Hồn Việt Nào Cho Em
Lời Giới Thiệu
@ Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, Đại Tá Phạm Bá Hoa đã không kiên trì sưu tầm mọi tin tức và hình ảnh về các cuộc tranh đấu của người Việt khắp nơi để cho Quốc Kỳ Việt Nam được công nhận tại các thành phố trên khắp thế giới.
@ Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, ông Chu Lynh đã không quyết tâm bắt tay vào việc thực hiện cuốn phim “Hồn Việt”
@ Nếu không có tiếng gọi từ trái tim, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đưa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới, đã không thể soạn hòa âm phối khí cho bản quốc thiều Việt Nam trở nên sống động tha thiết đến thế.
@ Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, Đại Tá Phạm Bá Hoa đã không kiên trì sưu tầm mọi tin tức và hình ảnh về các cuộc tranh đấu của người Việt khắp nơi để cho Quốc Kỳ Việt Nam được công nhận tại các thành phố trên khắp thế giới.
@ Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, ông Chu Lynh đã không quyết tâm bắt tay vào việc thực hiện cuốn phim “Hồn Việt”
@ Nếu không có tiếng gọi từ trái tim, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đưa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới, đã không thể soạn hòa âm phối khí cho bản quốc thiều Việt Nam trở nên sống động tha thiết đến thế.
@
Sự rung động từ trái tim của người bạn trẻ khi xem phim "Hồn Việt", đã chuyển tải đến mọi người một thông điệp mới "Hồn Việt Nào Cho Em", đã nhắc tôi thêm một lần nhắn với các thân hữu gần xa, nhất là những người bạn trẻ ở khắp nơi trên mặt địa cầu: Hãy xem và xem lại phim "Hồn Việt" (Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa) do Viet Nam Film Club thực hiện. Để thấm hồn dân tộc Việt Nam đang luân chuyển trong dòng máu của mình, khi nhìn lá cờ vàng có 3 sọc đỏ phất phới bay trong gió cùng lúc với tiếng ngân vang bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.
Hồn Việt - Hồn của núi sông phát khởi từ hào khí của những vị anh hùng vì Nước hi sinh, vì Dân chiến đấu cho sự sinh tồn Dân Chủ, Tự Do của một đất nước tự hào có bốn nghìn năm văn hiến.
Không ai có thể quên được điều này, như không thể quên chính mình là Một Người Việt Nam.
Cảm ơn người bạn trẻ Trịnh Bình An với tấm lòng tuổi trẻ đã nhập lưu dòng tri thức quốc gia từ một bài quốc ca và một lá cờ thiêng.
Xin chuyển đến những người bạn trẻ thông điệp "Hồn Việt Nào Cho Em" để cùng cảm nhận tâm thức của "Hồn Việt".
Trân trọng,
Cao Nguyên
Hồn Việt Nào Cho Em
Trịnh Bình An
Có những cuốn phim sau khi coi xong khiến tôi thích thú hoặc bực bội, nhưng cũng có cuốn phim khiến tôi băn khoăn, dường như vui, cũng dường như buồn, cuốn phim đó chính là phim “Hồn Việt”.
“Hồn Việt” là một bộ phim trình bày lịch sử Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa - nơi tôi đã sinh ra và lớn lên cho tới ngày mất nước. Đấy chỉ là một bộ phim tài liệu với những dữ liệu thực tế. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của một chính thể đã bị xóa sổ, không ngờ có ngày tung bay phất phới, đứng ngang hàng với những lá cờ quốc gia khác tại nhiều nơi trên thế giới. Đáng lẽ tôi, một người từng sống trên 10 năm dưới lá Cờ Vàng, phải cảm thấy xúc động và tự hào chứ? Nhưng không hiểu sao tôi chỉ cảm thấy vui buồn lẫn lộn?
Nếu bảo Việt Nam là người mẹ khổ đau qua những năm tháng chiến tranh, thì Việt Nam Cộng Hòa là cha, người cha đã bị bức tử, người cha tôi đã phải xa khi còn tấm nhỏ. Quá nhỏ để hiểu được chiến tranh đang xảy ra khốc liệt chung quanh, quá nhỏ để hiểu đang có rất nhiều người ngày đêm chiến đấu bảo vệ miền Nam, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho hàng triệu sinh mạng trong đó có tôi. ...
Xem tron. bài :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét