Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018
Nỗi Buồn Người Việt
Với chủ đề "Nhân Vật Và Sự Kiện", hôm nay tôi muốn nêu lên một điều nhói lòng những người dân Việt chân chính luôn tự hào Mình Là Người Việt Nam, đang bị khựng lại do tác động từ những thói quen tật xấu mà một số người Việt trong và ngoài nước đã và đang xảy ra, làm mất giá trị chân chính của một dân tộc.
Các bạn thử lướt qua các tin tức và thời sự hằng ngày có liên quan đến sinh hoạt hiện nay của người Việt, ắt chạm phải những sự việc đau lòng. Từ cách sống bừa bãi vô trật tự trên đường phố, trong tiệm ăn hay các cửa hàng mua sắm đã làm phẩm giá của người Việt bị hạ thấp. Từ những trân trọng xưa kia dưới mắt người ngoại quốc, đến sự khinh bỉ và khó chịu hôm nay khi phải tiếp xúc với người Việt. Có nơi còn treo bảng "không tiếp khách người Việt".
Có bài viết trên facebook điểm qua một số sinh hoạt của người Việt ở nước ngoài, nêu lên con số vi phạm an ninh trật tự xã hội do người Việt gây ra ở Nhật. Chỉ trong 3 năm mà số người Việt bị bắt vì tội trộm cắp đã hơn vài trăm người. Chính xác số lượng vi phạm bao nhiêu ở Nhật hay các quốc gia khác, cần phải tìm đọc các bài viết liên quan. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ thấy xót xa từ những thông tin xấu về bản chất người Việt hôm nay.
Nhìn vào trong nước, chưa bao giờ bản tính xấu của người Việt tăng trưởng nhanh như vậy. Số người phạm tội chiếm đoạt tài sản, hành hung trẻ thơ, giết người vô tội, sinh hoạt đường phố vô trật tự... ngày càng tăng. Tại sao và do đâu?
Căn nguyên thói hư tật xấu của người Việt đã có từ trước qua nhận định của các bậc trí thức. Xin nêu vài nét điển hình:
- Không lo xa, dễ thoả mãn
- Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá
- Dùng nhiều thủ thuật gian lận
- Ăn xén bòn rút của công
- Thói vô trách nhiệm
- Thói cơ hội chủ nghĩa, thủ lợi về mình
- Không có can đảm nhận sự sai lầm
- Thiếu tinh thần cầu tiến
- Tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt
- Không tôn trọng chuẩn mực đạo lý nhân bản
- Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, háo danh
- Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm
- Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng
- Vì lợi nhuận bất chấp sự tàn ác
- Dân trí thấp kém
...
- Không lo xa, dễ thoả mãn
- Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá
- Dùng nhiều thủ thuật gian lận
- Ăn xén bòn rút của công
- Thói vô trách nhiệm
- Thói cơ hội chủ nghĩa, thủ lợi về mình
- Không có can đảm nhận sự sai lầm
- Thiếu tinh thần cầu tiến
- Tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt
- Không tôn trọng chuẩn mực đạo lý nhân bản
- Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, háo danh
- Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm
- Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng
- Vì lợi nhuận bất chấp sự tàn ác
- Dân trí thấp kém
...
Hẳn nhiên ai cũng thấy qua căn nguyên bản chất xấu của người Việt, nhưng mức độ phát triển tính xấu nhanh do ảnh hưởng chế độ cai trị vốn lấy thực quyền và thực tế làm nền tảng. Muốn sống đủ an toàn cho mình và gia đình thì phải tuân theo pháp luật thống trị theo phương châm kinh tế chỉ huy.
Chính cộng sản đã làm suy thoái tình trạng xã hội, đạo đức và văn hóa. Tạo nên những phần tử cực đoan và tàn ác.
Chính cộng sản đã làm suy thoái tình trạng xã hội, đạo đức và văn hóa. Tạo nên những phần tử cực đoan và tàn ác.
Danh dự dân tộc bị tổn thương một cách nghiêm trọng qua các hành vi phạm pháp từ trong nước ra hải ngoại.
Cao Nguyên
Mời bạn đọc bài "Cái Mặt Việt Nam" của nhà văn Huy Phương để thấy thấm thía nỗi buồn người Việt:
Cái Mặt Việt Nam
Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế!
Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.
Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của “chính quyền” Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói lý do.
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng.
Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn $200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.
AK6SwOV
Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.
AK6SwOV
Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.
Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để... “đứng đường!” Trên các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước, cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách. Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn đô la.
Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau. Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.
Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.
Cái mặt Việt Nam CS ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp... không kể hết tên.
Cái mặt Việt Nam CS ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con “cán bộ Trung Ương Đảng”, đã được “Bộ Y Tế Việt Nam” chứng nhận là tâm thần và “Tòa Đại Sứ” Cộng sản Việt Nam can thiệp.
Cái mặt Việt Nam CS ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của “Đại Sứ Quán Việt Nam” tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.
Cái mặt Việt Nam CS ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.
Cái mặt Việt Nam CS ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.
Cái mặt Việt Nam CS ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.
Cái mặt Việt Nam CS ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.
Cái mặt Việt Nam CS ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng... chống lưng.
Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.
Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.
Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.
Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.
Những cái mặt... Việt Nam cộng sản nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp, Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho “chính quyền” Việt Nam. Cái mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên CS luôn luôn trơ mặt làm liều.
“Quá đẹp” là cái tên Việt Nam Cộng sản, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.
Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)
Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ... ăn cắp.
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người CS đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.
Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”
Huy Phương
--------------------
(*) (*) Xem bài “Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng” của Bùi Bảo Trúc.
http://hon-viet.co.uk/BuiBaoTruc_DepSaoLaCodosaodzang.htm
--------------------
(*) (*) Xem bài “Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng” của Bùi Bảo Trúc.
http://hon-viet.co.uk/BuiBaoTruc_DepSaoLaCodosaodzang.htm
Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích
Thư Mời
Kính gửi quý thân-hữu.Đúng hai năm ngày Giáo-sư Nguyễn Ngọc Bích đột-ngột ra đi, trên đường bảo-vệ chính-nghĩa, chủ-quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cọng đã hung bạo đánh chiếm, xâysân bay, căn-cứ quân-sự để thực-hiện mộng bá quyền.
Dưới sự bảo-trợ của Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa-thịnh-đốn, chúng tôi xin kính mời Quý Thân Hữu gặp-gỡ để tưởng-niệm, tỏ lòng thương tiếc, ôn lại công lao
của Giáo-sư Bích, và để cùng hướng đến tương-lai.
Có sự đóng góp của anh Trần Trung Đạo từ Boston và em Destiny Nguyễn từ New York, cùng thân-hữu, gia-đình ...Địa-điểm :Trung Tâm Đa Văn Hóa 6131 Willston Dr., Falls Church, VA 22044Lúc 12 giờ ngày Thứ Bảy 3 tháng 3 năm 2018.
Có trưng-bày một số tác-phẩm liên-hệ từvà DVD từ Vietnam Fim Club.NXB Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ và NXB Cành Nam Và thức ăn nhẹ.
Trân trọng,
Thay mặt Ban Tổ-chức.
Trương Anh-ThụyNguyễn Văn ĐặngCao NguyênNguyễn-mậu Trinh
***
TANG LỄ GS NGUYỄN NGỌC BÍCH
***
Đưa Anh Vào Cuộc Viễn Du
(Kính dâng hương linh giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)
Hôm nay mười hai tháng ba
đưa Anh Ngọc Bích đến nhà vĩnh an
nguyện lời theo khói hương trầm
cầu mong Tâm Việt thỏa lòng viễn du
Đời Anh vì Nước ưu tư
Tình Anh vì Đất vẫn cười thản nhiên:
đấu tranh mưu cuộc nhân quyền
phải như cây sống trên miền hạn khô
Vòng Tay Anh là bến bờ
sẵn lòng đón kẻ ơ hờ thế nhân
Trí Tâm Anh là tấm lòng
vị tha nhân ái khơi hồng lửa tin
Đời Anh rạng ánh bình minh
rọi trên biển đảo gọi nhân sinh về
với tình tổ quốc hương quê
nối liền mạch chảy sơn khê Lạc Hồng
Tim dừng đập trên Biển Đông
để luân chuyển nhịp vào trong đất liền
hòa cùng sông núi hồn thiêng
phục sinh hào khí Rồng Tiên anh hùng
Hợp lòng dân Bắc Nam Trung
cùng nhau khởi sự phục hưng sơn hà
lời tim nồng nhiệt thiết tha
Anh đi nhắn lại chung hòa yêu thương
Giữ gìn đạo đức kỷ cương
phát triển Hồn Việt muôn phương thấm truyền
Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền
hành trình Anh mở còn nguyên lời mời!
