Nhớ nhạc sĩ Anh Bằng qua hai giòng nhạc tình và nhạc đấu tranh
Ngày 12/11 năm nay, những người yêu nhạc Việt Nam cùng tưởng nhớ một năm ngày mất của nhạc sĩ Anh Bằng, một cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Anh Bằng sinh ngày 5/5/1926 tại Thanh Hóa, mất ngày 12/11/2015 tại Quận Cam Nam Cali, để lại sự thương tiếc vô vàn cho cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là tại khu vực Little Saigon, thủ đô của Người Việt Tị Nạn, nơi ông sống những ngày cuối đời.
Với khoảng 600 ca khúc để lại cho đời, nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác rất nhiều thể loại ca khúc khác nhau: nhạc tình, nhạc quê hương, nhạc lính, nhạc đấu tranh…
Trong một bài viết mới đây về nhạc sĩ Anh Bằng và Trung Tâm Asia, nhà báo Phạm Trần có viết: “…ta biết gia đình Nhạc sỹ Anh Bằng là nạn nhân của người Cộng sản Việt Nam ngay từ thời kháng chiến chống lực lượng Việt Minh (người Việt theo Cộng sản Hồ Chí Minh) ở Liên khu Tư. Do đó tất nhiên, không ai ngạc nhiên khi thấy tại sao Trung tâm ASIA do ông thành lập đã có những dòng nhạc đấu tranh và các ca-nhạc sỹ cùng chung lập trường chống cộng sản với ông đã ngồi chung với nhau dưới một mái nhà ASIA trong mấy chục năm qua ở Hoa Kỳ…”. Có thể nói, dòng nhạc đấu tranh là một phần sáng tác quan trọng của nhạc sĩ Anh Bằng, kể từ ông phải rời bỏ quê hương Việt Nam để lưu vong tại Hoa Kỳ.
Theo nhạc sĩ Trúc Hồ, bản nhạc đấu tranh của nhạc sĩ Anh Bằng được phổ biến nhất chính là ca khúc Phải Lên Tiếng. Khi quê hương Việt Nam bị giặc Tàu xâm lấn trước sự im lặng bất lực của chính quyền CSVN, thì những Người Việt Tự Do tại hải ngoại như nhạc sĩ Anh Bằng là những người lên tiếng đầu tiên:
Trường Sa là máu của ta.
Hoàng Sa là thịt của ta.
Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại.
Quân bành trướng đừng mong xâm lấn.
Kia, còn bao mồ chôn quân Tống.
Hỏi quân thù? Hỏi quân thù còn nhớ hay không?
VIỆT NAM nòi giống Lạc Long.
Cùng nhau thề nguyền ĐỒNG TÂM .
Quyết đứng lên dựng xây Tổ Quốc thân yêu TRƯỜNG TỒN.
Không để đất vào tay quân cướp.
Dân tộc ta vùng lên anh dũng.
Sống oai hùng. Sống kiên cường đòi lại Biển Đông.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù vào cướp QUÊ HƯƠNG.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu VIỆT đã đổ chan hòa trên biển nước ta…
Hoàng Sa là thịt của ta.
Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại.
Quân bành trướng đừng mong xâm lấn.
Kia, còn bao mồ chôn quân Tống.
Hỏi quân thù? Hỏi quân thù còn nhớ hay không?
VIỆT NAM nòi giống Lạc Long.
Cùng nhau thề nguyền ĐỒNG TÂM .
Quyết đứng lên dựng xây Tổ Quốc thân yêu TRƯỜNG TỒN.
Không để đất vào tay quân cướp.
Dân tộc ta vùng lên anh dũng.
Sống oai hùng. Sống kiên cường đòi lại Biển Đông.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù vào cướp QUÊ HƯƠNG.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu VIỆT đã đổ chan hòa trên biển nước ta…
Nhịp điệu dồn dập như tiếng hịch chiêu quân. Giai điệu hào hùng như tiếp nối những bản hùng ca yêu nước bất tử Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang… Ở đoạn kết, lời kêu gọi “ĐỪNG IM TIẾNG- MÀ PHẢI LÊN TIẾNG” không trở về Chủ Âm, mà kết ở bậc Năm, cho nên không tạo cảm giác kết thúc, ngừng nghỉ. Bởi vì lời kêu gọi đó cần phải tiếp tục ngân vang, để lôi kéo sự thêm chú ý của đồng bào trong nước. Cho đến khi nào, toàn dân Việt khắp nơi đoàn kết lại, để đồng lòng đuổi giặc ngoại xâm như thời Lý, Lê, Trần mới thôi. Một kỹ thuật âm nhạc đầy ý nghĩa, trong một ca khúc đấu tranh đầy sức sống!
