Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Nguồn Gốc Tên Gọi Thành Phô Huế

 NGUỒN GỐC TÊN GỌI THÀNH PHỐ HUẾ

Đã có nhiều người hỏi: cái tên Huế được gọi từ bao giờ? Cái tên "Huế" là ... có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, ... định chuẩn y, đạo dụ và ngày 12.12.1929 được nâng thành thành phố Huế.

Thành phố Huế đã không còn xa lạ gì với người dân cả nước, từng là kinh đô và đến nay vẫn được coi như đại diện của miền Trung, tới mức khi nhắc về ba miền, người ta dùng cụm từ “Hà Nội – Huế - Sài Gòn”. Cái tên Huế nghe rất lạ tai, không giống những địa danh phiên âm từ Hán Việt, mà tra trong tiếng các dân tộc khác cũng chẳng tìm ra liên hệ gì. Vậy tên gọi này bắt nguồn từ đâu?
Để tìm hiểu điều này, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian trở về thời Trần. Để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân, vua Chiêm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý, mà một phần trong đó là địa phận Thừa Thiên ngày nay. Sau vua Trần chia cả nước thành các trấn, mà thành phố Huế thuộc trấn Thuận Hóa. Tương truyền Thuận Hóa được ghép bởi tên châu Thuận và châu Hóa, trong đó Thuận (順) là “êm xuôi” (như “thuận lợi”) còn Hóa (化) là “thay đổi” (như “biến hóa”). Thuận Hóa nhìn chung có thể hiểu là “trở nên thuận lợi”.

Địa danh Thuận Hóa được sử dụng qua nhiều thời kì, tới thời Lê bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Sau không rõ vào lúc nào, Thuận Hóa được hiểu là vùng mà ngày nay là Huế. Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đã chỉ ra rằng trong văn liệu cổ, Huế được ký âm là Hóa, được tìm thấy trong tác phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, tương truyền của vua Lê Thánh Tông. Như vậy có cơ sở để khẳng định Huế chính là biến âm từ Hóa trong Thuận Hóa. Trong tiếng Việt, sự thay đổi từ “oa” sang “uê” tuy hiếm nhưng không phải không có, điển hình như trạng thái ngang bằng điểm số được gọi là “hòa nhau” hoặc “huề nhau”.

Nhưng tại sao Thuận Hóa lại biến thành Hóa rồi thành Huê'? Đây là thói quen của dân gian, trong lối nói bình dân thường giản lược tên gọi địa danh còn một âm tiết. Như tên Hải Phòng trường năm 1975 nhiều nơi cũng chỉ gọi là Phòng. Cũng thế, Thuận Hóa được lược thành Hóa rồi biến âm ra Huế.
Bí ẩn hơn Huế là tên gọi Thừa Thiên. Tên này có từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Tuy chưa có nhiều tài liệu nhưng cứ xem mặt chữ mà xét thì Thừa là “vâng theo” (như “thừa lệnh) còn Thiên là “trời”, vậy Thừa Thiên có thể hiểu là “vâng mệnh trời”. Ngoài ra Huế từng có tên gọi Phú Xuân, trong đó Phú (富) là giàu có còn Xuân (春) là mùa xuân, chỉ sự sung túc.

Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và nhà Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Sự xuất hiện của tên địa danh Huế
Kinh thành Huế năm 1875
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then".
Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế.
Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.
Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Huế.
Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ.

Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét