Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Cẩm Nang Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt

Cẩm Nang Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt 


Cách đọc:

- X out Quảng Cáo, mở rộng cho đễ đọc, nhấn mũi tên bên phải để đọc tiếp; mũi tên bên trái để quay trở lại. 
- Hoặc bấm vào số trang hình tròn bên dưới tập sách. Hoặc:
- Mở Mục Lục, chọn trang, bài nào, tác giả nào mà quý vị muốn tham khảo... Nhấn vào kính lúp để tìm; hoặc đánh số vào khung đen góc phải trên cùng rồi đánh số trang muốn tìm vào đo, nhấn GO.

Yên Sơn Trương Nguyên Thuận 

TRẠI HÈ 2019 Với Chủ Đề HƯƠNG QUÊ

TRẠI HÈ 2019 Với Chủ Đề “HƯƠNG QUÊ” CỦA HỘI KẾT ĐOÀN Tổ Chức Tại Prince William Forest Park, Triangle, Virginia

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Người việt nam hèn hạ

Nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương 


Ra đời dưới một ngôi sao xấu, đầu thai lầm thế kỷ, sinh bất phùng thời... Có ai đó đã viết về những năm tháng đầu đời của Nhạc sĩ Lam Phương như vậy.
Thế rồi cậu bé thiếu may mắn Lâm Đình Phùng (tên thật của Lam Phương) phải rời quê nghèo ở Rạch Giá, lên Sài-Gòn tìm nơi nương tựa ở nhà một người thân để được cắp sách tới trường, và chỉ vài năm sau đã trở thành Nhạc sĩ Lam Phương, ở tuổi 15. Và, sau hơn 60 năm sáng tác, đã dâng hiến cho đời trên 200 nhạc phẩm.
Dòng nhạc dồi dào, phong phú ấy đã được hàng triệu người nghe, ưa thích, trong suốt mấy thế hệ thính giả ở miền Nam Việt Nam, và đã đưa tên tuổi Lam Phương lên cao trong bộ môn âm nhạc Việt Nam.
“Cuộc đời, ái tình, và sự nghiệp” của Lam Phương đã được nhiều người viết trong suốt bao nhiêu năm. Bây giờ còn gì để viết về Lam Phương, ở những năm tháng cuối đời của ông?
Những gì cần viết, đáng viết về Lam Phương, người khác đã viết hết cả rồi. Nào là Duyên Anh, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nam Lộc, Vũ Ánh, Ngô Thụy Miên, Trần Quang Hải-Bạch Yến, Quyên Di, Phan Ni Tấn, và còn nhiều người khác có thẩm quyền về âm nhạc đã cùng nhau tạo thành một bản hòa tấu vinh danh Lam Phương:
“Trong nền âm nhạc Việt Nam, hiếm có nhạc sĩ nào được phong cách sáng tác đa dạng như Nhạc sĩ Lam Phương, từ những ca khúc rất ‘bình dân’ cho đến những bản tình ca, tình tự quê hương, nhạc chinh chiến rồi đến những dòng nhạc có âm hưởng rất trữ tình, lãng mạn và xót xa như: Một Mình, Cỏ Úa, Phút Cuối, Mưa Lệ.
“Nếu dòng nhạc Lam Phương dễ dàng hòa nhập vào lòng người qua những ngôn từ đơn sơ, sơ mộc mạc và chứa đầy cảm xúc hòa cùng những giai điệu lưu luyến và êm ái thì chính cá nhân người nhạc sĩ tài hoa này cũng dễ dàng chiếm trọn cảm tình mọi giới bằng một gương mặt hiền hòa đôn hậu, một nụ cười và giọng nói nhỏ nhẹ thân tình đó đã biểu hiện của sự tương đồng giữa những ca khúc với bản chất, tình cảm và con người của nhạc sĩ.
Có lẽ những ca khúc đó đã phản ảnh một phần nào cho chính cuộc đời của tác giả. Đời sống của Nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua những thăng trầm trong cuộc sống nhưng ông đã không ngừng phấn đấu trong mọi hoàn cảnh để mang đến cho đời những bản nhạc bất hủ. Mỗi chặng đường trải qua là một gian nan thử thách trong cuộc đời của nhạc sĩ, nên nhạc sĩ đã mang đến cho chúng ta những tác phẩm để đời cho kho tàng âm nhạc Việt Nam với trên 200 nhạc phẩm đầy ấn tượng trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp sáng tác.” (LAM PHƯƠNG, Nhạc và Đời)
