Từ Duyên Văn Nghệ đến Kỷ Vật Nghìn Năm
Sáng hôm nay dạo FaceBooK, trên trang của anh Bảo đã thu hút mắt tôi đắm nhìn vào tấm hình ghi lại cảnh một người thiếu nữ cầm sợi dây mang tấm thẻ bài đang áp má vào chiếc nón sắt đặt trên nền cờ vàng đã úa màu. Phía trên tấm hình, anh Bảo ghi: "Xin cho một cái tựa". Dòng chữ của tôi thoát ra từ cảm xúc dâng tràn qua tấm hình.
Tôi đã viết tựa đề cùng bốn câu thơ:
Kỷ Vật Nghìn Năm
Em úp mặt bên vành nón sắt
Nhìn thẻ bài lóng lánh tên anh
Cờ tổ quốc hoen vàng ánh mắt
Đẹp nào hơn kỷ vật nghìn năm !
Em úp mặt bên vành nón sắt
Nhìn thẻ bài lóng lánh tên anh
Cờ tổ quốc hoen vàng ánh mắt
Đẹp nào hơn kỷ vật nghìn năm !
Phải rồi, không có gì đẹp hơn những kỷ vật đó. Khi nghĩ về những chiến hữu cùng thời chiến đấu trên các mặt trận với sứ mạng chống quân xâm lược Bác phương để bảo vệ Miền Nam Việt Nam. Phụ họa theo hình và thơ, tôi đưa lên clip video bản nhạc " Góa Phụ Ngây Thơ" của nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn.
https://www.youtube.com/watch?v=7JMF6BTdMZQ
https://www.youtube.com/watch?v=7JMF6BTdMZQ
Dòng thơ nhạc cuốn tôi vào nỗi nhớ bâng khuâng về hình ảnh những người thiếu phụ năm xưa đi nhận xác chồng từ nơi hỏa tuyến hay trong các quân y viện.
Nỗi cảm hoài ray rức suốt nửa thế kỷ qua đã bật dậy theo ý nghĩ miên man đến dòng thơ của anh Linh Phương trong bài " Kỷ Vật Cho Em" và của chị Lê Thị Ý trong bài "Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng" với phiên bản sau này mang tựa đề "Tưởng Như Còn Người Yêu".
Tôi chưa có cơ hội gặp anh Linh Phương dù đã biết tên nhau trong nhiều năm qua trên các trang văn học online. Riêng với chị Lê Thị Ý thì tôi đã hân hạnh gặp và kết giao thân tình văn nghệ trong hội Văn Học Nghệ Thuật Hoa Thịnh Đốn, từ thời còn nhà thơ Hà Bỉnh Trung làm hội trưởng. Hiện nay các thành viên của hội vẫn còn gặp nhau trong các sinh hoạt văn học nghệ thuật trong khung cảnh thân tình của hội tại Nhà Việt Nam do em của chị Lê Thị Ý là chị Lê Thị Nhị điều hành.
Nhân buổi sinh hoạt tưởng niệm ngày quốc hận 30 tháng 4 vừa qua, vẫn trong câu chuyện thân tình, tôi gợi lại bài thơ "Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng" với chính tác giả Lê Thị Ý, chị ấy sửa câu thơ thành "phòng không đi nhận xác chồng" và tôi thêm "bởi vì thuở ấy nàng còn độc thân", vì khi làm bài thơ này, chị Ý chưa có chồng. Chỉ vì cảm cảnh hằng ngày nhìn những người thiếu phụ đi nhận xác chồng từ mặt trận trở về mà viết thành bài thơ đầy nỗi ngậm ngùi!
" ... Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt, chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe Jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà, con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật, tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi buồn đau của mình.."
(trích bài cùa nhà báo Đinh Quang Anh Thái phỏng vắn nhà thơ Lề Thị Ý)
https://tuoitrevenguon.blogspot.com/…/ngay-mai-i-nhan-xac-c…
(trích bài cùa nhà báo Đinh Quang Anh Thái phỏng vắn nhà thơ Lề Thị Ý)
https://tuoitrevenguon.blogspot.com/…/ngay-mai-i-nhan-xac-c…
Nội dung bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc với tựa “Thương Ca 1”, phiên bản sau này là " Tưởng Như Còn Người Yêu". Lời thơ ngân lên từ các giọng hát đã làm xúc động hằng triệu con tim cùng thời chinh chiến và con cháu hậu duệ VNCH.
Đó là kỷ vật sống bằng ngôn ngữ và âm thanh nổi lên trên những kỷ vật hiện hình của cuộc chiến. Những kỷ vật này mãi mãi được lưu truyền trong dòng văn hóa sử Việt Nam.
Chân thành cảm ơn các tác giả đã làm nên những tác phẩm sống trên dòng tưởng niệm xót xa trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ quê hương .
Cao Nguyên
@
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét