng trùng trùng và xa xa trong ánh nắng về phía Tây, cuối con đường trong vùng núi Lớn có lớp bụi mù.
- Xe chúng nó! Xe chúng nó! Tăng hay GMC của tụi nó... Bom! Bom! Gọi lữ đoàn, Hải!
- Để em gọi, nhưng Molotova chứ đâu phải GMC, anh Năm.
- Thì đấy là GMC của Nga, mày biết mẹ gì!
Đàn em thì bao giờ cũng "chẳng biết mẹ" gì. Anh Năm vốn hay phủ đầu như vậy. Nhưng đấy chỉ là một cách nói, bởi anh rõ ưu điểm của từng người như một máy ghi âm cực tốt. Máy bay ta ào tới, con đĩ "Lan 19" lượn một vòng trên vùng chỉ định, cho "ra" một trái khói. Khu trục nhào xuống tiếp theo, bom nổ dâng cột khói lên cao.
- Tiên sư, bom ném thì hay nhưng sợ tụi nó trốn rồi, nó lại không trốn luôn mà quay trở lui về phía mình thì bỏ mẹ.
Sau cơn bom, khói bay lên không trung, qua bóng nắng đằng xa thung lũng lại có lớp bụi mới bồi từng chập.
- Tăng! Tăng! Tăng nữa! Ðông quá, tụi nó chưa bị! Tiên sư, nó trốn ở đâu nhỉ? Trên đồi cao, anh Năm đứng im như con báo nhìn lũ sài lang tiến tới hằng hằng lớp lớp. Làm gì được bây giờ. Không lẽ xin thêm phi tuần khu trục?
Ngày 11, trận địa pháo bắt đầu. Pháo thật sự của 122 và 130 ly ào ào trútxuống C1, C2, C3. Không phải từng trái, nhưng từng chùm, từng loạt. Một, hai, ba... Hải cố gắng đếm.
- Mày làm gì thế, điên sao em? Anh Năm vừa hỏi vừa cười.
- Mình gắng đếm để báo cáo cho chính xác!
- Thế thì Mày phải đếm hàng chục một, một chục, hai chục... Tụi nó đâu "đi tiền" lẽ!
- Tụi nó "chơi" tôi! Thinh ở Charlie báo cáo qua máy.
- Mày giữ nỗi không? Anh Năm cướp ống liên hợp máy truyền tin trên tay Hải.
-Trình " đích thân," suya là tôi giữ được, xin cho pháo mình nổ gần tôi thêm chút nữa.
Pháo căn cứ hoả lực Võ Định (nơi đặt bộ chỉ huy lữ đoàn) bắn tới tới trước, rơi xuống sườn phía đông Charlie. Đạn 105 và 155 ly nổ từng trái một, khói bụi tung lên trông rõ.
- Mẹ, bắn gì "quý phái" vậy, nó tấn công chính diện ở phía tây. Mày xin pháo Căn Cứ 5 bắn xuống dễ ăn hơn!
Hải bốc ba, bốn cái máy truyền tin một lúc, năm ngón tay chuyên "xoa", "nặn" di chuyển trên giàn ống liên hợp lẹ như chớp... Thằng này gọi là "Hải khều" cũng phải, nó khều cái gì đúng cái đó! Anh Năm phịa câu khôi hài đúng lúc. Hải nheo mắt cười thích chí.
Pháo Căn Cứ 5, và hai căn cứ Sơn Tây và Mạnh Mẽ cùng ào xuống, vây quanh Charlie vòng đai lửa.
- Đấy! Đấy! Phải như thế mới được. Anh Năm gật gù tán dương, đồng lúc tiếng Thinh vang vang qua loa khuyếch đại.
- Trình đích thân cứ cho gà nó "đá" như thế, em đánh tụi nó de ra như đuổi con nít. Tốt! Tốt! cho gần hơn năm mươi thước nữa thì tốt hơn, ngay trên tuyến em cũng được!
Bốn mươi lăm phút sau, pháo im bặt, cả ta lẫn của địch. Anh Năm lên hầm chong ống nhòm xem Ðại Ðội 1 bên đồi C lục soát chiến trường. Súng và xác bộ đội Cộng Sản nằm lềnh kênh chật kín đồi đất đỏ.
- Nó đánh thằng 1 là để dợt chơi, cú dứt sẽ với mình.
- Trung tá, trên họ không tin nó pháo mình bằng 130 ly! Hải báo cáo, giọng mỉa mai.
- Gì? Anh Năm chỉ gắt được một tiếng. Như thế là người đang nổi cáu. Trường hợp này vốn rất ít, vì anh vốn trầm tỉnh, sự giận chỉ đến sau chót, khi đã cuối cùng chịu đựng.
- "Họ" bảo mày sao? Chữ "họ" được gằn xuống khinh thị!
- "Họ" bảo mình kiếm mảnh 130 để gởi về! Chữ "họ" thứ hai qua cách nói của Hảicũng đắng cay không kém.
- Đến đây mà kiếm, muốn thấy súng của chúng thì cũng đến đây, tao như thế này không lẻ la hoảng, báo cáo láo sao? Anh đá một hòn đất bay tung... Mẹ, nó xài toàn đạn delay (tức đạn đầu nổ chậm, xuyên phá qua đất hoặc công sự chiến đấu mới phát nổ) mới thế này đây! Câu nói ngắn đau đớn của niềm phẫn nộ tuyệt vọng.
- Cho sửa sang hầm hố, ngày mai gì tụi nó cũng "chơi " lại. Trước khi bước đi, anh quay sang Hải, dặn thêm: Mày trình với lữđoàn, để nói với quân đoàn, đây là đạn 130 ly thật. Là 130 ly xuyên phá. Mày bảo tao nói thế.
Đêm xuống thật mau, đêm của núi rừng thẩm màu và đầy bóng tối đe doạ. Sao trên cao lấp lánh, sương mù đùn lớp. Đêm như có hình khối chuyển dịch. Ðêm chất chứa che dấu hàng ngàn sinh vật đang bò dần vào cứ điểm. Đêm cũng vô cùng im lặng, nhưng nỗi im lặng kinh dị như khoảng cách từ khi viên đạn ra khỏi nòng súng và sắp sửa "chui" xuống mái hầm, hố phòng thủ. Trong bóng tối, mấy trăm con người trên ba cứ điểm dựng đứng đôi mắt xuyên thủng qua bóng tối. Và chờ. Ngủ chỉ là khoảng cách ngắn để đối mắt khép lại, đầu gục xuống, xong giật mình tỉnh giấc với nỗi "lo lắng" như vừa qua cơn mê thiếp dài, và trong khoảng khắc "dài thăm thẳm chóng vánh" này, hình như quân địch đã tiến sát gần hơn. Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù qua đêm trong chập chờn sắc buốt với cảm giác viên đạn vô hình đang bay thẳng vào mặt. Có ráng hồng bên kia núi. Ngày đã tới. Ánh sáng đẹp âm vang hân hoan, như ân huệ nồng nàn vừa được sống sót qua thêm một đêm.
NGÀY CUỐI CỦA MỘT NGƯỜI
Ngày 12 bắt đầu. Lính cong lưng xuống trên đất để đào thêm độ sâu. Càng sâu càng tốt. Tỷ lệ được sống sót là độ sâu của lớp đất đá vô tri này. Đất được đổ lên mái. Con người chui lọt vào giữa đất đá, tội nghiệp và thụ động như con sâu ẩn mình trong tổ. Pháo sẽ đến lúc nào? Nổ ở đâu? Câu hỏi âm thầm vang vang trong đầu hàng trăm con người. Trên ba cứ điểm im lặng chỉ loáng thoáng bay những sợi khói mỏng manh. Khói của cơn pháo cuối cùng chưa dứt độ nóngtrong đất. Chỉ tiếng cuốc đục đều đều vào đất đá như hơi thở bị ngắt khoảng.
Trong hầm chỉ huy, anh Năm chỉ những điểm ước tính Bắc quân đặt súng:
- Chắc chắn chúng chôn súng ở đây. Anh chỉ ngón tay trên các đỉnh Kngok Toim, Kngok Im Derong. Toàn là cao độ trên 1,500 thước, ở đấy, tụi nó thấy mình rõ như ở đây mình thấy thằng 1 dưới Charlie. Ngày hôm qua nó bắn mình không trật một phát ra ngoài. Mày xin mấy phi tuần để sẵn, có gì mình dội xuống liền. Dội ngay trên tuyến mình cũng được. Xong, ông Mễ và bác sĩ Liệu về hầm đi, đừng tụ vào một chỗ.
Mễ và Liệu đứng dậy.
- Chào trung tá. Anh Năm gật đầu. Hình như anh gượng cười. Có điều gì khó khăn sắp xẩy ra? Không ai biết, nhưng âm tiếng mọi người có điều gì khang khác, buồn buồn. Tai ương nguy biến chực sẵn đâu đây đã làm người hóa nên tê liệt, rã rời. Cũng thật do chờ đợi quá căng thẳng giữa vũng tối, dầy bóng đêm.
- Thôi, tôi về, có gì tôi chạy qua với anh. Hải không để ý tiếng "anh" bất bình thường nói trong hơi thở hụt. Người chỉ huy đứng dậy, Hải tiễn anh ra cửa hầm. Anh bước lên nặng nề, chậm chậm, lưng cong xuống. Anh đi trên đất đá đào xới với dáng dấp của con hổ bị thương khi trở lại rừng xưa nay đã hoang tàn.
Mười một giờ 5 phút, pháo lại bắt đầu. C2 bị nặng hơn C và C1. Theo thói quen, Hải nhẫm tính tính từng chục trái một; hắn hét lớn báo cáo với lữ đoàn.
- Tôi và hai đứa con cùng bị một lượt, toạ độ đặt súng ở yếu tố cũ. Không ước lượng được, hai trăm trái rồi. Tụi nó đang tấn công C.
Bắc quân từ Tây và Tây-Nam đồng nhào lên C, những người ở C2 nhìn xuống sườn đồi lúc nhúc những bóng áo vàng đục di chuyển chậm chạp, lui tới.
- Nó đánh giặc gì kỳ vậy? Người hạ sĩ quan hành quân hỏiHải.
- Tụi nó "điên," chẳng phải "điện biên" mẹ gì cả, đéo thấy ai ngu bằng tụi nó.
Lính đại đội Thinh nhỏm dậy khỏi giao thông hào, súng bắn không cần nhắm, lựu đạn ném không cần lấy đà. Ta và địch cách nhau không đầy một tầm lựu đạn. C2 vẫn im lìm dưới trận mưa đạn và lửa. Tám trăm trái rồi. Chưa đầy một tiếng, nó đã nổ hơn tám bớp! Hải ngồi bẹp trên đất, nón sắc chụp xuống, lẫm bẩm những câu vô nghĩa với chính mình. Qua máy truyền tin nội bộ (giữa các đại đội và ban hành quân tiểu đoàn), tiếng chuyển lệnh của Thinh nghe chững chạc, tự tin, "...Ðợi tụi nó đến gần rồi hẳn bắn, nó chỉ là lính con nít, bây là Nhảy Dù mà để thua là yếu lắm đó..." Hải cố mỉm cười nhưng nụ cười không thành dạng. Pháo vẫn nổ như cơn địa chấn như xoay chiếc hầm nghiêng ngã. Tụi nó đòi dứt đứa con của mình. Ờ mà sao chẳng nghe anh Năm gọi qua gì hết. Có chuyện gì không nhỉ. Trí não Hải đã cứng trơ. Hắn không nghĩ được điều gì hơn.
