Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Bảo Tồn Ngôn Ngữ Việt Nam

 


Bảo Tồn Ngôn Ngữ Việt Nam

Cảm ơn nhiều những tấm lòng

hợp tâm phối trí bảo tồn ngữ âm

của giòng Âu Việt Lạc Long

ngàn năm văn hiến cha ông lưu truyền

Sự hợp Tâm phối Trí vì mục đích bảo tồn ngôn ngữ Việt Nam đã và đang liên tục chuyển lưu từ quá khứ đến hiện tại và mai sau những nét đẹp của chữ nghĩa Việt Nam chính danh trong văn hóa sử như ý: Chữ Việt Còn Nước Việt Còn.

Ngôn Ngữ được bảo tồn từ căn bản của một nền giáo dục Nhân Bản. Tiếp truyền nền Văn Hóa từ thời Việt Nam Cộng Hòa.

Với ý tưởng phát huy và bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam. Một nền Văn Hóa có truyền thống bốn-nghìn-năm-văn-hiến xuyên qua dòng lịch sử của Việt Tộc hùng anh.

Một nền Văn Hóa luôn khẳng định sắc thái nhân bản dân tộc để không bị lệ thuộc hay đồng hóa bởi ngoại bang. Bản sắc nhân bản thể hiện từ Lễ - Nghĩa –Trí -Tín trong hành xử đời thường, đến Chân -Thiện - Mỹ trong văn chương nghệ thuật, luôn giữ Nghĩa trong Chữ và Lời thấu Tình đạt Lý. Nền Văn Hóa tốt đẹp đó được lưu truyền qua bao thời đại đều nhờ vào tấm lòng và trách nhiệm của những công dân đối với Quốc Gia Dân Tộc.

Cái nôi Văn Hiến Việt Nam luôn lay động nhịp nhàng trong tâm thức người dân Việt từ lời ru của Mẹ Âu Cơ đến tiếng hát hào hùng của những người đi giữ nước. Mỗi một chiến công khắc trên mỗi địa danh những dòng thi sử. Chữ Nghĩa sáng lên vừa như ánh đuốc khai tâm nhắc kẻ vong ân nhớ về Nguồn Cội Văn Lang, vừa sáng rọi lời truyền của tiền nhân qua bao thời oanh liệt chống ngoại xâm, giữ vững sơn hà. Tất cả vì Việt Nam, vì Tổ Quốc thiêng liêng.

Những dòng thi sử tiếp truyền đến mọi nơi và mọi lúc, vượt khỏi biên giới quốc gia, thẩm thấu qua nhiều thế hệ. Giữ được nền Văn Hóa là giữ được hồn của Đất và Nước. Giữ được Chữ Nghĩa là giữ được tinh thần và sắc thái của Dân Tộc Việt Nam. Mất Văn Hóa là mất Nước. Cho nên cuộc chiến đấu bảo tồn nền Văn Hóa cũng cam go và đầy thử thách như cuộc chiến đấu bảo vệ nền Tự Do Dân Chủ của một Dân Tộc.

Với tâm nguyện góp phần vào công việc chung, trên hành trình chữ nghĩa, chúng tôi đã ước mơ:

 Ước Mơ Việt

 Ước Mơ Việt - Ước Mơ Chung

Suốt giòng con cháu Lạc Hồng Văn Lang

Ước Mơ về một Việt Nam

Rạng danh Nòi Giống, vẻ vang Sơn Hà

 

Ước Mơ Việt - Ý Tâm Hòa

Đang bừng nhiệt huyết, đang tha thiết đời

Cám ơn tuổi trẻ tuyệt vời

Dám mơ ước, dám vì người hy sinh

 

Ước Mơ vào cuộc hành trình

Rọi hồng Nhân Ái khắp miền Quê Hương

Vì Lẽ Sống, vì Yêu Thương

Nối vòng tay thực hiện đường Ước Mơ

 

Cảm ơn nhiệt huyết tuổi thơ

Việt Nam Tổ Quốc đang chờ các em .