Song song với dòng nhạc đấu tranh đầy lửa, những bản tình ca của nhạc sĩ Anh Bằng cũng thực sự chinh phục trái tim của khán giả Việt Nam thuộc mọi thế hệ. Một trong những tình khúc nổi tiếng vào bậc nhất của nhạc sĩ Anh Bằng, có lẽ là ca khúc Anh Còn Nợ Em, phổ thơ Phan Thành Tài. Một ca khúc ngắn, lời hát giản dị. Nhưng Anh Còn Nợ Em có đầy đủ các yếu tố của một ca khúc để đời. Giai điệu đẹp và trữ tình. Có đoạn lên cao trào để kể lể, và để rồi câu kết thổn thức, nhẹ nhàng như kết thúc một cuộc tình dang dở:
Anh còn nợ em ,Công viên ghế đá
Công viên ghế đá, Lá đổ chiều êm
Anh còn nợ em, Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ, Con sông êm đềm
Anh còn nợ em, Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm, Trời mờ mưa đêm
Anh còn nợ em, nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng, Nắng chói qua song
Anh còn nợ em, Con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ em
Và còn nợ em, Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ, Anh còn nợ em…
Công viên ghế đá, Lá đổ chiều êm
Anh còn nợ em, Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ, Con sông êm đềm
Anh còn nợ em, Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm, Trời mờ mưa đêm
Anh còn nợ em, nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng, Nắng chói qua song
Anh còn nợ em, Con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ em
Và còn nợ em, Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ, Anh còn nợ em…
Một tình khúc phổ thơ khác của nhạc sĩ Anh Bằng là Kỳ Diệu, phổ thơ Nguyên Sa, thi sĩ nổi tiếng với những bản thơ tình bất tử. Có lẽ Nguyên Khang là một trong những ca sĩ trình diễn ca khúc này thành công nhất, đã lột tả được nét lãng mạn, trau chuốt, quí phái của ca khúc này từ nhạc đến lời:
Khi áng mây cao dừng trên nếp trán.
Anh chợt nghe tình vỗ cánh baỵ
Trái tim anh hờn dỗi trên vaị
Ðêm hạnh phúc như hạt sương gầy
Bỗng mùa xuân về trên năm ngón.
Trên bàn tay lộc biếc lá non.
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em.
Khi em đến nằm ngoan trên cỏ biếc
Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ.
Có xôn xao là sỏi đá xôn xaọ
Cánh tay anh, anh đã dặn nằm im.
Ðể người yêu thả trôi suối tóc mềm…Nghe nhạc tình, hay nhạc đấu tranh của nhạc sĩ Anh Bằng, chúng ta đều thấy có lửa. Cho dù đó là lửa tình đam mê, hay lửa hừng hực khí thế của lòng yêu nước, thì nó đều xuất phát từ trái tim của một người nghệ sĩ chân chính. Có lẽ vì vậy, mà cả nhạc tình lẫn nhạc đấu tranh của cây đại thụ âm nhạc này vẫn luôn được ghi nhớ mãi trong trái tim của hàng triệu khán giả Việt Nam…
Anh chợt nghe tình vỗ cánh baỵ
Trái tim anh hờn dỗi trên vaị
Ðêm hạnh phúc như hạt sương gầy
Bỗng mùa xuân về trên năm ngón.
Trên bàn tay lộc biếc lá non.
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em.
Khi em đến nằm ngoan trên cỏ biếc
Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ.
Có xôn xao là sỏi đá xôn xaọ
Cánh tay anh, anh đã dặn nằm im.
Ðể người yêu thả trôi suối tóc mềm…Nghe nhạc tình, hay nhạc đấu tranh của nhạc sĩ Anh Bằng, chúng ta đều thấy có lửa. Cho dù đó là lửa tình đam mê, hay lửa hừng hực khí thế của lòng yêu nước, thì nó đều xuất phát từ trái tim của một người nghệ sĩ chân chính. Có lẽ vì vậy, mà cả nhạc tình lẫn nhạc đấu tranh của cây đại thụ âm nhạc này vẫn luôn được ghi nhớ mãi trong trái tim của hàng triệu khán giả Việt Nam…
Cung Mi / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét