Lịch sử ngày Lễ Cha
Thuở Thượng Cổ xa xưa, thế giới còn ở chế độ Mẫu Hệ và Mẫu Quyền vì bấy giờ đứa con
chỉ biết có mẹ. (Ngày nay còn một số sắc tộc ở VN , thí dụ người Chàm, vẫn còn theo chế
độ Mẫu hệ: Con gái có quyền “Cưới chồng”, chỉ con gái mới được chia gia tài. Con gái út
được chia nhiều nhất vì phải nuôi bố mẹ già).
Khi loài người biết sống quây quần thành Bộ Lạc, bố mẹ ở với nhau, cùng lo cho con cái,
dần dần người cha làm chủ gia đình và loài người tiến sang chế độ Phụ Hệ (Nhưng phần
lớn người Mẹ vẫn còn có quyền như quyền”nâng khăn sửa túi - quyền Nội Tướng - quyền
kinh tế … nhất là người phụ nữ Việt Nam):
“Lệnh ông không bằng cồng bà” (tục ngữ)
Khi theo chế độ phụ quyền, người cha được coi là nhất, có rất nhiều quyền hành: Vua,
Quan, Trưởng Tộc…thường là đàn ông.
Đạo Công gíáo, trên trời có Đức Chúa Cha, Đức Giáo Hoàng là Đức Thánh Cha, Linh Mục
giảng đạo được gọi là Cha . Chữ Paster (Pastor) theo nghĩa chữ La Tinh là tạo hóa.
Đạo Phật cũng gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Nì là đấng Từ Phụ (người cha hiền từ).
Vì cha rất nghiêm khắc đối với con cái, nên người Trung Hoa gọi là “Nghiêm Đường”.
Trong gia đình Việt Nam, cha là người quan trọng hơn cả và ở địa vị cao nhất, ví như cái
nóc nhà:
“Con có cha như nhà có nóc”
Ở Việt Nam, tuy người cha có địa vị cao như thế, nhưng vẫn luôn luôn mong con hơn
mình để xã hội được tiến hóa, khác với người Trung Hoa mong con sinh ra theo kịp bố (Hổ
phụ sanh hổ tử) , và người Pháp mong con cái bằng mình (Ton père, ton fils)
Ở Mỹ, ngày lễ Father’s Day được tổ chức đầu tiên vào 19 tháng 6 năm 1908 tại
Washington State trong một nhà thờ, nhân ngày tưởng niệm những người cha di dân từ Ý
đến, bị chết trong một tai nạn nổ hầm mỏ giết hại 361 người.
Bà Sonora Smart Dodd sinh tại Creston, Washington State, đã nghĩ đến người cha thân
yêu, một cựu chiến binh thời nội chiến (Civil War) sau ngày lễ Mother’s Day.
Ông W. J. Smart đã ở vậy nuôi sáu đứa con nên người. Bà Sonora tưởng niệm ngày cha
mất vào 5 tháng 6, nhưng vì thông báo trễ, nên ngày lễ được dời lại đến Chủ Nhật thứ 3
trong tháng 6. Như vậy, ngày lễ Father’s Day trong tháng 6 được tổ chức đầu tiên tại Mỹ
vào June 19, 1910 tại Spokane, WA. cách nay vừa đúng 100 năm.
Tổng thống Calvin Coolidge đề nghị Father’ Day là ngày nghỉ lễ quốc gia vào năm 1924, và
tổng thống Lyndon Johnson chọn ngày Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 là ngày nghỉ lễ Father’
s Day. Tuy nhiên, mãi tới năm 1972, thời tổng thống Richard Nixon, Father’s Day mới trở
thành ngày lễ chính thức của Hoa Kỳ.Ngày Lễ Cha tại Việt NamNgày nay cũng theo Mỹ kỷ niệm ngày Lễ Cha vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6, nhưng
không phải là ngày lễ chính thức (được nghỉ).
Ba ngày Tết Việt Nam bao gồm đầy đủ các ngày lễ trong năm của các nước Âu Mỹ ngày
nay, đó là Mồng Một Tết dành cho Cha, Mồng Hai Tết dành cho Mẹ, Mồng Ba Tết dành
cho Thầy..“Mồng một ăn tết nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy” (ca dao).Tương tự ngày Lễ Mẹ, trong ngày Lễ Cha. hoa hồng đỏ dành cho ai còn cha và hoa hồng
trắng dành cho ai đã mất cha.Những ngày Lễ Cha trên thế giới
Đức: Tổ chức vào ngày lễ Thăng Thiên (Ascension). Đàn ông Đức chở cả xe bia về vùng
quê nhậu! Hoặc đến các Bar uống rượu. Con cái tặng quà cho cha.
Thụy Điển: Tổ chức vào ngày thứ 2 của tháng 11 .
Ý: Tổ chức vào 19 tháng 3 ( Festa Del Papa.) (Ngày Thánh Joseph) không phải là ngày nghỉ.Pháp: Fête des Pères (Giống nước Mỹ).