 

Cao Nguyên  

@

 

Việt Dream 

 

Việt Dream, our common dream.

For thousand years, we, Lạc Hồng descendants

have been dreaming of a Viet Nam

a Viet Nam that honors its race

and glorifies its land

 

Việt Dream, our common dream

which we nourish with passion and devotion to Life

Many thanks to the Youth of Vietnam

Who sacrifice themselves for others and for our land

 

I dream, I dream to start my journey

the journey that illuminates kindness in every part of my homeland

I dream, I dream

for the good cause of Life and Love

Let’s join hands, to

 make our common dream happen

 

Việt Dream, our common dream

that we nourish with endless enthusiasm

There will be one day, a cheerful (joyful) day, when

we can all sing together for our homeland Viet Nam

Kim Khánh

Cùng tâm huyết với ước mơ này, nhạc sĩ Đình Đại đã phổ nhạc bài thơ “Ước Mơ Việt” và khởi âm qua tiếng hát của ca sĩ Tố Lan:

https://app.box.com/s/cnfnxzn96rtktep5u1n6cip4iuoax1bf 

Tiếp đến, bài hát được kết hợp vào Chương Trình Bảo Tồn Tiếng Việt Trong Sáng do chị Phạm Đỗ Thiên Hương phát động với mục đích:

- Chung tay với các thầy cô giáo dạy Việt Ngữ ở Hoa Kỳ trong việc bảo tồn tiếng Việt trong sáng.

- Giới thiệu và khuyến khích trẻ em cũng như thanh thiếu niên Việt Nam học hỏi tiếng Việt trong sáng qua các bài hát, truyện ngắn, bằng các phương tiện phổ thông nhất hiện nay: cell phone, computer, và sách song ngữ.

- Tạo cơ hội và phương tiện cho con em Việt Nam ở Hoa Kỳ có thể tranh đua và thi thố sở học tiếng Việt của mình qua các cuộc thi với sự bảo trợ của các cơ quan truyền thông trong cộng đồng người Việt.

- Ủng hộ và giúp phổ biến các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật của những tác giả có tài và có lòng trong việc duy trì tiếng Việt trong sáng.

(trích lời giới triệu của chương trình Ước Mơ Việt: http://uocmoviet.org/ )

Qua nội dung trang web, mọi người quan tâm đến mục đích chung trong việc bảo tồn ngôn ngữ Việt Nam được biết về sinh hoạt của chương trình Ước Mơ Việt trong 2 năm qua và tiếp theo với sự tiếp sức từ các cơ quan truyền thông và các nguồn tâm lực yểm trợ cho chương trình với hiệu quả tốt đẹp.

Niềm vinh dự của chúng tôi được góp phần vào mục đích chung là bài hát Ước Mơ Việt, được chọn làm nhạc hiệu của chương trình:

https://www.youtube.com/watch?v=x17XE1SkHd8  

Trân trọng,

Cao Nguyên

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Chuyện Tình Loài Ve


Chuyện Tình Loài Ve 

sáng nay đi dạo ngoài nhà
thấy ve quấn quýt thật là dễ thương
trải qua mười bảy năm trường
sống trong lòng đất mới chường thân ra 

bám cành rung cánh hoan ca
dụ lời ân ái để mà cặp đôi
được lòng quên tiếng ỉ ôi
thỏa tình xếp cánh gửi đời gió bay 

chuyện loài ve nghĩ cũng hay 
gặp nhau vui chỉ phút giây cũng tình
vừa từ lòng đất tái sinh 
lại về với đất một hành trình đơn 

tình ghen hoặc có dỗi hờn
nào ai biết được qua hồn tiếng ve 
như xưa vào mỗi mùa hè
quanh đường hoa phượng nghe ve gợi tình 

Cao Nguyên 




Tiếng Ve Kêu Gọi Hè

Ve Mắt Đỏ

 


Sau 17 năm chui sống dưới mặt đất, cả tỷ con sẽ chui lên vào mùa Hè năm nay.
Tại vùng Trung – Đại Tây dương Hoa Kỳ (Mid-Atlantic), các lỗ nhỏ mở ra để cả triệu con côn trùng, cánh to, mắt đỏ lộ, chui ra.. cùng hợp ca trong một điệu nhạc, ái ân.. như một chuyện phim kinh dị ..