Lam Phương rất xứng đáng với những tán dương và cảm tình của thính giả dành cho mình, và không còn khía cạnh nào trong “cuộc đời, ái tình, và sự nghiệp” của Lam Phương chưa được viết ra.
Thế thì bây giờ viết cái gì? Tôi nghĩ rằng những người đã viết về Lam Phương đã bỏ sót, không nói tới một điều, hay có người nói tới nhưng chỉ thoáng qua, coi như không quan trọng, trong khi chính điều đó đã nâng “dáng đứng” Lam Phương và sự nghiệp Lam Phương cao hơn nhiều đồng nghiệp cùng thời.
Đó là lập trường chính trị dứt khoát, thái độ phân minh của Lam Phương giữa cuộc tương tranh quốc/cộng mà ông đã bày tỏ qua nhạc phẩm Chuyến Đò Vĩ Tuyến vào năm chưa đầy 20 tuổi, khi Hiệp Định Genève được ký‎ kết, chia đôi nước Việt Nam. Chính nhạc phẩm này và vài nhạc phẩm khác có liên quan đến tình hình đất nước, được viết vài năm sau nhạc phẩm đầu tay Chiều Thu Ấy, đã thực sự xác định thiên tài âm nhạc của Lam Phương và đưa tên tuổi của ông lên vị trí xứng đáng cho đến ngày nay.
Thực vậy, qua những nhạc phẩm chứa chan tình tự dân tộc, ngợi ca đời sống an bình, tự do của người dân miền Nam, nói lên tình quân dân cá nước, ông đã xác định chỗ đứng rõ ràng trong cuộc chiến giữa hai miền Nam/Bắc. Không có những giọng điệu hung hăng, sắt máu kiểu “phanh thây, uống máu quân thù…”, nhạc và lời của Lam Phương lúc nào cũng hiền hòa, êm nhẹ, trong sáng, nhưng không ai có thể lầm lẫn chiến tuyến của ông. Chính đặc tính đó đã làm Lam Phương khác với Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao…
Khi quốc nạn 30.4.1975 xảy ra, Lam Phương đã may mắn rời Việt Nam trước khi Sài-Gòn rơi vào tay cộng quân. Ở hải ngoại, Lam Phương tiếp tục sáng tác, gắn bó với Cộng đồng người Việt ti nạn, viết ra những bản nhạc với xúc cảm chân thành, đa dạng, phong phú, làm giàu thêm di sản âm nhạc của ông.
Càng trải qua những đổi thay của thời thế, của cuộc sống, và càng sáng tác, Lam Phương càng chứng tỏ cái nhân bản hiền lương bất di bất dịch của ông: yêu đời, yêu người, trung hậu.
Những năm sau này, nhiều người trong giới nghệ sĩ ở hải ngoại từng thành danh và làm nên cơ nghiệp trong xã hội tự do ở miền Nam trước đây cùng một thời với Lam Phương đã theo nhau trở về Việt Nam làm ăn, sinh sống, vì nhiều lý‎ do khác nhau. Nhưng, họ giống nhau một điều: họ đã vứt bỏ cái áo khoác tị nạn cộng sản, mà nhờ đó họ được nhận cho định cư tại một nước tự do, được cung cấp những trợ giúp cần thiết và cơ hội được sống với nhân vị, nhân phẩm, và nhân cách của mỗi người.
Không ít người trong số đó, sau khi về Việt Nam, đã trở mặt và có những lời nói đáng tiếc khiến cho hình ảnh nhiều “thần tượng” đã sụp đổ trong lòng những kẻ từng ái mộ họ. Và họ đã nhận được sự phỉ nhổ của công luận.
Trong một dịp sang niềm Nam California gần đây, tôi đã tới thăm Nhạc sĩ Lam Phương. Trong câu chuyện thân tình, tôi hỏi ông:
- Trong những năm qua, nhiều nghệ sĩ ở hải ngoại đã kéo nhau về Việt Nam kiếm sống. L‎ý do nào khiến ông không về?
- Làm sao mà trở về được khi mà mình đã chống lại họ hai mươi mấy năm, lập trường rõ ràng qua những bản nhạc đã viết. Từ ngày rời quê hương đi tị nạn, đời sống của tôi là ở ngoài này, là quê hương thứ hai với Cộng đồng người Việt. Bà con mình ở đây quá thương tôi và hết lòng giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Tôi cũng thương mọi người ở đây, tôi không thể phản bội, tệ bạc với mọi người, làm buồn mọi người.
- Thế chúng nó có cho người tới rủ rê, thuyết phục, hay mua chuộc ông không?
- Có chứ! Họ tới đây hoài nhưng thấy không đi tới đâu nên hồi này thôi rồi.
- Chúng nó không dùng tiền mua chuộc ông à?
- Có chứ. Như nói tôi về sẽ cho vô biên chế, như “nghệ sĩ nhân dân”, lãnh lương suốt đời.
- Ông tin không?
- Tin gì! Họ chỉ dùng sự trở về của mình để tuyên truyền. Một khi vô tròng rồi, có chuyện gì thì biết ngỏ nào ra?
- Ông cũng không bao giờ “đi” Việt Nam à?
- “Về” với “đi” thì khác nhau cái gì?
- “Về” là về ở luôn, là giã từ quá khứ, là trở thành công dân của nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN”. Còn “đi” là đi Việt Nam vài ba tuần hay một hai tháng với tư cách công dân Mỹ rồi lại trở về Mỹ.
- À. (Lam Phương cười hiền) Tôi không về mà cũng chưa bao giờ đi Việt Nam.
- Ông không nhớ quê hương à?
- Nhớ lắm chứ! Nhớ từ góc phố, từ con đường, từ gốc me… Nhưng tôi nghĩ bây giờ trở về, hay đi Việt Nam, nhìn cảnh và người ngày nay ở bển chỉ làm cho tôi cảm thấy buồn hơn là vui. Chừng nào có thay đổi, có tự do, đời sống của dân mình an vui như ngày xưa, tôi mơ ước ngày đó, và sẽ trở về, nhưng… bây giờ tôi già rồi, biết có sống được tới ngày đó hay không.
- Ngày đó chắc chắn sẽ đến, và không ai có thể biết bao giờ sẽ đến. Có thể đêm nay, ngày mai. Khối Cộng sản Đông Âu và Liên-Sô đã tan biến bất ngờ hai mươi bảy năm trước. Bốn nước cộng sản tàn dư còn lại đáng lẽ đã phải sụp đổ theo từ lâu rồi.
- Cũng mong ngày đó sớm xảy ra để tôi có thể trở về.
- Ông còn tiếp tục viết nhạc, còn sáng tác không?
- Độ này yếu nhiều do ảnh hưởng của vụ đứt mạch máu não năm 1999 và tuổi tác ngày một cao. Tôi đã cố gắng phấn đấu tập tành để phục hồi nhưng cũng được phần nào thôi. Mỗi khi ngồi lâu, viết nhạc và suy nghĩ, cái đầu đau nhức ghê gớm nên bác sĩ khuyên tôi nên ngưng sáng tác.
- Bản nhạc cuối cùng mà ông đã viết xong là bài gì?
- Bài “Hạnh Phúc Mang Theo”, trong đó tôi viết về ngày ra đi rời khỏi thế gian này tôi sẽ mang theo những kỷ niệm vui trong cuộc đời với những người đã chia sẻ cùng tôi những ngày tháng hạnh phúc…Hân hoan ra đi để những người ở lại không cảm thấy buồn khổ, hối tiếc, hay ăn năn gì cả..
Tôi nghĩ đó chính là cái còn lại để viết về Lam Phương: cái đã làm nên con người ông, làm nên những lời ca tiếng nhạc của ông, đã giúp ông vươn lên từ đứa bé “ra đời dưới một ngôi sao xấu, đầu thai lầm thế kỷ, sinh bất phùng thời”, và giúp ông vượt qua những khó khăn trở ngại trên đường đời. Đó là nhân cách và tâm hồn cao đẹp của ông.
Với Lam Phương, nhạc là đời, đời sống gần gũi quanh ta với những tiếng nhạc lời ca trong sáng, dễ hiểu dễ nhớ, đôi khi dí dỏm, đi thẳng vào lòng người, không cầu kỳ, bóng bảy mà trống rỗng. “Đời” đây còn là đạo lý ở đời, nghĩa vụ giữa người với người, giữa người với non sông đất nước.
Lam Phương, người nhạc sĩ yêu đời, yêu người, yêu nước, đã làm tròn sứ mạng được định mệnh giao phó.
Virginia vào hè 2017
Sơn Tùng