Đưa anh vào cuộc rong chơi
tám mươi năm đã vì đời dựng xây
Anh đi nhưng mãi nơi này
Ân Tình Anh vẫn hằng ngày khắc ghi!
Cao Nguyên
Washington.DC-March 12, 2016
-----------------------------------
Tâm Việt là bút hiệu của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích
(Kính dâng hương linh giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)
Hôm nay mười hai tháng ba
đưa Anh Ngọc Bích đến nhà vĩnh an
nguyện lời theo khói hương trầm
cầu mong Tâm Việt thỏa lòng viễn du
Đời Anh vì Nước ưu tư
Tình Anh vì Đất vẫn cười thản nhiên:
đấu tranh mưu cuộc nhân quyền
phải như cây sống trên miền hạn khô
Vòng Tay Anh là bến bờ
sẵn lòng đón kẻ ơ hờ thế nhân
Trí Tâm Anh là tấm lòng
vị tha nhân ái khơi hồng lửa tin
Đời Anh rạng ánh bình minh
rọi trên biển đảo gọi nhân sinh về
với tình tổ quốc hương quê
nối liền mạch chảy sơn khê Lạc Hồng
Tim dừng đập trên Biển Đông
để luân chuyển nhịp vào trong đất liền
hòa cùng sông núi hồn thiêng
phục sinh hào khí Rồng Tiên anh hùng
Hợp lòng dân Bắc Nam Trung
cùng nhau khởi sự phục hưng sơn hà
lời tim nồng nhiệt thiết tha
Anh đi nhắn lại chung hòa yêu thương
Giữ gìn đạo đức kỷ cương
phát triển Hồn Việt muôn phương thấm truyền
Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền
hành trình Anh mở còn nguyên lời mời!
Đưa anh vào cuộc rong chơi
tám mươi năm đã vì đời dựng xây
Anh đi nhưng mãi nơi này
Ân Tình Anh vẫn hằng ngày khắc ghi!
Cao Nguyên
Washington.DC-March 12, 2016
-----------------------------------
Tâm Việt là bút hiệu của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích
Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
Việt Nam - Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng
Thấy gì qua tập "Việt Nam-Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng"
Tác giả: Trần Phong Vũ
Trần Phong Vũ vừa cho ra đời tác phẩm mới, "Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng".
Với tôi, người thua Trần Phong Vũ ba thập niên, đây là một tác phẩm đặc sắc, tuy về căn bản, chỉ là một tổng hợp những bài nhận định tình hình chính trị Việt Nam từ 2016 đến 2017 của tác giả.
Quan điểm chính trị của tác giả — một nhà giáo, một nhà báo Miền Nam Việ Nam trước 1975 — có thể hợp hay không hợp với người đọc, có thể đúng hay không đúng với thực tế diễn ra, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng ở đây là tấm lòng của người viết, là nhiệt tình, là niềm tin, và trên hết, là tính khiêm nhường.
Đáng lý tôi phải đưa ra những tiêu chuẩn khác, như độ chính xác của tài liệu, cách phân tích sâu sắc táo bạo, cái nhìn tỉnh táo không thành kiến v.v. những điều mà nếu cách đây vài năm tôi sẽ dùng để phân tích các sách có nội dung tương tự.
Điều gì đã khiến tôi thay đổi?
Sau một thời gian đụng chạm với những thực tế trong sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, tôi hiểu ra một điều: Đức tính cần thiết nhất cho sinh hoạt tập thể là sự khiêm nhường.
Khiêm nhường không mang nghĩa từ chối lời khen tặng cũng không mang nghĩa tự cho mình kém cỏi. Sự khiêm nhường thật sự thể hiện ở 3 điều: Biết lắng nghe, biết suy nghĩ lại, và biết để người khác làm"tướng" thay… mình.
Chiếu theo 3 điều kể trên, Trần Phong Vũ xứng đáng được gọi là người khiêm nhường.
Thú vị thay, đức tính ấy được thể hiện trọn vẹn trong tạp luận "Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng".
***
Nhưng trước tiên, xin có đôi dòng giới thiệu về nội dung tuyển tập (dày 664 trang, hình minh họa màu, bìa cứng). VN-NĐ&NHV gồm có 5 Phần:
· Phần 1 - 20 chương. "Từ Góc Nhìn Trong Nước. " Như tên tựa, là nhận định của tác giả với phát biểu của một số người trong nước trước hiện tình Việt Nam, tiêu biểu như giáo sư Trần Đình Sử, cựu phóng viên Huỳnh Quốc Huy, diễn viên hài độc thoại Dưa Leo, nhạc sĩ Tuấn Khanh, sinh viên Lê Văn Thành…. Tác giả phân tích những phát biểu ấy nhằm khơi nới những điều ẩn tàng mà đương sự chưa thể nói hết vì bản thân còn bị giam hãm trong vòng kềm tỏa.
· Phần 2 – 11 chương. Tôn Giáo và Chính Trị. Trần Phong Vũ là một tín hữu với những hoạt động gắn bó lâu năm với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Ngoài đóng góp cho tờ Diễn Đàn Giáo Dân, ông còn sinh hoạt trong các nhóm anh em hàng năm quyên góp hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thương phế binh VNCH trong nước. Do đó, với tương quan mật thiết "trong-ngoài", tác giả có được những nguồn tin, những đánh giá, mà người "ngoại cuộc" khó lòng có được. Những hoạt động và tiếng nói chính trực của giám mục Hoàng Đức Oanh, các linh mục Phan Văn Lợi, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Duy Tân, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế… có thể chỉ giới hạn trong địa hạt tôn giáo (ở đây là Công Giáo), nhưng khi viết về họ, Trần Phong Vũ đã vẽ ra một bức tranh rộng hơn, cho thấy cuộc đấu tranh không cân sức nhưng ngoan cường giữa hai lực lượng: "chủ chăn" (tu sĩ) và "đàn chiên" (người dân) để chống lại "lũ sói" (cộng sản).
· Phần 3 – 10 chương: "Formosa & Thảm Họa Môi Trường". Hiện tượng cá chết hàng loạt do nhà máy Formosa xả chất thải độc hại đã khiến người dân Việt Nam trong nước và ngoài nước phản ứng dữ dội. Hơn bao giờ hết, người Việt thấy mình đang bị đầu độc qua từng "con cá, lá rau, chai nước mắm". Trần Phong Vũ đã mô tả một "cuộc chiến" đa dạng từ nhiều phía của người dân đối chọi lại với cái-gọi-là chính quyền.
· Phần 4 – 19 chương: "Chế Độ Trước Thế Nhân Dân". Với 3 phần "Nỗi Đau" thì đây, phần cuối, tác giả cho thấy tia sáng le lói của "Niềm Hy Vọng", và có lẽ nhiều người hẳn cũng như tôi, lẹ lẹ lật tới phần chót để coi đâu là "ánh sáng cuối đường hầm". Nhưng thực ra, trong mỗi chương của toàn bộ cuốn sách, ngay khi trình bày nỗi đau, tác giả cũng cho thấy niềm hy vọng như những đốm lửa, lập lòe tỏa sáng khắp nơi.
· Phần 5 – 12 chương: "Phụ Lục". Bài viết của một số tác giả khác giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề sách đã nêu ra.
Chỉ trong hai năm, Trần Phong Vũ đã viết trên 600 trang giấy, mỗi bài lại có hình ảnh minh họa tường tận, bộc lộ một tâm tình không phút nào nguôi của tác giả đối với con người và đất nước Việt Nam.
***
Bây giờ, xin trở về suy nghĩ của tôi về sự khiêm nhường. Như đã thưa qua, đức tính này thể hiện qua 3 điều chính: Biết lắng nghe - Biết suy nghĩ lại – Biết chấp nhận người khác giữ vai trò quan trọng hơn mình.
Trần Phong Vũ rất biết lắng nghe. Nếu không ông chẳng kiên nhẫn ghi lại phát biểu của những con người cách ông nửa vòng trái đất. Hãy tưởng tượng, một ông lão ngoài 80, gò lưng trên bàn phím, gõ từng chữnhững lời phát ra từ YouTube. Mà những người nói chẳng là nhân vật quan trọng hay danh nhân sang cả mà chỉ là những người tầm thường, thậm chí còn ít tuổi hơn "bác Vũ" nhiều.
Tôi quen biết với Trần Phong Vũ trong hoạt động của Tủ Sách Tiếng Quê Hương. Tôi có thể nói "anh Vũ" là người khá nóng tính nhưng lại rất mau nguội. Có đôi lần, tôi đưa ra những ý kiến trái ngược với anh thì anh đáp lại với những dòng email khá … "chua". Nhưng chỉ qua ngày hôm sau, tôi được nghe anh tiếp tục câu chuyện với sự bình tĩnh và rộng lượng.
Trong "Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng", Trần Phong Vũ nhắc đến trường hợp Huỳnh Quốc Huy. Người Việt Nam trẻ này khi đào thoát khỏi Việt Nam, theo phán đoán của công luận, đã dính líu tới một vụ "tình-tiền" khá lùm xùm kéo theo nghi ngờ về sự trong sáng của đương sự. Bản thân Trần Phong Vũ đã phải đắn đo trong việc có nên đưa vào sách những luận điểm ông đã viết về họ Huỳnh. Nhưng cuối cùng ông đã giữ trọn vẹn những bài viết ấy.
Khi giữ vai trò làm người giới thiệu tới người Việt hải ngoại những khuôn mặt đấu tranh trong nước, người viết phải chấp nhận một mối nguy hiểm, đó là không thể nắm chắc được bản chất thực sự của những người ấy là thế nào.
"Phản Tỉnh, Phản Kháng – Thực hay Hư?" là tựa đề một tác phẩm của Minh Võ, trong đó phân tích nhiều nhân vật đã quay lưng lại với chế độ cộng sản. Trong số họ, qua thời gian, có người chứng tỏ đã thật sự đoạn tuyệt với cộng sản, nhưng có những người dường như vẫn chưa thoát được ảnh hưởng của nó.
Trần Phong Vũ chắc chắn không thể không biết những khó khăn trong việc này. Vấn đề ở đây không phải là những lời chê bai của công luận, điều "khó nuốt" nhất là cảm giác bị đánh lừa. Nếu một nhân vật "phản kháng-phản tỉnh" mình vừa nhắc tới hôm qua vì cho là "thực", thì hôm nay vỡ lẽ ra, chỉ là "hư", thì cảm giác vừa cay đắng vừa buồn bã.
Thế nhưng, Trần Phong Vũ chấp nhận tất cả. Ông chấp nhận "nỗi đau" nếu có, để đem đến cho mọi người "niềm hy vọng".
Có một người cũng cùng thái độ với Trần Phong Vũ, đó là Uyên Thao.
Tủ Sách Tiếng Quê Hương, như cái tên đã chọn, chủ trương giới thiệu tới bạn đọc hải ngoại những tác phẩm của các tác giả trong nước. Những "tiếng nói từ quê hương" đôi khi bị ngờ vực là không thực sự "phản tỉnh" hay "phản kháng". Nhưng Tủ Sách Tiếng Quê Hương vẫn giữ vững con đường đã chọn, như qua phát biểu của Trần Phong Vũ: "Lập trường bất di dịch của chúng tôi: ít nữa đó là người, vật, sự việc có thật được phơi bày công khai trước công luận."
Khi nhắc tới Uyên Thao, tôi muốn nói tới thể hiện thứ ba trong đức khiêm nhường của "anh Vũ": Biết để người khác giữ vai trò quan trọng hơn mình.
Năm 2000, Uyên Thao tị nạn Hoa Kỳ. Vừa đặt chân lên xứ tự do, ông đã nghĩ ngay tới việc xuất bản sách. Theo ông, đó là mặt trận văn hóa bất bạo động mà người Việt hải ngoại có ưu thế nhất. Uyên Thao cho các bằng hữu biết ý định này. Và đã nhận được câu trả lời từ Trần Phong Vũ: "Bất cứ mày làm cái gì thì cũng có tao!"
Đây không phải tình "tha hương ngộ cố tri", đây là tình của hai người lính cùng chiến tuyến. Trước 75, Trần Phong Vũ vừa là thày giáo vừa cộng tác với nhật báo Sóng Thần do Uyên Thao sáng lập. Hai người còn viết chung một cuốn sách, có tên "Chủ Nghĩa Anh Hùng Cách Mạng Cộng Sản". Tiếc thay, toàn bộ số sách in ra đã bị thiêu hủy trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của cộng sản.
Bản thân Trần Phong Vũ cũng có những sinh hoạt riêng. Không khó hiểu nhờ đâu ông thành công trong công việc, "anh Vũ" vừa tốt bụng, vừa tinh tế, không những viết văn hay mà ăn nói cũng tài, nên ông trở thành một tiếng nói được nhiều người nể trọng.
Trần Phong Vũ qua Mỹ từ 1975, so với Uyên Thao chân ướt chân ráo mới tới, người bạn đồng tuổi này đã tạo được một vị thế không nhỏ trong cộng đồng. Tuy có nhiều ưu thế hơn bạn nhưng Trần Phong Vũ không bao giờ kiêu ngạo, ngược lại, bằng lòng giữ vai trò "thứ hai" trong Tủ Sách Tiếng Quê Hương .
Và vai trò đó cũng chẳng có gì huy hoàng. Đó là những lúc phải nai lưng khiêng hàng chục thùng sách từ bãi vận chuyển về kho khi không tìm được người khuân vác. Đó là những lúc phải kiểm kê hàng trăm thùng sách trong kho bị thấm nước hay bị chuột gặm. Chưa kể những lúc khiêng khiêng vác vác trong mỗi lần ra mắt sách các nơi. Hết thảy các việc nặng nhọc ấy đều được làm bởi một ông lão ngoài 80!
Nhưng nhờ Chúa thương, Trần Phong Vũ vẫn giữ được vóc dáng khỏe khoắn và giọng nói sang sảng khi tôi gõ những dòng chữ này.
***
Dẫu cho tôi không giúp người tìm ra giải pháp
Nhưng ít ra cũng chia sớt chút ưu phiền
Để mai ngày người gõ cửa tìm quên
Tôi sung sướng đón người, không ăn năn, tủi thẹn.
(Mở Cửa)
Bốn câu thơ trên do chính Trần Phong Vũ viết, bộc lộ rõ nhất tính khiêm nhường của ông. Suốt cuộc đời, ông luôn tìm cách đem lại "hòa bình-công lý" cho dân tộc, nhưng rồi chỉ khiêm tốn cho rằng đó là việc làm hết sức nhỏ nhoi .
Câu thơ cuối, đánh động tôi nhiều hơn.
Trong Kinh Dịch, có nói tới chữ "Bất Hối" — không hối hận — coi đó như mục đích cần hướng tới trong việc làm. Ví dụ: "Gây chiến là điều không thể tránh, nhưng cố gắng đừng để hối hận." Ở đây, lợi lộc, quyền uy, tựhào, là những thứ không nên hướng tới nếu so sánh với cái giá phải trả bằng xương máu đồng loại. Ở đây, chỉ có một mong muốn: Không hối hận, không ăn năn vì đã làm quá đáng những điều cần làm.
Tương tự, Trần Phong Vũ không cầu mong thịnh vượng, hạnh phúc. Ông chỉ mong đừng ăn năn, tủi thẹn vì, vô tình hay cố ý, đã làm thiếu những điều cần làm.
***
Thế hệ đi sau học được gì từ thế hệ đi trước?
Ngày nay, các sự kiện chung quanh ta biến đổi nhanh đến mức chóng mặt. Những kiến thức ta học được chỉ sau một thời gian ngắn là trở thành lỗi thời. Nhưng, vẫn có những thứ không bao giờ cũ, không bao giờ lỗi thời, đó là những đức tính làm nên nhân cách, mà khiêm nhường là một trong những đức tính ấy.
"Niềm Hy Vọng" cho Việt Nam, phải chăng là hy vọng về một Việt Nam tương lai được dựng xây bằng những con người Việt Nam với nhân cách đích thực?
Trịnh Bình An
Mùa Đông 2018
***
"Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng"
Sách dày 664 trang, in tại Đài Loan, đóng chỉ, bìa cứng, ấn phí 30 Mỹ kim.
Mọi chi tiết về tác phẩm, tác giả và Tủ Sách Tiếng Quê Hương, xin liên lạc về:
* Tủ Sách Tiếng Quê Hương - P.O Box 4653 Falls Church, VA 22044.
Email: uyenthaodc@gmail.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)