Mễ không buồn nghĩ đến số vũ khí của hai Ðại Ðội 1 và 3 tịch thu được. Anh Năm chết, là tiểu đoàn phó, Mễ tự động lên thay thế. Trách nhiệm quá nặng với tình thế kẹt cứng. Và anh Năm, người đàn anh thân mến từ bao nhiêu năm, gian nguy, khổ nhọc bao ngày dài cùng chia sớt. Vĩnh biệt anh, hầm bị ba trái cực mạnh, chịu làm sao thấu. Sao cuộc đời chỉ dành cho anh toàn hoạn nạn. Hoạn nạn của ba mươi năm ở đời chưa đủ sao?
Mễ, Hải, Liệu nhìn nhau. Trời chiều cao nguyên sẫm bóng nắng. Đêm sắp đến. Đêm với chiếc bẫy sập xuống từ từ, lũ người tuyệt vọng nhìn thấy những tia gân máu đỏ đục loáng ánh sáng phẫn nộ hấp hối trong mắt nhau. Liệu cho lệnh những người lính y tá đào đất lên, mang anh ra ánh sáng. Ngoài vết thương ở tim, người anh tím bầm từng chỗ, chiếc kính vỡ, mắt nhắm, miệng hơi mở để lộ ra những răng cửa. Hải ngồi xuống, rờ vào xác anh còn ấm, đập mấy cái lên áo. Lớp bụi mờ đục bay bay.
- Để tôi rửa cho ông ấy.
Liệu ngồi xuống với bông và cồn. Thi thể anh trầm trầm dưới nắng Tây Nguyên đẫm màu vàng rực. Hết. Mười hai năm chiến trận chấm dứt phút này đây trên cao độ 1020. Trông về bốn hướng chập chùng đồi cao tiếp núi thẩm. Trường Sơn ác độc nhận thêm một hình hài.
ÐỐT CHARLIE
Bây giờ là buổi chiều. Buổi chiều với nắng vàng và gió lộng. Không còn tiếng nổ trong không gian, ba mỏm núi bốc những sợi khói nhỏ, mờ mờ hơi nóng. Nóng không phải hơi nắng mặt trời nhưng do âm ỉ của thuốc súng chưa kịp tan, còn lẫn khuất nơi cây cỏ, đất cát.
- Thiếu tá. Hải gọi nhỏ Mễ. Lúc riêng rẽ, ít khi hai người gọi nhau bằng cấp bậc, nhưng bây giờ, tình hình đã khác, trách nhiệm và bổn phận quá đổi nặng nề, thêm xúc động trong lòng qua cái chết của người chỉ huy. Hải nhắc nhở Mễ.
- Thiếu tá, tổng kết là mình chết 20, 40 bị thương cần di tản.
Mễ gật đầu, đưa mắt nhìn hỏi Liệu.
- Đúng vậy! Liệu đáp nhỏ. Anh toubib hết đồ nghề, nhìn xuống xác anh Năm, như một cách lẫn tránh.
- Dạ, có ông Hùng muốn nói chuyện với thiếu tá. Người lính truyền tin đưa ống liên hợp cho Mễ.
Tiếng Hùng ở C1, vọng trong máy: Trình Mê Linh (danh hiệu truyền tin của Mễ), ở tôi thì không có gì, nhưng từ sáng tới giờ sao chẳng nghe 008 (tiểu đoàn trưởng) nói gì với tôi hết. Giọng Hùng mang vẻ trách móc xa vắng, ắt hẳn hắn đã linh cảm được tai nạn xảy ra. Mễ nhìn xuống xác anh Năm, đôi mắt đỏ mệt mỏi chớp chớp, hình như có giọt nước mắt lưng tròng.
- 008 đã bắt tay với ông Phan (tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1 Dù, đã tử trận Hạ Lào năm 1971). Biết thế thôi, đừng nói cho ai hay.
- Dạ, tôi nghe rõ Mê Linh. Hùng không còn hơi sức để hỏi gì thêm.
Súng lại nổ dưới Charlie. "Cất" anh Năm lại, đừng cho lính biết. Tất cả ra giao thông hào. Mễ ra lệnh ngắn. Lời nói đanh cứng, dứt khoát. Trong ráng chiều, những người lính ở C1 và C 2 chăm chú theo dõi trận đánh nơi cao độ C. Bắt đầu, cối và sơn pháo từ những cao độ phía Tây bắn từng nhịp bốn trái một vào căn cứ, xong bộ binh Sư Ðoàn Điện Biên từ hai hướng Tây, Tây-Nam xếp hàng như đi điễn hành tiến vào.
- Đúng là tụi nó điên rồi, không điều động, ẩn núp gì cả. Ðiện Biên cái con c...! Lính ở C1 và C2 đồng đứng dậy khỏi giao thông hào chơi trò chơi mới.
- Mày bắn vào cái hố có bốn thằng núp dưới kia, nếu trật thì để tao. Hai người lính Ðại Ðội 112 thách nhau dùng súng phóng lựu M-79 và hoả tiễn cầm tay M-72 từ đồi cao bắn xuống. Trái đạn bay đi khoảng ngắn, đất bụi bay lên. Bốn thân xác phơi trần trụi, vật vã, lăn lóc. Người lính nhỏ Miền Bắc đi giải phóng ai đây; trong phút chốc họ đã trở nên thành những bia thịt sống thậm vô ích và chết với gía qua rẻ.
Cuộc tấn công vào cứ điểm C kéo dài năm đợt. Lính Thinh đánh tỉnh táo, chắc chắn. Nhưng bỗng nhiên, Mễ có quyết định: Rút nó về, nhỡ tối nay, nó hết đạn thì sao.
Hải gọi liền máy, bảo Thinh,
- 401 (Thinh) đây 06 (Hải), anh xếp va-ly lại, nhớ mang theo mấy thằng rách áo, về ở với bố mẹ.
- Vâng, vâng, tôi nghe rõ, tôi cũng có ý định đó vì kẹo gần hết, nhưng sợ 008 và 007 (tiểu đoàn trưởng và phó) hiểu lầm. Tội nghiệp chưa, đến giờ này, Thinh vẫn không biết người anh cả của tiểu đoàn đã đi khuất. Trong âm nói của Thinh vang động mối hân hoan vui sướng "về với bố mẹ". Thinh đâu tiên đoán được đến lượt mình ở ngày mai.
Đại Ðội 111 rút được về C2, năm giờ chiều, trời chỉ còn chút ráng đỏ, gió lạnh. Đỉnh Charlie trống trải cháy ngọn lửa điêu tàn. Và trong hoang vu hấp hối của cỏ cây, hằng trăm người lính Bắc Việt, "những chiến sĩ Điện Biên của Sư Ðoàn Thép, đơn vị vang danh bốn chiều lục địa, những người lính Quân Ðội Nhân Dân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà", tất cả đồng nhào lên Charlie một lượt. Những "bàn chân gang thép mang linh hồn vũ bảo vào Nam giải phóng, đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược" đồng chạy mau hơn, nhanh hơn. Để cùng lăn lộn, giành giựt trên vùng đất vỡ nát, lầy lụa xác người và hơi thuốc đạn.
Như một cơn đồng nhập quẩn trí, tất cả đồng vất bỏ vũ khí, dùng tay trần cào, xới, bới, móc. Đám lính đói Sư Ðoàn Thép kiếm thức ăn. Họ tìm gạo sấy, thịt hộp và C Ration. Cuối đường giải phóng, những "chiến sĩ Điện Biên anh hùng" tìm ra "vinh quang đích thực" nơi những hộp thức ăn chế tạo tại Mỹ, giữa đám xác người Miền Nam họ vừa tàn sát.
- Bom! Bom! Đốt cháy tụi nó hết! Mễ nói như thét.
- Có ngay! Hải "khều" ngay ba phi tuần Napalm. Toán lính Bắc định tháo chạy, nhưng không kịp nữa. Theo một hướng Tây-Đông chính xác, ba chiếc Skyraider cùng chúi xuống một lúc. Lửa lồng lộng, lửa vàng đỏ trộn khói đen cuộn lên lớp lớp. Trong cỏ cây cháy khét có mùi thịt. Thịt của người và thịt của thức ăn. Lính Cộng Sản Sư Ðoàn Điện Biên Phủ vinh quang chết trên mục tiêu vừa chiếm lĩnh: những hộp thịt thức ăn chế tạo tại Mỹ.
Ngày 13 tháng 4, Mễ cho Ðại Ðội 112 xuống chiếm lại C. Lính của Hùng "móm" vừa từ trên "hột lạc" đổ xuống bị bật lại ngay bởi một hàng rào của cối 60, 82 và sơn pháo 75 ly bắn thẳng từ ngọn đồi phía Tây. Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn không một chút do dự: Cho thằng 2 về, tụi nó hận mình về vụ hôm qua. Lên phía Bắc không được, Mễ thử bung quân ra hướng Đông để tìm bãi đáp. Phải có một bãi đáp bất cứ gia nào, thương binh, người chết, xác anh Năm. Tât cả cần phải di tản. Sự hiện diện của những đau đớn này làm lòng nặng xuống, cũng có thể gây nên tâm lý phục hận phẫn nộ, nhưng cũng là lần suy sụp lo sợ. Phải di tản gấp số thương binh. Mễ nói với Thinh:
- Ông gắng ra chỗ này, (một trãng trống cách C2 khoảng ba trăm thước về hướng Đông), kiếm được LZ (bãi đáp trực thăng), di tản hết thương binh và người chết, tụi còn lại mới yên lòng được. Đừng để cho lính có cảm giác bị bỏ rơi, tinh thần họ giản dị, dễ xúc động. Hơn nữa, mình hết đạn và nước uống. Nhé, ông gắng ra cho được.
- Dạ, thiếu tá để tôi.
Thinh can trường như Triệu Tử Long, dẫn đại đội chỉ trên khoảng bốn mươi người rời căn cứ. Cái trãng trống kia rồi, 50, 40, 30. Gắng chút nữa, mình có nước uống! Thinh thúc dục người lính. Nhưng không thể được. Bắc quân bắt đầu khai hoả, bốn phía cùng nổ từ các cao điểm chung quanh. Nguy hiểm hơn, địch cắt đứt đường về, quân ở C2 cố ra đón bị chận lại, không thể dùng một thứ vũ khí nào khác ngoài lựu đạn. Tiến không được, thối lui không xong, trên đầu bị vây chụp bởi đạn sơn pháo từ dãy cao điểm phía Nam dội xuống. Thinh ngã xuống. Chỉ còn con đường này cho người lính trẻ. Thinh chết giữa trời, trên đồi cháy. Viên đạn cuối cùng vừa bắn ra. Bóng Bắc quân vây kín.Trái lựu đạn còn lại cũng vừa ném. Người sĩ quan tuổi quá hai mươi ngã xuống bởi chục nòng súng xả đạn vào. Chuẩn Úy Ba nhào đến ôm xác Thinh, hứng nốt những viên đạn còn lại.
Mễ nổi điên trong giao thông hào, gọi máy liên lạc với Ðại Ðội 111.
- Ở đấy còn có ai?
- Có tôi. Khánh, sĩ quan liên lạc tiền sát pháo binh đáp mau.
- Anh coi đại đội, cố dẫn về lại tôi. Có thằng 4 ra đón.
- Tôi nghe đích thân rõ.
Người sĩ quan pháo binh gom quân làm một mũi dài. Đánh! Để tao đi đầu, lựu đạn mở hết kíp ra. Trung Sĩ Lung, người hạ sĩ quan thâm niên nhất dẫn đầu toán quân, xung trận như mũi tên lửa. Đường về có được rồi, bắn bắn che nhau, Lung về chót. Nhưng còn hai ông thầy! Lung cố chạy ngược trở lại nơi xác của Thinh và Ba. Một loạt đạn vô tình nào đó. Chầm chậm Lung ngã xuống. Ba xác chết chồng lên nhau bất động.
Hai giờ chiều, Bắc quân mở cuộc tấn công mới, cuộc tấn công công khai, nhắm thẳng vào C2, căn cứ chính.
- Tụi nó dứt mình. Được, Mày "điện biên" tao "Nhảy Dù," xem ai hơn ai. Tất cả ai ngồi được, kể cả bị thương, ra hết giao thông hào, thằng nào kêu la khóc lóc, tao bắn chết. Chính tao bắn tụi mày để thua, tao bombing vào đây. Chết, chết tất cả! Mễ gào lên, xong ngất xỉu.
Liệu nói nhỏ, thì thầm sát tai Mễ: Tim ông nó mệt rồi, đừng "gonfler" quá, ông chết luôn, hết người chỉ huy.
Lính sư đoàn Điện Biên thổi kèn xung phong dưới yểm trợ của cối và sơn pháo. Quân ta sau mỗi đợt pháo, đứng khỏi giao thông hào. Vào nữa, vào nữa đi con. Có đứa nào già không mày? Tao chỉ thấy toàn con nít, đánh tay không tao cũng có thể bóp cổ tụi nó được! Trước mắt lính nhảy dù, một lớp, hai lớp, những "đứa trẻ" cứ tuần tự đi tới. Những lớp trẻ con chơi trò đánh nhau. Chơi trò chơi ác độc do ép buộc, tuyệt vọng và vô nghĩa lý.
- Không nương tay với nó. Napalm, Hải!
- Có ngay!
Hai chiếc skyraider xuống thấp như chưa bao giờ thấp hơn, dưới đất thấy được chiếc mũ trắng của anh pilot. Hình như anh muốn nhìn quân bạn, anh muốn chào thăm hỏi như sau mỗi lần thả "líp" dù chót, phi cơ thường hạ thấp cách mặt đất khoảng vài mươi thước để "chào bãi." Ở đây cũng thế, hai chiếc máy bay rà sát xuống coi như gần đụng ngọn cây. Thả bom với cao độ như thế này chắc chắn không chệch một thước, bom nổ cháy xém đến tuyến phòng thủ của quân bạn, đám lính Bắc lăn lộn trong bãi lửa, chạy dạt ra xa. Nhưng ô kìa, hai chiếc skyraider không lên được nữa. Lòng can đảm và tình đồng đội đã giết các anh. Các anh đã xuống quá thấp để ném bom thật chính xác, để bung địch ra cho bạn. Các anh đã quên thân mình. Hai cánh đại bàng chúi xuống. Chúi xuống nữa và bốc cháy. Vĩnh biệt các anh! Đám cháy kết thúc trận đánh. Thây người cháy đen nằm chật sườn đồi.
Chúng nó đánh, chết như thế để làm gì nhỉ? Một ngày của hai mươi bốn giờ trên thép đỏ và máu nóng đi qua. Trời tối dần. Đêm xuống. Người lính dựa lưng vào giao thông hào liếm môi. Môi anh nóng như miếng vỏ cây bi nung khô. Từ sáng đến giờ chưa được uống nước. Anh không còn sức để nghĩ thêm sau chữ "nước."
Ngày 14 tháng 4 tiếp theo. Tính đến hai giờ chiều, C2 nhận hơn 2,000 đạn "delay" và nổ chụp. Toàn bộ Tiểu Ðoàn 11 co mình trong giao thông hào dưới cơn mưa pháo không dứt đoạn.
- Nó nổ xa mình. Hải thều thào.
- Ừ phía Tây, ngoài tuyến mình. Liệu tiếp lời, gật đầu đồng ý với Hải. Nhưng thật ra cả hai đều tự dối, pháo không rơi một điểm, một tuyến, pháo chụp toàn thể C2. Pháo tan nát. Pháo mênh mông. Tất cả những lời nói chỉ là cách tự đánh lừa, trấn tỉnh đồng đội và cũng chính mình.
- Hôm nay 14? Liệu hỏi bâng quơ, gợi chuyện trong tiếng nổ ầm ỉ sắc buốt. Mễ Hải không trả lời, đưa mắt dò hỏi. Còn lời nào trong cơn mưa lũ của sắt thép vang động này?!
- Hôm nay mười bốn, mai mười lăm, ngày đầy tháng con tôi.
Bốn con mắt lại mở ra. Mễ và Hải không hiểu ý Liệu. Không hể hiểu nổi. Vì Liệu đang nghĩ: Không lẽ ngày đầy tháng con bố lại chết? "Chết", chữ nhỏ ngắn này làm tê liệt hết phản ứng. Chết đến từ tiếng "bục" âm âm nơi xa, sâu trong rặng Big Mama, xong nổ "oành" đâu đây. Hình như ngay trên đỉnh đầu, trong lòng nón sắc đang vang động u-u. Giữa khoảng cách kinh khiếp này chữ "chết" hiện ra sáng rực như một giải quang báo, tiếp nổ bùng với toàn hể sức công phá. Tiếp tục... tiếp tục... Bốn cây 130 ly nơi xa nã đạn xuống Charlie nhịp nhàng từng ngắt khoảng ngắn.
Năm giờ chiều, trận mưa đại pháo chấm dứt để cối và sơn pháo 75 ly điểm giọt, bắn thẳng vào căn cứ.
- Xong rồi, tụi nó "chơi’ mình lại. Mễ đứng khỏi giao thông hào. Đêm nay là quyết định, mình và nó last fighting. Mễ báo cáo với Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn.
- Bây giờ tụi nó hết "in coming," (pháo kích) và bắt đầu "ground attack" (địa chiến). Không phải Mễ sính dùng tiếng Mỹ, bởi thông thường, những danh từ kia phải được nguỵ hoá, nhưng bây giờ tìm đâu ra thì giờ để dò tìm từng từ trong bảng "ám danh đàm thoại."
- Nó đánh anh chưa? Viên lữ đoàn trưởng ở căn cứ Võ Định vào máy liên lạc trực tiếp với Mễ.
- Bắc đầu ở hướng cũ, tây và tây-nam, heavy attack (tấn công mạnh).
Tất cả đứng khỏi hầm, đạn súng Colt lên nòng, bác sĩ Liệu lúi húi tìm mấy trái lựu đạn. Tôi hết đồ nghề bác sĩ rồi, chơi "đồ chơi" mới vậy, lần sau đi hành quân, tôi mang một khẩu đại liên 60! Không ai còn sức hưởng ứng câu đùa của Liệu. Mễ nhăn mặt đau đớn, ngày hôm qua bị một quả pétard (thủ pháo, một loại lựu đạn biến chế) nổ quá gần, sức nổ ép cứng xương sườn vào vách hầm, để lại những vết máu bầm lấm chấm.
Trời tối dần, hơi núi đùn lên cao, đậm đặc thêm vì khói súng. Bắc quân đã chiếm được một phần giao thông hào, tuyến phòng thủ của Ðại Ðội 114. Trình Mê Linh, nó lấy của của tôi một "khúc ruột." Cho, Ðại Ðội Trưởng 114 báo cáo với Mễ.
- Hải, nói với lữ đoàn nó vào tuyến mình rồi.
- Tao... tao mệt... nói không nổi, Liệu giúp hộ...
Bác sĩ Liệu, to người, béo mập, đang khom lưng lẫy súng colt lạch cạch như trong phim cao-bồi, chớp ống liên hợp máy truyền tin.
- Dễ thôi, để tôi. Tụi nó cắm được một phần vỏ lạc của tôi. Liệu ề à với giọng tỉnh táo đùa cợt.
- Ông phải la lên mới được, đùa thế, ngoài ấy tưởng mình giỡn.
- Giỡn làm sao, không đùa như thế, chẳng nhẻ lại khóc lóc mếu máo sao? Ê... chạy đi đâu! Liệu quay nòng súng Colt về phía một anh lính đang nháo nhát chạy vào khu giao thông hào trung tâm.
- Đi ra, ông bác sĩ không bắn Mày thì tao bắn cho. Mày biết chết như thế nào? Mễ hét lớn với người lính... "Biết chết như thế nào!" Mễ cũng buồn cười vì lời nói của mình. Chết rồi, thì biết chó thế nào nữa? Ầm! Một trái bộc-pha nổ thật gần, bắn Mễ ngã ngữa người xuống. Mễ lồm cồm bò dậy, sờ lưng.
- Bác sĩ, chắc tao bị thương nặng! Mễ thều thào.
Liệu xoa tay lên lưng Mễ, thân áo rách lỗ chổ. Đếch có gì cả, mảnh nhỏ như bụi, vì ông yếu sức nên ngất thế thôi, đây là hậu quả những cú đấm của thằng Hennessy, Couvoisier trước kia!!
- C... giờ này mà mày còn trêu được!
- Stupid! Why you fire forty-five? Anh vố vấn trưởng, Thiếu Tá Duffy hét vào tai Liệu.
- I have only this. Mẹ mày, giờ này còn why với what. What cái cần câu ông ấy.
Một đợt, hai đợt, năm đợt, Bắc quân tràn vào, bị đẩy ra, lại tiếp tục tràn vào, chiếm được một đoạn giao thông hào, xong lấn dần từng đoạn.
- Không xong rồi, nó nhiều "tiền" quá! Hải lẩm bẫm.
Mễ nhìn Liệu, Hải, cố vấn trưởng Duffy. Tôi muốn ở lại! Mễ chắc giọng.
- Nó vào chỗ thằng 4, đang qua chỗ thằng 2, mình hết đạn. Dọt, tôi đề nghị. Hải khôn ngoan, dứt khoát.
- Phải, mình "ra" đi, ở đây chịu không nổi, tụi nó đông gấp mấy mình. Liệu tiếp theo. Chữ "ra" ráo hoảnh trống không.
Mễ im lặng, gở nón sắc ra khỏi đầu.
- No hesitation, the best way, sir? Duffy, Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, người quấn băng loang lổ máu khô, anh đã bị thương ba nơi trên thân, nhưng quyết ở lại với tiểu đoàn. Viên cố vấn, hiểu được phút giây nghiêm trọng đối với Mễ; lần đầu tiên anh gọi người cùng cấp bậc, một thiếu tá người Việt với danh xưng kính trọng, "sir".
- Đồng ý, cho thằng 2 dẫn đầu, xong đến đại đội chỉ huy và thằng 4 bao chót. Hải, gọi máy qua thằng 3, bảo nó "nhổ neo" ra điểm hẹn này. Mễ chỉ một vùng tập trung ở hướng đông-bắc trên bản đồ. Bảo nó đi ngay, mang theo thương binh.
Lần đầu tiên trong đời tác chiến Mễ phải "chạy", Mậu Thân, 1968, ở Huế, với đại đội chỉ còn ba mươi người, dẫu trùng trùng nguy khốn, Mễ vẫn điều quân phản công chiếm lại cổng thành Thượng Tứ. Nhưng, lần này, viễn ảnh toàn bộ tiểu đoàn bị tràn ngập, Mễ không còn cách nào khác hơn.
- Hướng đông-bắc, 800 ly giác, thằng 3 sẽ ra đó với mình. Hải chuyển lệnh cho Hùng "móm," thành phần xung kích còn lại cuối cùng của đơn vị.
- OK, em nghe, em làm được cái một. Hùng "móm" vẫn ranh mảnh như không có chuyện quan trọng đang xẩy ra.
Đi xuống hoài, vực sâu hun hút, trời tối thẫm và cây rừng đan lưới. Chỉ tiếng lá khẽ động dưới bước chân cùng những thanh âm rên rỉ gầm ghìm trong cổ họng. Đoàn quân lẫn vào bóng đêm như muốn tan thành vật vô hình. Sau lưng họ trên đồi cao, C2 bốc lửa ngọn. Bom đã thả xuống khi người lính cuối cùng Ðại Ðội 1 ra khỏi vòng vây. Thương binh nặng và xác "anh Năm," chuỗi cảnh tượng chập chờn chồng lên trí óc Mễ. Mệt, cảm giác rõ rệt nhất, ba ngày và đêm không ăn, ngủ, chỉ nhấp chút nước lã cầm hơi và cuối cùng, cuộc rút quân trong đêm. Đi nữa đi Hùng, đúng hướng rồi, cứ tiếp tục, phía mặt trời đó, bao giờ đến chỗ trống thì báo tôi. Nhớ liên lạc với thằng 3 ở phía trái, thấy mặt trời thì bảo. Mễ thì thào chuyển lệnh cho Hùng, Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 1.
Mặt trời chưa thấy, đêm còn dầy. Dầy từng khối lớn mông mênh và đặc cứng. Hình như đã đến đáy một "tan-véc"(khe nhỏ chạy giữa hai chân núi), chân bước lên lớp đất ẩm. Nước! Người lính đặt tay xuống "mặt nước." Không có, chỉ một lớp lá ẩm mục và đất bùn, khe suối mùa, chưa có nước. Nhưng bàn tay có chút ẩm, người lính lè lưỡi liếm miếng nước vô hình đó.
Qua khỏi "tan-véc," lên đỉnh đồi, thấy lại sau lưng ngọn lửa ở C2 bập bùng. Bạn bè ta còn đó, sống làm sao được hở trời? Mễ kiệt lực hỏi.
- Hải, khi chót mình để "anh Năm" ở đâu ?
- Ở giao thông hào, nơi hầm đại liên. Mễ và Hải chỉ nói với nhau được câu ngắn trong đêm. Nguy biến và rình rập vẫn còn rất nhiều. Sao trời chưa sáng nhỉ? Hùng, gắng đi mau hơn nữa, càng xa tụi nó càng tốt, giữ được súng và thương binh nhẹ như thế này cũng tạm coi như là "đẹp." Đẹp, hình như Mễ cười chế riễu mình trong bóng tối. Thôi, đừng nghĩ gì nữa, cởi nón sắt cầm tay, bốn ngày đội hoài khối sắt trên đầu, khi cởi ra còn nguyên ảo giác của âm vang tiếng nổ lộng trong lòng chiếc nón kim khí. Mệt quá! Sống rồi! Hùng "móm" kêu một tiếng sảng khoái, bốc máy báo cáo cho Mễ, nhanh như chớp:
- Tôi thấy "nó" rồi phía tay trái tôi.
Mễ nhìn lên tàng cây, trời tím nhạt chưa có ráng nắng, nhưng ngày đã bắt đầu, trãng trống vùng tập trung đã gần đến. Thoát rồi chăng? Mễ tự tin nhưng cũng rất đầy kinh nghiệm: Nó phục mình ở đây nữa thì tan hàng!! Ý nghĩ kinh khiếp như một mũi dao cực bén cắm ngay đỉnh đầu.Mễ không dám nghĩ tiếp.
- Kêu thằng "Đỗ Phủ" đến tao Hải,
- Duffy come here. Viên thiếu tá cố vấn đang đi sau Hải và Liệu nghe kêu, mỉm cười bước lại. Ba lần bị thương, bốn ngày chiến đấu không ăn, ngủ, Duffy vẫn "cứng" như một khối thép, đầu đội mũ đi rừng, khẩu M-18 đặt ngang hông, tự tin và bình thản như một ý chí không lay chuyển. Tiên sư thằng cha này "dur" cả hồn lẫn xác, number one! Liệu nói với Hải khi Duffy qua mặt để lên gặp Mễ. Anh chàng hiểu ý, mỉm cười: Hello Doc! Trong phút chốc sự việc khủng khiếp của bốn ngày căng cứng như vụt tan đi. Nắng cũng vừa đến, nắng đầu tiên của ngày, lòng người lính duỗi ra theo độ ấm của vệt ánh sáng. Sống được rồi mừng biết bao nhiêu!
- Đây nhé Duffy, vùng tập trung của mình, 113 bên trái, phe ta bên phải cùng "move" lên. Mình làm một cái LZ, xong "mày" gọi "Tây" đem máy bay tới móc mình ra, O ?
- OK Do! "Đỗ Phủ" gật đầu lia lịa... Good. Very good, you’re the best commander! "Đỗ Phủ" đưa ngón cái lên ca tụng Mễ.
- Tao hay hơn nhiều, cú này bị "kẹt," mày khen làm tao ngượng. Duffy không biết Mễ nói gì, cười rộng mồm, Mễ cười theo.
Rất cẩn thận, Mễ cho Hùng "móm" và Hùng "mập" cùng lên trãng trước. Hai cậu Hùng "bắt tay" nhau, làm thành vòng phòng thủ, phần còn lại của tiểu đoàn với đám thương binh "bò" lên tiếp. Xong rồi, khá an toàn, giữ được cái trãng là tốt, có đường thoát rồi.Duffy,có tàu bay chưa?
- OK! Ten minutes, sir!
Nhưng không còn "ten minutes" nào cho Tiểu Đoàn 11 nữa! Một trận mưa rào, mưa đầu mùa. Mưa bởi một rừng cối và sơn pháo từ những cao độ phía đông "tưới" xuống. Bắc quân tấn công bộ từ đông-nam lên. Không hầm hố, không đạn, mệt mỏi, đói khát của bốn ngày đã đến đỉnh cao nhất chịu đựng. Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù lăn lộn, cựa quậy hấp hối trên trãng cỏ tranh trơ trụi dưới lưới chụp đan dầy bởi lửa, khói và mảnh đạn thép. Hàng sống, chống chết! Hàng sống, chống chết! Bắc quân ào ào như nước lũ tràn đi qua con đê bị vỡ. Tiểu Ðoàn 11 tựa tình cảnh con báo kiệt lực bị vây khốn bởi một rừng ong cực độc!
Bây giờ là 8 giờ sáng của ngày 15 tháng 4/1972, Tiểu Đoàn Nhảy Dù mới tinh của Anh Năm, tiểu đoàn đã khoan thủng bức tường thép của cộng quân ở Damber; tiểu đoàn "nướng sống" hai tiểu đoàn của sư đoàn Điện Biên trên cứ điểm C. Thua. Thua đau đớn và thua vô lý! Đâu còn có thế để dựa vào. Đâu còn lực để đương cự?
Muốn đánh nhau phải có "thế" và "lực." Thế đã mất ngay từ ngày đầu tiên khi bước xuống cao điểm với một nhiệm vụ "phòng thủ" quá mỏng manh thụ động, và lực nào còn nổi sau bốn ngày hay 156 giờ tác chiến căng thẳng trên các cao điểm nguy biến và thiếu thốn toàn diện. Hình như mọi người đều không ăn, uống kể từ ngày 12. Uống, nếu có chỉ là chữ gọi động tác "nhúng" chiếc lưỡi vào nắp bi đông ẩm ướt. Tan hàng! Những người sống sót còn lại tan biến vào rừng cỏ tranh.
...Charlie mất, Delta ở phía nam do Tiểu Ðoàn 7 Dù phải rút đi vì không chịu nổi cuộc cường tập kéo dài qua ngày thứ tư. Vòng đai Nhảy Dù tan vỡ dần như chuỗi dây xích nút đầu bị phá. Chỉ còn lại hai cứ điểm chót là Bravo và Metro ở trái, phải Võ Định. Nhưng Võ Định không thể là một điểm chiến thuật vững chắc khi cạnh sườn đã bị nhổ.
Ngày 24 tháng 4, phi trường Phượng Hoàng (tây Tân Cảnh), Tân Cảnh và hai căn cứ Diên Bình, Zuzu ở phía nam lần lượt tan rã. Võ Định không còn là một cứ điểm có khả năng kháng cự và Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 2 đưa Tiểu Ðoàn 7 dần dần mở đường xuôi nam hướng Kontum. Kontum dưới ảnh hưởng của việc mất Tân Cảnh biến thành cảnh địa ngục với những trận đánh sát nách thành phố, như ở Đại Chủng Viện, khu phi trường. Những đơn vị đặc công Bắc quân với ám hiệu riêng: Tay áo cuốn lên quá cùi chỏ, quần xắn quá đùi, mảnh vải trắng buộc quanh vai, đã đột nhập vào những nơi trọng yếu của thị xã.
Công Trường 2 Cộng Sản sau khi dưỡng quân, vượt sông Pô-Kơ đánh vào sườn của Lữ Ðoàn 2 và các Chiến Ðoàn Biệt Động Quân. Hết, Lữ Ðoàn 2 Dù chỉ còn mỗi đường, các tiểu đoàn tự nương bảo vệ lẫn nhau rút về Pleiku. Lữ đoàn lại hết nhiệm vụ Vùng 2 để ra Vùng 1. Đường về Pleiku phải qua đèo Chu Pao đỉnh núi 953 trông xuống sông Dak Yeul với những cao độ thẳng đứng. Chỉ còn mỗi đường này là sinh lộ, nhưng sinh lộ phải qua điểm chết: Đèo Chu Pao.
Hai đại đội của Tiểu Ðoàn 7 Dù do Nguyễn Lô (tiểu đoàn phó) chỉ huy mở một đường đi qua điểm chết với chấp nhận tỷ lệ thiệt hại 50% quân số. Và cũng như bao lần của mười năm chiến trận, Lô mở được cửa ngõ về Pleiku, dân và quân theo đó rút đi. Rút đi khỏi địa ngục, vì Kontum không còn là thành phố sống, người dân thất thần dáo dác giành dựt nhau kiếm một chỗ trực thăng ở sân vận động. Giữa bụi mù và tiếng nổ đại pháo, cảnh người sống cuồng loạn đổ xô vào lòng trực thăng bất chấp tiếng súng thị oai của quân cảnh. Họ chen nhau như nước tràn qua đê vỡ để đến gần, đến gần hơn chút nữa ngưỡng cửa trực thăng, và lúc tay vừa chạm được khối sắt xám phủ bụi đỏ, chân cong lên sắp bước vào lòng của "hy vọng sự sống" thì một cơn sóng khác, đạp họ ngã xuống, kéo hút ra xa.
Kontum cháy ngọn lửa hồng lên cao hẳn khỏi rừng xanh. Chỉ còn mỗi hình ảnh bình yên nơi thành phố đang bùng lửa này là hàng phượng đỏ hoa gần câu lạc bộ ngã cành xuống mặt nước sông Dakpla mờ sương khói. Nhưng phượng cũng có màu đỏ. Màu của máu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)