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Thành Phố Mẹ



Thành Phố Mẹ 


Từ thuở lững chững biết yêu, đến nay tóc đã nhuốm màu sương khói. Từ lúc mơn man vào hành trình chữ nghĩa, đến nay đường lãng du đã vượt ngàn hải lý. Khi có kẻ năm châu hỏi tôi:
- Đi nhiều thế, thích nhất nơi nào?
 - Chẳng ngại ngần: vẫn xứ Việt Nam.
 - Đi nhiều thế có gì thương nhất?
- Chẳng ngại ngần: tà áo dài em.

Chẳng thế mà tôi có một bộ sưu tập ảnh “Áo Dài Việt Nam” thời chưa bị biến tấu, chưa bị những thẩm mỹ viện cắt ráp vá khâu thêm những rẻo đời thời thượng!  Tôi hãnh diện khoe sưu tập ảnh cùng kẻ năm châu mỗi khi có dịp. Như khoe mình là con cháu Văn Lang. Nên chi trong dòng thơ khoát danh “Thi Sử” tôi đã đưa tà áo dài em lên cùng với lịch sử Sài Gòn:

Sài Gòn - Em, và chiếc áo dài 
 Dựng trước anh chân dung mùa Hạ cũ  ...

  Sài Gòn ơi! thương quá tiếng Em, Anh
  biết dỗ ngọt suốt bốn mùa hoa, trái 
 áo dài Mẹ, em vẫn còn giữ mãi 
 từng đường thêu dấu ái vẫn còn xinh.  

Chân dung Sài Gòn, chân dung Em. Đẹp tuyệt vời, không chỉ với dáng mà cả hồn. Hồn của trái tim Việt Nam trong biểu tượng Sài Gòn và chiếc áo dài.

Nếu thuở ươm thơ vào đường tình, không có sức mê hoặc của tà áo dài, chưa chắc nét duyên Em hiện trên thực thể, chưa chắc mái tóc huyền Em dự lễ đăng quang trong ánh mắt thơ.
 Áo dài trắng, mái tóc đen. Đã làm nên một tuyệt tác ảnh đủ sức cảm rung từng con chữ trên cung bậc thơ ca. Vì thế mà tôi đã theo Em suốt bốn mùa với sắc màu thay đổi. Trắng: trinh nguyên, Tim: nhớ thương, Vàng: đam mê, Đỏ: kiêu hãnh.

Sài Gòn và Em đều trong trái tim tôi. Luôn trong tầm nhớ thật gần, tưởng chừng chỉ vói tay là chạm được. Thật là thèm chạm vào hơi thở của mưa nắng Sài Gòn:

Sài Gòn nắng chảy tràn đêm  
đường mê sảng nóng, Phố thèm giọng ca  
tiếc mùa luân vũ biệt xa  
gót sen rướm máu trượt qua nguyện cầu!  

Thèm được nghe nhịp tim Em rung sau làn lụa nõn, để vào khuya thơ cất giọng ru mơ:

Sài Gòn ru em  khúc tình tháng hạ
  bóng cũ bên hiên  buồn nghiêng hoá đá!  

Ơi Sài Gòn! Ơi Áo Dài! Tiếng gọi trầm lắng trong mạch triều âm vỗ hai bờ Đông – Tây biển Thái Bình xanh thẩm. Điều kỳ diệu là thời gian không làm phai nhạt màu sắc của ký ức. Vẫn mãi nhớ ngày mới quen Em nơi bờ sông Quê Nội, nhìn qua gương nước lấp lánh màu sen hồng trên nền áo lụa xanh.

Trời, nước, hoa và áo dài cùng một game màu thanh nhã. Từ đó mỗi lần cùng Em dạo trên những quãng đường chiều, tôi thích Em mặc áo dài màu xanh của biển. Nét tương phản giữa ánh hoàng hôn với màu xanh lung lình sóng biển, đẹp vô cùng. Nắng vàng tạo nên những gợn sóng hừng hực đam mê gợn lăn tăn trên tà áo biển xanh. Không còn là màu ẩn dụ, mà là màu thơ, màu của trí tưởng phát họa nên sắc thái hài hòa giữa sự khắc chế của sinh tồn:

Ôi tôi đi giữa bồi hồi 
 một khung trời nhớ đã đời giữa tâm 
 như người tình cũ bao năm 
 tưởng như biệt giữa thăng trầm, còn vương  

Sài gòn - nghe gọi mà thương  
Duy Tân, Nguyễn Huệ - con đường dư âm  ..

Sài Gòn đâu đó trong tiếng gọi - Hôm qua, mới đó, tức thời... Nghe gọi từ phone, từ radio, từ TV, từ nơi những con phố có người Việt lưu vong!
 Gọi như nỗi niềm thương nhớ, gọi như một sự khắc khoải trên dấu ấn của một phần người bị tách ra khỏi quê hương mình:

Bẵng thật lâu hơn phần tư thế kỷ 
 sống ở đâu cũng nghĩ đến Sài Gòn 
 thế mới biết tấm lòng người viễn xứ  
còn thiết tha lời guốc mộc âm vang  !

Sài Gòn đâu đó trong tiếng gọi 
 nên mãi chờ về lại lối xưa quen 
 nhìn áo lụa vàng, nghe lời guốc mộc 
 đẹp như thơ theo dòng nghĩ vào đêm! 

 Có ai xa thành phố đó mà chưa một lần gọi nhớ Sài Gòn, của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông:

Sài Gòn đó, Sài Gòn bên kia biển 
 không phải một thời, mà mãi ngàn đời  
trong tim người, Hòn Ngọc Viễn Đông 
 trong Việt Nam, Sài Gòn bất diệt! 

Thương vô cùng tiếng gọi Sài Gòn. Nhớ vô cùng tà áo dài một thuở còn bay giữa hai hàng hoa phượng đỏ, hay trong lất phất mưa rũ lá me bay trong chiều Thu cũ!

 Ngươi Sài Gòn xa Sài Gòn mà không vương lụy tình xưa mới là chuyện lạ. Cho dẫu Sài Gòn bất chợt nắng mưa, như có nắng chảy tràn đêm, có mưa trút nước bên hiên nắng hồng. Đẹp và lãng mạn quá chừng.

tháng sáu Sài Gòn, trời xanh như ngọc 
 ve rộn ràng cất tiếng hát rong trưa 
 gió giục giã gọi em về hong tóc 
 sợ chiều lên, buồn đuổi kịp theo mưa  

tháng sáu Sài Gòn, nắng mưa bất chợt 
 như chợt cười, chợt khóc giữa lòng em ...  

Sao chợt cười, chợt khóc! Có phải Sài Gòn đang ru em khúc tình tháng Hạ, có bóng cũ bên hiên buồn nghiêng hóa đá trong mùa chình phu? Hay do Sài Gòn đổi chủ, những con đường buồn rũ đổi tên. Nét thanh nhã của Tự Do, Công Lý, đã bị son phết lên những màu vẩn đục. Vẩn đục đến nỗi người Sài Gòn không còn nhận ra Sài Gòn thuở nọ!

Cũng may ký ức còn thắp bùng lên một Sài Gòn rạng rỡ:
khi tất cả những căn nhà lên đèn 
 không còn thấy những con đường nhầy nhụa  
từng góc cạnh kim cương lóng lánh 
 sáng trên nền trời xanh thẳm Việt Nam!  

khi những con tim Sài Gòn vụt sáng 
 ta có đêm Sài Gòn rực rỡ yêu thương  
những ánh mắt vượt trùng dương say đắm
  tìm thấy nhau - đêm lãng mạn Sài Gòn!  

Và ký ức cũng làm sống lại tà áo dài Em:

nhìn áo lụa vàng, nghe lời guốc mộc 
 đẹp như thơ theo dòng nghĩ vào đêm!  

Vào những độ cuối Đông, chờ Xuân mới. Ký ức còn rộn ràng về Sài Gòn và áo dài Em. Tưởng như mình đang chạm mắt vào Sài Gòn trước mặt:

lòng hăm hở giữa Sài Gòn quá rộng 
 sợ chân đi không khắp những đường quen 
 từ Đa Kao xuống Bến Thành, Chợ Lớn 
 phố cũ, đường xưa lẩm nhẩm gọi tên!  

tại nhớ quá, anh quên mình xa lắc 
 lòng nôn nao nên mắt chạm Sài Gòn 
 vừa tay vói qua nửa vòng trái đất 
 kịp Giao Thừa hái cánh lộc đầu năm!  

Thế nhưng cũng chỉ là hoài niệm. Một hoài niệm dễ thương thế nào cũng bị chùng xuống theo gót buồn thời gian gõ nhịp rong đời về phố cũ. Như tôi đã có lần đứng giữa Sài Gòn đổi mới mà ngỡ ngàng nghe những âm vang của một Sài Gòn xưa:

cổng trường áo trắng tinh khôi 
 ẩn trong ký ức bồi hồi ngắm đau 
 ngoái nhìn lạ hoắc trước sau 
 dẫm chân lên bóng rũ màu thời gian  ..

hẹn nhau đứng giữa chiều tàn 
 để nghe từng chặp âm vang Sài Gòn  
của thời lá rắc thu vàng 
 trên con đường gót đài trang gõ giòn!  

Không gặp Em với áo dài xưa. Chỉ gặp thằng bạn một thời sống chết có nhau dưới chân dãy Trường Sơn trong mùa đỏ lửa. Kể cho nhau nghe chuyện của của những ngày tháng cũ:

ngày hai đứa tựa lưng rừng bốc lửa
  muốn vung tay đấm vỡ mặt trời  
cho mưa trút xuống phận người khốn khó 
 mát niềm tin để ngước mặt làm người!  

Biết đến bao giờ mới mát được niềm tin, để bạn và tôi khỏi trùng trùng xa cách.
Bây giờ, nơi quan ngoại có rất nhiều những con phố Sài Gòn. Dẫu có đẹp và rất Sài Gòn, tôi vẫn thấy lòng mình ray rức:

Sài Gòn tôi trên xứ người 
 một thiên tình khúc viết từ nỗi đau!  

Cao Nguyên

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Tương Tri


Tương tri là những dòng nghĩ  thuần thành  dẫn vào  thơ  tôi. Mở ra niềm vui vực tôi đứng lên giữa cuộc đời có quá nhiều phế tích. Những phế tích của nguồn cội yêu thương bị chủ thuyết hiện sinh tẩy xóa và bào mòn nhân bản. 

 Vì khát vọng phục hung nhân bản, phải đánh thức niềm tin từ điêu tàn hoang hóa. Nên những phế tích hóa thơ thành  ngôn từ chân thiện. Với vai trò của người thơ tự nhận mình là môn đệ thuần thành của Thơ Giáo. Chữ nghĩa tôi phải lên đường du thuyết đất trổ mùa xanh, vượt lên trên khắc nghiệt của căn nguyên phế tích.

Hồn Tổ Quốc ngậm ngùi bay vất vưởng trên hành trình khiên cưỡng lưu vong, sử thi thêm một lần bi hận. Sự bi hận truyền kiếp trong dòng sinh tồn dân tộc qua những cột mốc thời gian lũ lượt từng đoàn người rời bỏ quê hương đất tổ để tìm sống thoát khỏi bạo quyền hiểm ác và thâm độc.

Nếu người hỏi: Viết để làm gì, và viết cho ai? Xin thưa: Trước tiên viết cho tôi để thỏa mãn cá tính muốn thoát ly các vòng xoắn của chủ thuyết độc tôn khắc kỷ. Viết để chữ nghĩa tự khẳng định mình qua gian truân của dòng sống.

Giữa chuỗi thời gian truân chuyên, đôi khi chọn dịp nhàn cư, khoát y trang lữ khách thả bộ về nguồn giữa chập chùng sương tuyết lạnh xứ người. Khi xuyên qua trũng buồn nhân thế, tâm khách không khỏi chùng, chỉ vì thương quê sữa trộn máu đào, mà lòng nôn nao hướng về cố thổ .  Dẫu biết phải đi qua những vùng hoang địa, chỉ còn tro bụi ghi dấu ấn một thời binh lửa. Mồ hôi và máu đã khô dưới bao mùa lá đổ.

Khi đứng giữa ranh giới quê người - quê ta, khách mới thấy hết nỗi cô đơn. Như cái thân đứng trên cái bóng của chính mình ngã xuống vệ đường giữa hai ngả đông – tây. Khách lẩm bẩm: Đúng ta vừa là khách của quê người, vừa là khách của quê ta. Nản  lòng chùng bước, khách ghé vào lữ quán uống một tách trà may ra tìm được chút hương quê. 

Chiều rơi, trà nhạt, tình chơi vơi. Kẻ đến người đi họa hoằn lắm gặp nhau bằng nụ cười quan ải đồng cảm nhìn áng mây trôi về phương trời đã một thời lặng nghe gió hú trong tầm đạn bay xé toạc tình người. Khách chợt thèm một bát rượu cay và ngã mình vào chỗ ngồi vừa khuyết để được say. nghe âm vang lời sử kinh trong cổ thi:

phải chi ngày chẳng mệt nhừ 
đêm nghe tình hát mộng từ chân duyên 
quên đời vừa ngấp nghé nghiêng 
chỉ hình đối bóng mà huyên thuyên lời 

phải chi ngày dợm tốt trời 
đêm dư sức vượt đời khơi khơi buồn 
tha hồ thơ nõn nà buông 
dọc theo thiên lý ngựa giòn vó qua 

phải chi ngày góa phụ xa 
đêm gom thư cảo ta bà đốt chơi 
tàn tro chôn khuất lệ ngời 
phẳng lì bia đá nhạt lời di ngôn 

phải chi mai ửng trời hồng 
bạn-ta đối ẩm ngẫm dòng cổ thi 
rảnh tâm thăm cuộc triều nghi 
ngắm trăng văn hiến tương tri khói trầm! 


Cao Nguyên