Nam Hàn : 8 tháng 5,
Thái Lan: 5 tháng 12 (sinh nhật vua),
Đài Loan : 8 tháng 8.
Theo đạo Nho :
I. Đạo lý của cha (Tam cương, ngũ thường): tam là ba, cương là giềng mối. Tam
cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).
1. Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp
dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp
dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi
trung thành một dạ.
2. Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con
không chết thì con không có hiếu)")
3. Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)
II. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có
trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.Đạo lý của Mẹ (Tam tòng, tứ đức): tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
1- Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
2- Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
3- Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con"Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.
1- Công: khéo léo trong việc làm.
2- Dung: hòa nhã trong sắc diện.
3- Ngôn: dịu dàng trong lời nói
4- Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Tham khảo:
Tài liệu trên Internet - Wikipedia
@@
Ngày Quân Lực và ngày Lễ Cha (Father’s Day)
Trên thế gian này, những giá trị tinh thần thường được tồn tại mãi mãi theo cùng với thời gian, trong khi vật chất phù hoa chỉ hiện diện rất ngắn, sẽ tan biến trong khoảng không gian nhỏ hẹp một thời.
Cũng vì thế, những đoàn nghĩa binh hay những tổ chức quân đội tham gia các cuộc chiến chống ngoại xâm sẽ được ghi nhớ đời đời vì giá trị đích thực là bảo vệ quê hương đất nước và dân chúng. Ngược lại, những đoàn quân chiến thắng một thời, nhưng sau đó lại “hèn với giặc, ác với dân” trước sau rồi cũng sẽ bị đào thải, hậu thế chẳng ai thèm nhắc nhở khi chế
độ tạo ra chúng không còn tồn tại nữa.
Đoàn nghĩa binh Lam Sơn hay đoàn quân bách chiến bách thắng Quang Trung sẽ đời đời được nhắc nhở, ghi ân, mặc dù nhửng binh đoàn đó không còn nữa…
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không còn nữa Trang sử đẫm máu cũng đã tạm thời khép lại để mở ra trang sử đấu tranh mới. Tuy nhiên, đoàn quân chính nghĩa vì Tổ Quốc và Danh Dự, có Trách Nhiệm bảo vệ non sông, quần chúng sẽ sống mãi mãi với thời gian. Ngày Quân Lực 19 tháng 6 mỗi năm sẽ lại về cùng với ngày lễ kỷ niệm những cha thân yêu, đã từng đổ mồ hôi gầy dựng gia đình, dạy dỗ con cái nên người và góp máu xương ngoài chiến trường để bảo vệ quê hương cùng đời sống dân chúng hậu phương…
chỉ biết có mẹ. (Ngày nay còn một số sắc tộc ở VN , thí dụ người Chàm, vẫn còn theo chế
độ Mẫu hệ: Con gái có quyền “Cưới chồng”, chỉ con gái mới được chia gia tài. Con gái út
được chia nhiều nhất vì phải nuôi bố mẹ già).
Khi loài người biết sống quây quần thành Bộ Lạc, bố mẹ ở với nhau, cùng lo cho con cái,
dần dần người cha làm chủ gia đình và loài người tiến sang chế độ Phụ Hệ (Nhưng phần
lớn người Mẹ vẫn còn có quyền như quyền”nâng khăn sửa túi - quyền Nội Tướng - quyền
kinh tế … nhất là người phụ nữ Việt Nam):
“Lệnh ông không bằng cồng bà” (tục ngữ)
Khi theo chế độ phụ quyền, người cha được coi là nhất, có rất nhiều quyền hành: Vua,
Quan, Trưởng Tộc…thường là đàn ông.
Đạo Công gíáo, trên trời có Đức Chúa Cha, Đức Giáo Hoàng là Đức Thánh Cha, Linh Mục
giảng đạo được gọi là Cha . Chữ Paster (Pastor) theo nghĩa chữ La Tinh là tạo hóa.
Đạo Phật cũng gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Nì là đấng Từ Phụ (người cha hiền từ).
Vì cha rất nghiêm khắc đối với con cái, nên người Trung Hoa gọi là “Nghiêm Đường”.
Trong gia đình Việt Nam, cha là người quan trọng hơn cả và ở địa vị cao nhất, ví như cái
nóc nhà:
“Con có cha như nhà có nóc”
Ở Việt Nam, tuy người cha có địa vị cao như thế, nhưng vẫn luôn luôn mong con hơn
mình để xã hội được tiến hóa, khác với người Trung Hoa mong con sinh ra theo kịp bố (Hổ
phụ sanh hổ tử) , và người Pháp mong con cái bằng mình (Ton père, ton fils)
Ở Mỹ, ngày lễ Father’s Day được tổ chức đầu tiên vào 19 tháng 6 năm 1908 tại
Washington State trong một nhà thờ, nhân ngày tưởng niệm những người cha di dân từ Ý
đến, bị chết trong một tai nạn nổ hầm mỏ giết hại 361 người.