Các nhà sinh vật học xếp Ve vào họ Cicadidae , họ này có khoảng trên 30 ngàn loài.
Ve thường màu nâu, thân dài 5-9cm, tuy nhiên cũng có các loài ve xanh lục thường sống tại những vùng cây xanh. miệng có vòi cứng (rostrum) đâm vào cây để hút nhựa cây làm thực phẩm. Ve có 4 cánh dài, mỏng và trong suốt có sọc hay nốt đen tùy loài..
Ve được chia thành 2 chủng (genus) chính:
  • Ve trở lại theo chu kỳ (Periodical cicadas) : sống phần lớn cuộc đời dưới đất ở dạng nhộng, chỉ trồi lên sau 13 hay 17 năm.
         Ve tr li theo chu k (Periodical cicadas).  

Chu kỳ 17 năm diễn ra như sau:

Từ 6 đến 8 tuần lễ sau khi ve cái đào ổ ở cành cây non, đẻ trứng và chết ; trứng nở ra nhộng, nhộng rơi xuống đất, tìm cách chúi đầu, vùi lần xuống đất khoảng 30cm, tạo thành một hốc trú ẩn và hút nhựa cây để sống trong suốt 17 năm ròng rã. Mỗi hốc rộng chừng 1 foot vuông, chứa từ 30 đến 50 con nhộng. Sau 17 năm (chưa rõ nhộng-ve đếm lịch bằng cách nào?), sâu con sẽ chui lên khỏi mặt đất khi nhiệt độ ở vào khoảng 18 độ C (64 độ F). Ngay lúc sáng sớm, sâu con dài chừng 2.5cm bò khỏi hốc và bám lên các vật thẳng đứng như cành, tường, bia đá..Điểm lý thú nhất là hàng tỷ con sâu cùng chui lên khỏi mặt đất một lúc; sau khi bám chắc vào vào mặt bằng, sâu con lột xác (chỉ trong một đêm, hay vài giờ); vỏ mở ra và ve màu trắng đục xuất hiện, chúng lớn rất nhanh, cánh xòe ra, thân chuyển sang màu nâu đậm và vỏ bọc thân cứng lại Ve chỉ mất một tuần để trưởng thành.

Ve đực sau đó bay bám vào một thân cây có nhiều ánh sáng mặt trời; càng nhiều ánh nắng, ve càng có nhiều năng lượng để kêu càng to. Tiếng ve có thể vang xa 500-700m. Tiếng ve là để ‘dụ’ ve cái: khi dụ được ve cái, chúng tự ngừng phát tiếng, bay quanh nhau để giao phối. Sau khi truyền giống, ve đực chết, còn ve cái tìm chỗ làm ổ đẻ, và đẻ đến 600 trứng; đẻ xong ve cái cũng chết..Từ 6 đến 8 tuần sau đó thì chu kỳ 17 năm lại tái diễn. Đời sống trưởng thành của ve chỉ kéo dài từ 30-40 ngày. 

(Vài điểm tóm lược về loài Ve Mắt Đỏ đang xuất hiện trong vùng Đông Bắc Mỹ - 5/2021)


Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Thanh Tân


Thanh Tân 

đang nhìn Hoa - Hoa nào cũng đẹp 
đẹp nhất là hoa tỏa hương thơm 

đang nhìn Cây - Cây nào cũng đẹp
đẹp nhất là cây trải lá xanh 

đang nhìn Biển - Biển nào cũng đẹp
đẹp nhất là biển sóng long lanh 

đang nhìn Người - Người nào cũng đẹp 
đẹp nhất là người thích nhân văn 

đang nhìn Nước - Nước nào cũng đẹp 
đẹp nhất là nước có văn minh 

nếu đang nhìn nên nhìn đẹp nhất
giữa cõi người vũ trụ thanh tân 

Cao Nguyên




 

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Tâm Giao

 


Tâm Giao 

may còn giữ được chút tình

từ nơi chữ nghĩa - từ hình bóng xưa

bốn mùa nắng gió tuyết mưa

người đi - kẻ ở chưa vừa niềm vui  

may còn giữ được bên đời

câu thơ - nốt nhạc khung trời đông tây 

giang tay đón cuộc sum vầy

tặng nhau tuế nguyệt rạng đầy từ chương 

Văn Học Việt - mấy cung đường

nhịp nhàng uốn lượn cùng phương tâm hòa

cửa vào Xuân đang mở ra 

chân thoang thoát bước vào tòa sử thi 

ngắm vòng tâm thức tương tri 

khởi dòng hoan lạc trên bi lụy đời

trăm năm chỉ một sinh thời

trường ca nhân bản tuyệt vời tâm giao 

Cao Nguyên  







Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Nguồn Gốc Tên Gọi Thành Phô Huế

 NGUỒN GỐC TÊN GỌI THÀNH PHỐ HUẾ

Đã có nhiều người hỏi: cái tên Huế được gọi từ bao giờ? Cái tên "Huế" là ... có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, ... định chuẩn y, đạo dụ và ngày 12.12.1929 được nâng thành thành phố Huế.

Thành phố Huế đã không còn xa lạ gì với người dân cả nước, từng là kinh đô và đến nay vẫn được coi như đại diện của miền Trung, tới mức khi nhắc về ba miền, người ta dùng cụm từ “Hà Nội – Huế - Sài Gòn”. Cái tên Huế nghe rất lạ tai, không giống những địa danh phiên âm từ Hán Việt, mà tra trong tiếng các dân tộc khác cũng chẳng tìm ra liên hệ gì. Vậy tên gọi này bắt nguồn từ đâu?
Để tìm hiểu điều này, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian trở về thời Trần. Để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân, vua Chiêm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý, mà một phần trong đó là địa phận Thừa Thiên ngày nay. Sau vua Trần chia cả nước thành các trấn, mà thành phố Huế thuộc trấn Thuận Hóa. Tương truyền Thuận Hóa được ghép bởi tên châu Thuận và châu Hóa, trong đó Thuận (順) là “êm xuôi” (như “thuận lợi”) còn Hóa (化) là “thay đổi” (như “biến hóa”). Thuận Hóa nhìn chung có thể hiểu là “trở nên thuận lợi”.

Địa danh Thuận Hóa được sử dụng qua nhiều thời kì, tới thời Lê bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Sau không rõ vào lúc nào, Thuận Hóa được hiểu là vùng mà ngày nay là Huế. Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đã chỉ ra rằng trong văn liệu cổ, Huế được ký âm là Hóa, được tìm thấy trong tác phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, tương truyền của vua Lê Thánh Tông. Như vậy có cơ sở để khẳng định Huế chính là biến âm từ Hóa trong Thuận Hóa. Trong tiếng Việt, sự thay đổi từ “oa” sang “uê” tuy hiếm nhưng không phải không có, điển hình như trạng thái ngang bằng điểm số được gọi là “hòa nhau” hoặc “huề nhau”.

Nhưng tại sao Thuận Hóa lại biến thành Hóa rồi thành Huê'? Đây là thói quen của dân gian, trong lối nói bình dân thường giản lược tên gọi địa danh còn một âm tiết. Như tên Hải Phòng trường năm 1975 nhiều nơi cũng chỉ gọi là Phòng. Cũng thế, Thuận Hóa được lược thành Hóa rồi biến âm ra Huế.
Bí ẩn hơn Huế là tên gọi Thừa Thiên. Tên này có từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Tuy chưa có nhiều tài liệu nhưng cứ xem mặt chữ mà xét thì Thừa là “vâng theo” (như “thừa lệnh) còn Thiên là “trời”, vậy Thừa Thiên có thể hiểu là “vâng mệnh trời”. Ngoài ra Huế từng có tên gọi Phú Xuân, trong đó Phú (富) là giàu có còn Xuân (春) là mùa xuân, chỉ sự sung túc.

Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và nhà Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Sự xuất hiện của tên địa danh Huế
Kinh thành Huế năm 1875
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then".
Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế.
Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.
Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Huế.
Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ.

Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này.

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

THUỞ BAN ĐẦU



Nhạc sĩ Phạm Đình Chương


Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch MaiHà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một dòng họ mà hầu hết đều làm văn nghệ. Chú ông là nhà thơ Thế Lữ, nhà văn Trúc Khê, nhạc sĩ Phạm Ngọc Cẩn. Anh ông là họa sĩ Phạm Văn Đôn và nhạc sĩ Phạm Văn Chung.

Cha của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được hai người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có ba người con: Trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng, vợ Phạm Duy). Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh).

Phạm Đình Chương theo học trường Bưởi đến trung học thì nghỉ học, gia nhập đoàn ca kịch lưu diễn ở nông thôn vào năm 1946.

Năm 1951, ông về Hà Nội lập ra ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng.

Năm 1953, ông lập gia đình với ca sĩ Khánh Ngọc (sinh năm 1937, tên thật là Hàn Thị Lan Anh) rồi chuyển vào Sài Gòn sống.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông định cư tại CaliforniaHoa Kỳ.

Ông mất 22 tháng 8 năm 1991 tại California.

 

Phạm Đình Chương được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, ông cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

Phần nhiều những tác phẩm của Phạm Đình Chương thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Hai sáng tác đầu tiên Ra đi khi trời vừa sáng và Hò leo núi đều có không khí hào hùng, tươi trẻ.

Năm 1951, ông về thành. Với nghệ danh Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài TrungThái ThanhThái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng, du ca khắp các thành phố lớn của Việt Nam lúc đó. Thời kỳ này, các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Khúc giao duyênĐược mùaTiếng dân chài... Thời gian sau, ông viết nhiều bản nhạc vui tươi hơn: Xóm đêmLy rượu mừngĐón xuân...

Khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào bốn ca khúc da diết, đau nhức, buốt giá tâm can: Đêm cuối cùngThuở ban đầuNgười đi qua đời tôiNửa hồn thương đau.

Phạm Đình Chương cũng phổ nhạc từ thơ. Nhiều bản nhạc phổ thơ của ông đã trở thành những bài bất hủ, có một sức sống riêng như: Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê)... Phạm Đình Chương cũng đóng góp cho tân nhạc Việt Nam bài trường ca bất hủ Hội Trùng Dương nói về ba con sông đại diện cho ba miền: sông Hồngsông Hương và sông Cửu Long.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

LÁ CỜ THIÊNG

 

Tổ Quốc Trong Tâm
Khi người lính già bước vào dĩ vãng
gửi những tâm thư theo bóng cờ vàng
nhắc nhở cháu con từng trang chiến sử
mong được tiếp truyền vinh dự chinh nhân
Gia tài cha ông chu toàn tâm huyết
Hậu Duệ Cộng Hòa tha thiết khắc ghi
Tổ Quốc trong tâm duy trì trách nhiệm
ân nghĩa Quê Hương ra sức bảo trì
Gìn giữ Cờ Vàng hồn thiêng Dân Tộc
suốt cuộc hành trình phục quốc vinh quang
thiết lập kỷ cương hòa bình độc lập
văn hóa bảo tồn truyền thống Văn Lang
Học lịch sử phải biết làm lịch sử
độc lập tự do không tự phát sinh
mà phải đổi bằng chính mình xương máu
vì non sông và Tổ Quốc Việt Nam
Tổ Quốc gọi tên sẵn sàng đứng dậy
vui gì hơn làm người lính đi đầu
chiến đấu vì dân nghĩa tình nhân ái
dòng máu Lạc Hồng thắm mãi ngàn sau.
Cao Nguyên