Bà Sonora Smart Dodd sinh tại Creston, Washington State, đã nghĩ đến người cha thân
yêu, một cựu chiến binh thời nội chiến (Civil War) sau ngày lễ Mother’s Day.
Ông W. J. Smart đã ở vậy nuôi sáu đứa con nên người. Bà Sonora tưởng niệm ngày cha
mất vào 5 tháng 6, nhưng vì thông báo trễ, nên ngày lễ được dời lại đến Chủ Nhật thứ 3
trong tháng 6. Như vậy, ngày lễ Father’s Day trong tháng 6 được tổ chức đầu tiên tại Mỹ
vào June 19, 1910 tại Spokane, WA. cách nay vừa đúng 100 năm.
Tổng thống Calvin Coolidge đề nghị Father’ Day là ngày nghỉ lễ quốc gia vào năm 1924, và
tổng thống Lyndon Johnson chọn ngày Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 là ngày nghỉ lễ Father’
s Day. Tuy nhiên, mãi tới năm 1972, thời tổng thống Richard Nixon, Father’s Day mới trở
thành ngày lễ chính thức của Hoa Kỳ.Ngày Lễ Cha tại Việt NamNgày nay cũng theo Mỹ kỷ niệm ngày Lễ Cha vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6, nhưng
không phải là ngày lễ chính thức (được nghỉ).
Ba ngày Tết Việt Nam bao gồm đầy đủ các ngày lễ trong năm của các nước Âu Mỹ ngày
nay, đó là Mồng Một Tết dành cho Cha, Mồng Hai Tết dành cho Mẹ, Mồng Ba Tết dành
cho Thầy..“Mồng một ăn tết nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy” (ca dao).Tương tự ngày Lễ Mẹ, trong ngày Lễ Cha. hoa hồng đỏ dành cho ai còn cha và hoa hồng
trắng dành cho ai đã mất cha.Những ngày Lễ Cha trên thế giới
Đức: Tổ chức vào ngày lễ Thăng Thiên (Ascension). Đàn ông Đức chở cả xe bia về vùng
quê nhậu! Hoặc đến các Bar uống rượu. Con cái tặng quà cho cha.
Thụy Điển: Tổ chức vào ngày thứ 2 của tháng 11 .
Ý: Tổ chức vào 19 tháng 3 ( Festa Del Papa.) (Ngày Thánh Joseph) không phải là ngày nghỉ.Pháp: Fête des Pères (Giống nước Mỹ).
Nam Hàn : 8 tháng 5,
Thái Lan: 5 tháng 12 (sinh nhật vua),
Đài Loan : 8 tháng 8.
Theo đạo Nho :
I. Đạo lý của cha (Tam cương, ngũ thường): tam là ba, cương là giềng mối. Tam
cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).
1. Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp
dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp
dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi
trung thành một dạ.
2. Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con
không chết thì con không có hiếu)")
3. Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)
II. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có
trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.Đạo lý của Mẹ (Tam tòng, tứ đức): tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
1- Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
2- Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
3- Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con"Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.
1- Công: khéo léo trong việc làm.
2- Dung: hòa nhã trong sắc diện.
3- Ngôn: dịu dàng trong lời nói
4- Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Tham khảo:
Tài liệu trên Internet - Wikipedia
@@
Ngày Quân Lực và ngày Lễ Cha (Father’s Day)
Trên thế gian này, những giá trị tinh thần thường được tồn tại mãi mãi theo cùng với thời gian, trong khi vật chất phù hoa chỉ hiện diện rất ngắn, sẽ tan biến trong khoảng không gian nhỏ hẹp một thời.
Cũng vì thế, những đoàn nghĩa binh hay những tổ chức quân đội tham gia các cuộc chiến chống ngoại xâm sẽ được ghi nhớ đời đời vì giá trị đích thực là bảo vệ quê hương đất nước và dân chúng. Ngược lại, những đoàn quân chiến thắng một thời, nhưng sau đó lại “hèn với giặc, ác với dân” trước sau rồi cũng sẽ bị đào thải, hậu thế chẳng ai thèm nhắc nhở khi chế
độ tạo ra chúng không còn tồn tại nữa.
Đoàn nghĩa binh Lam Sơn hay đoàn quân bách chiến bách thắng Quang Trung sẽ đời đời được nhắc nhở, ghi ân, mặc dù nhửng binh đoàn đó không còn nữa…
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không còn nữa Trang sử đẫm máu cũng đã tạm thời khép lại để mở ra trang sử đấu tranh mới. Tuy nhiên, đoàn quân chính nghĩa vì Tổ Quốc và Danh Dự, có Trách Nhiệm bảo vệ non sông, quần chúng sẽ sống mãi mãi với thời gian. Ngày Quân Lực 19 tháng 6 mỗi năm sẽ lại về cùng với ngày lễ kỷ niệm những cha thân yêu, đã từng đổ mồ hôi gầy dựng gia đình, dạy dỗ con cái nên người và góp máu xương ngoài chiến trường để bảo vệ quê hương cùng đời sống dân chúng hậu phương…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét