Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Người Về.



Người Về 

 

người về vui với lòng ta chút 
giữa tháng Tư buồn chuyện điếu tang 
nhìn vết đạn xoáy bên vành ngực 
gọi chào nhau nghẹn nỗi sa trường 

còn có gì đâu mà khoản đãi 
ngoại trừ dòng chữ rót đau thương 
ly biệt xin thôi đừng nhắc mãi 
buồn nẫu lòng ta hoài cố hương 

người về cũng chỉ là nhân ảnh 
ly rượu mời sóng sánh khói hương 
Xuân muộn hay trời Đông Bắc lạnh 
mà hoa chạnh nở đóa vô thường 

tiễn người buồn không đưa tay vẫy 
sợ lệ trào biết lấy chi đong 
mà tim ta như người thấy đấy 
nước mắt hòa theo máu rưng rưng! 

Cao Nguyên 

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Giỗ Tổ Hùng Vương




Giỗ Tổ Hùng Vương 

Kính thưa quý vị,

Cội nguồn Việt tộc khởi từ Kinh Dương Vương, Đức Lạc Long Quân hết hợp cùng Long Nữ Âu Cơ được dân gian gọi một cách thân thương là Bố Rồng Mẹ Tiên hay Bố Lạc Mẹ Âu. Lập đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ (Bắc Việt). Hằng năm tổ chức trọng thể ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba âm lịch. Ngày giỗ Tổ được dân gian xem như ngày của “Bố Rồng Mẹ Tiên” để đồng bào cả nước tưởng nhớ công ơn của người khai sáng nguồn cội giống dòng và mỗi người cũng nhớ đến Bố Mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta nên người. Niềm tự hào về cội nguồn con Rồng cháu Tiên cùng một bào thai Mẹ nên đối với người Việt, thì lòng yêu nước luôn luôn đi đôi với tình thương nòi giống. Yêu nước thương nòi, đó chính là đặc trưng của Việt tộc.

Thời đại Hùng Vương khởi từ năm Nhâm Tuất 2879 trước DL là năm Lộc Tục lên ngôi, lấy hiệu là Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm năm 2793 trước Dương Lịch, Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thuộc dòng Thần Nông phương Nam lấy công chúa Âu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành một trăm người con trai, chính là biểu tượng của sự hợp nhất của 2 dòng Thần Nông phương Nam và phương Bắc.

Truyền thuyết cũng cho biết rằng, Mẹ Âu Cơ cùng 50 người con ở lại vùng cao nguyên Phong Châu rồi cùng suy cử người con trưởng lên ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Bố Lạc Long dẫn 50 con về miền sông nước Thành Đô Tứ Xuyên ở phương Nam để khai khẩn vùng đất mới bồi, mỗi người con đi một nơi lập ấp trở thành một chi tộc Việt. Cổ sử Trung Quốc ghi rõ các nước Bách Việt nằm rải rác khắp Nam Trung Hoa trải dài từ Triết Giang ở miền duyên hải phía Đông sang Ba Thục, Vân Nam ở phía Tây.

Sách sử Trung Quốc ghi Đông Việt là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở Triết Giang, Mân Việt ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Dương Việt ở Giang Tây, Âu Việt ở Quảng Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Điền Việt ở Vân Nam. Lạc Việt ở xen kẽ với các chi tộc khác nhưng tập trung nhiều nhất ở Quảng Tây và Bắc Việt Nam. Sách sử cổ Trung Quốc ghi Bách Việt để chỉ một trăm chi tộc Việt nên dân gian Việt mới gọi là "Trăm Họ" là "Bách Tính" hay "Bá Tánh". Thực tế trên đã chứng tỏ tính hiện thực của huyền thoại Rồng Tiên.

Theo những nguồn sử liệu thì thời đại Hùng Vương gồm 18 đời kể từ khi Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 trước DL và chấm dứt vào đời Hùng Duệ Vương 258 trước DL. Như vậy thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm, tính ra trung bình mỗi đời Vua trị vì khoảng 150 năm.

Công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về “Hùng Vương Sự Tích Ngọc Phả Cổ Truyện” của Nguyễn Như Đỗ thời Lê Thánh Tôn cho thấy thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua. Theo bản “Hùng Vương Ngọc Phả” thì đời vua Chữ Hán là "Thế", "Thế" không phải chỉ một đời vua mà là một dòng vua, một triều đại gồm nhiều đời vua. Riêng chi thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương gồm 3 đời vua trị vì suốt 150 năm. Hiện ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì tỉnh Vĩnh Phú còn thờ bài vị "Tam Vị Quốc Chúa". Chi này chấm dứt năm Quý Mão 258 TDL vào cuối đời Chu.

Kính thưa quý vị,

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới có vị Quốc Tổ đã khai mở dân tộc Việt và truyền thống tôn thờ Quốc Tổ như một Nhân Thần truyền lưu gần 5 ngàn năm lịch sử . Chính từ tâm tương" "Quốc Tổ" Hùng Vương đã dẫn đến ý niệm về một "Tổ Quốc" Việt Nam và cũng từ ý niệm một trăm con cùng chung một bào thai của Mẹ Âu Cơ nên chỉ có Việt Nam mới có được hai chữ "Đồng Bào":
Bọc điều trăm họ thai chung
Đồng Bào hai tiếng vô cùng Việt Nam.

Ngày hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của chúng ta đối với Quốc Tổ, Người khai mở ra nước Việt.

Hình tượng bố Rồng mẹ Tiên mang tính thần kỳ lịch sử, là Bố Lạc Mẹ Âu trong thực tế cuộc sống nên vừa là người anh hùng huyền thoại dựng nước, vừa là anh hùng khai sáng văn hóa dân tộc. Từ đó đã dẫn tới đạo thờ cúng ông bà Tiên Tổ, tôn thờ những “Nhân Thần” đã truyền lưu sự sống cho cả dân tộc cũng như cho bản thân mỗi người chúng ta.

Truyền thống cao đẹp tôn thờ sùng kính, biểu lộ lòng tri ân Đức Quốc Tổ Quốc Mẫu, các anh hùng dân tộc cũng như thờ cúng Ông Bà Tiên Tổ biểu thị lòng hiếu thảo đối với những người sinh thành dưỡng dục, truyền lưu sự sống cho mình đã là sợi dây tình cảm thiêng liêng phối kết con dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhớ xưa Quốc Tổ mở nền,
Ngàn năm văn hiến sử thiêng hào hùng.

Trân trọng kính chào toàn thể quý vị,

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Tiếng Hát Tự Do



Tiếng Hát Tự Do
(mến gởi Việt Khang và những tiếng hát 
vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền cho Việt Nam)


tiếng hát Tự Do bao giờ cũng đẹp 
sao lại bắt giam tiếng hát vào tù 
có phải các anh thật lòng ganh ghét 
không được như người biết hát Tự Do!


khi tiếng hát trở thành thông điệp 
gọi đấu tranh cho Dân Chủ, Nhân Quyền 
mỗi lời hát là trăm nghìn cánh thiệp 
gởi Việt Nam mừng cách mạng vào Xuân


anh là ai! hãy ngẩng đầu lên hát 
lời Tự Do cho Dân Tộc Việt Nam 
đừng cúi mặt theo bọn người Thát Đát 
làm nhơ danh hào khí Lạc Hồng


(Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang 
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang) * 
hát vang lên hỡi tấm lòng tuổi trẻ 
vì hôm nay, vì thế hệ ngày mai


trang sử mới khởi đầu bằng tiếng hát 
hịch lại truyền: Sát Thát giặc ngoại xâm 
lập Dân Chủ cho Quốc Gia Độc Lập 
xây Tự Do vì Việt Quốc Anh Hùng!


Cao Nguyên

@

The singing of freedom 
( To Việt Khang and those who have sung for the freedom, 
democracy and human rights of Vietnam )


To sing for freedom is always great 
Why imprisoned the singer for freedom 
You are envious of his good deed,aren’t you? 
knowing that you are inferior to the freedom praiser


When the song has become a call 
for a struggle for democracy and human rights 
each word worths a hundred thousand greeting cards 
sent to Vietnam in celebration of a revolution to start


Who are you? Lift your head and sing 
the words of freedom for the people of Vietnam 
Don’t bow low to the Northern invaders 
and blacken the good name of Lạc Hồng


( We are a group of the proud people 
who sing and laugh loud even when standing on spike-boards…) 
Just sing loud and long,my dear young people ! 
For today and also for tomorrow’s generation


A new chapter of history begins with the singing 
The proclamation again calls the real name of the invaders 
Just rise and build up democracy and independence 
and freedom for the heroic people of Vietnam!

NHT

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG



Tiểu sử Vua Hùng 


Tiểu sử: Vua Hùng là tên gọi chung 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng (2879-258 tr. Tây lịch). Nếu kể cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, có tất cả 20 đời Vua trong họ Hồng Bàng. 

Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, lấy bà Tiên sinh ra Lộc Tục. Vua phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam tức Kinh Dương Vương. 
Kinh Dương Vương kết hôn với Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân. 
Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ sinh được 100 con trai. Về sau, 50 con theo cha xuống biển và 50 con theo mẹ lên núi, đi về phương Nam lập ra nước Văn Lang.

 Người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương thứ nhất, đóng đô ở Phong Châu (1), chia nước ra làm 15 Bộ, cha truyền con nối theo chế độ Phụ Đạo, có quan Lạc Tưóng, Lạc Hầu phụ tá và quan Bồ Chính là chức quan nhỏ trông coi Lạc dân, và gọi con trai là Quan Lang, con gái là Mỵ Nương. 
Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời.  

Công đức: Các vị vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang, tức là nước Việt Nam ngày nay, nên gọi là Quốc Tổ Hùng Vương. Đền thờ: Trên núi Ngũ Lĩnh, Huyện Phong Châu, Tỉnh Phú Thọ (Vĩnh Phú) Bắc Việt. 
Tại Hoa Kỳ, Đền Hùng ở Lillte SàiGòn do Hội CNAM & Hoi Den Hung Hai Ngoai thờ phụng.

Ngày Kỷ Niệm: Ngày mồng 10 tháng 3 Âm Lịch mỗi năm.

Đền Hùng là tên gọi nơi thờ phụng các vị Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh. 
Giỗ Tổ hùng Vương được tổ chức tại đây hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đền Hùng được xây từ năm 980 (thời vua Đinh Tiên Hoàng). Đến thế kỷ 15 (thời Hậu Lê) được trùng tu quy mô như hiện nay.Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh này. Núi Nghĩa Lĩnh: Cao 175 mét (có nhiều tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong một khu rừng cấm. cách Việt Trì khoảng 10km.

 Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Cổng đền: Được xây vào năm Khải Định thứ 2 (1817) ở chân núi. 
1- Đền Hạ: Tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con trai. - Nhà bia: Nhà bia nằm cạnh đền Hạ, hình lục giác với 6 mái - Chùa Thiên Quang (Thiên quang thiền tự): tọa lạc gần đền Hạ. 
2- Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
 3- Đền Thượng: Trên đỉnh núi nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6. Theo truyền thuyết, xưa các Vua Hùng thường đến đây làm lễ tế trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam). 
- Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng. - Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại. 
- Đền Giếng: Dưới chân núi. Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18. 
- Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). 
- Bảo tàng Hùng Vương: được khởi công xây dựng vào năm 1996 và khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi 2003. 
- Hồ nước: dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, xưa trồng nhiều sen. Lễ hội đền Hùng (Giỗ Tổ Hùng Vương) Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn, diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Trươc đó hàng năm có tục đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. 

Có 2 lễ chính: 
1- Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. 

2- Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên.

 Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương. Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc (Phường Bạch Hạc, phường Bến Gót nằm ở phía Nam thành phố Việt Trì, cửa ngõ nối liền giữa Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngã ba Hạc từ lâu đã nổi tiếng), nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. (Nguồn: Wikipedia). 

Chú thích (1) Phong Châu: Kinh đô nước Văn Lang, có lẽ nay ở khu vực Làng Cả thuộc thành phố Việt Trì (xưa là thị xã, nay là thành phố được thành lập năm 1962, cách Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, trên “ngã ba Hạc” (Bạch Hạc - ngã ba sông Hồng, Thao và Lô), trực thuộc tỉnh Phú Thọ nơi có Đền Hùng (Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) trên núi Ngũ Lĩnh – Dt khoảng 166 km2, 181 n 



Tình Nghệ Sĩ - Thiếu Nhi Show

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Hùng Vương


Giỗ Tổ Hùng Vương 


Cội nguồn Việt tộc khởi từ Kinh Dương Vương, Đức Lạc Long Quân hết hợp cùng Long Nữ Âu Cơ được dân gian gọi một cách thân thương là Bố Rồng Mẹ Tiên hay Bố Lạc Mẹ Âu. Lập đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ (Bắc Việt). Hằng năm tổ chức trọng thể ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba âm lịch. Ngày giỗ Tổ được dân gian xem như ngày của “Bố Rồng Mẹ Tiên” để đồng bào cả nước tưởng nhớ công ơn của người khai sáng nguồn cội giống dòng và mỗi người cũng nhớ đến Bố Mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta nên người. Niềm tự hào về cội nguồn con Rồng cháu Tiên cùng một bào thai Mẹ nên đối với người Việt, thì lòng yêu nước luôn luôn đi đôi với tình thương nòi giống. Yêu nước thương nòi, đó chính là đặc trưng của Việt tộc. 

Thời đại Hùng Vương khởi từ năm Nhâm Tuất 2879 trước DL là năm Lộc Tục lên ngôi, lấy hiệu là Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ. Sách sử chép Kinh Dương Vương là vua của vùng Châu Kinh và Châu Dương nhưng trên thực tế vào thời đó, Kinh Dương Vương chỉ là thủ lĩnh được các bộ tộc ở vùng Châu Kinh và Châu Dương suy cử lên. Nhà nước Xích Quỷ thời đó cũng chỉ là hình thức sơ khai của liên minh các chi tộc Việt. 

Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm năm 2793 trước Dương Lịch, Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thuộc dòng Thần Nông phương Nam lấy Âu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành một trăm người con trai, chính là biểu tượng của sự hợp nhất của 2 dòng Thần Nông phương Nam và phương Bắc. 

Truyền thuyết cũng cho biết rằng, Mẹ Âu Cơ cùng 50 người con ở lại vùng cao nguyên Phong Châu rồi cùng suy cử người con trưởng lên ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Bố Lạc Long dẫn 50 con về miền sông nước Thành Đô Tứ Xuyên ở phương Nam để khai khẩn vùng đất mới bồi, mỗi người con đi một nơi lập ấp trở thành một chi tộc Việt. Cổ sử Trung Quốc ghi rõ các nước Bách Việt nằm rải rác khắp Nam Trung Hoa trải dài từ Triết Giang ở miền duyên hải phía Đông sang Ba Thục, Vân Nam ở phía Tây. 

Sách sử Trung Quốc ghi Đông Việt là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở Triết Giang, Mân Việt ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Dương Việt ở Giang Tây, Âu Việt ở Quảng Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Điền Việt ở Vân Nam. Lạc Việt ở xen kẽ với các chi tộc khác nhưng tập trung nhiều nhất ở Quảng Tây và Bắc Việt Nam. Sách sử cổ Trung Quốc ghi Bách Việt để chỉ một trăm chi tộc Việt nên dân gian Việt mới gọi là "Trăm Họ" là "Bách Tính" hay "Bá Tánh". Thực tế trên đã chứng tỏ tính hiện thực của huyền thoại Rồng Tiên. 

Theo những nguồn sử liệu thì thời đại Hùng Vương gồm 18 đời kể từ khi Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 trước DL và chấm dứt vào đời Hùng Duệ Vương 258 trước DL. Như vậy thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm, tính ra trung bình mỗi đời Vua trị vì khoảng 150 năm. 

Công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về “Hùng Vương Sự Tích Ngọc Phả Cổ Truyện” của Nguyễn Như Đỗ thời Lê Thánh Tôn cho thấy thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua. Theo bản “Hùng Vương Ngọc Phả” thì đời vua Chữ Hán là "Thế", "Thế" không phải chỉ một đời vua mà là một dòng vua, một triều đại gồm nhiều đời vua. Riêng chi thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương gồm 3 đời vua trị vì suốt 150 năm. Hiện ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì tỉnh Vĩnh Phú còn thờ bài vị "Tam Vị Quốc Chúa". Chi này chấm dứt năm Quý Mão 258 TDL vào cuối đời Chu. 

Hình tượng bố Rồng mẹ Tiên mang tính thần kỳ lịch sử, là Bố Lạc Mẹ Âu trong thực tế cuộc sống nên vừa là người anh hùng huyền thoại dựng nước, vừa là anh hùng khai sáng văn hóa dân tộc. Từ đó đã dẫn tới đạo thờ cúng ông bà Tiên Tổ, tôn thờ những “Nhân Thần” đã truyền lưu sự sống cho cả dân tộc cũng như cho bản thân mỗi người chúng ta. 

Truyền thống cao đẹp tôn thờ sùng kính, biểu lộ lòng tri ân Đức Quốc Tổ Quốc Mẫu, các anh hùng dân tộc cũng như thờ cúng Ông Bà Tiên Tổ biểu thị lòng hiếu thảo đối với những người sinh thành dưỡng dục, truyền lưu sự sống cho mình đã là sợi dây tình cảm thiêng liêng phối kết con dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Ngày hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của chúng ta đối với Quốc Tổ, Người khai mở ra nước Việt. Từ ý niệm “Quốc Tổ” tiền nhân chúng ta đã đảo ngược lại thành ý niệm “Tổ Quốc”, biểu trưng cho hồn thiêng sông núi, uy linh bàng bạc trong tâm khảm mỗi con dân đất Việt, mà không một dân tộc nào có được hai chữ Tổ Quốc và Đồng Bào như dân tộc chúng ta. 

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Chẳng Lẽ


Vào mỗi Tháng Tư, tôi lại dựng lên cột mốc thời gian 1975 và cộng thêm vào từng khoảng đời lưu vong đáng nhớ. Đánh dấu chuỗi dài bi thảm của Việt Nam, quê hương tôi.

Cả bi và thảm đều chứa nhiều nước mắt của hằng triệu người Việt sống lưu vong, hay đang sống tại quê nhà!

Tháng Tư 2018, cột mốc thời gian khắc dấu ấn 43 năm. Nhìn về trước và sau dấu ấn này, trên tầng tầng lớp lớp máu xương của sự hy sinh vì tự do dân chủ của một quốc gia, vẫn chổi lên mầm đau thương do nước mắt tưới vào. Nghiệt ngã thân phận của đời người, của đất nước chạy buốt theo tiếng thở dài gần như chỉ để mặc niệm từ hồi tưởng.

Mặc niệm với những anh hùng đã vì nước hy sinh! Hồi tưởng những đắng cay và tức tưởi của một đoàn quân quyết chiến mà thất bại. Một thất bại nhục nhã bởi sự phản bội của đồng minh và nội thù dân tộc.

Chẳng lẽ đây là thời kỳ nhiễu nhương nhất của dòng lịch sử cận đại do nội thù khuynh đảo trong hàng ngũ nhân thân? Chủ nghĩa cá nhân nẩy lòng phản trắc, mài sắt ngôn từ để triệt hạ nhau, bất chấp chân lý và công đạo! Lừa bịp cả thế nhân bằng những chiếc áo ngụy tạo hữu thần. Lợi dụng đức tin để lập đền tôn sùng lãnh tụ! Tệ hại hơn là vinh danh chính mình trên bản ngã tự tôn, tự mãn!

Chẳng lẽ những ngọn bút tiên phong đã chùn tâm ráo mực? Chỉ phóng lên trời những dấu chấm than! Mặc thế gian hứng những dòng lệ đỏ bi thương trên màu da vàng chủng tộc? Cái cơ hội dùng bút thay súng để chiến đấu vì độc lập tự do và dân chủ cho quê hương, cũng vuột mất khỏi tầm tay của những người lính già đã từng thề vì nước hy sinh? Chẳng lẽ lời thề vệ quốc đã bị màu danh lợi phủ chụp lên cái thân phận vốn quen trò đón gió, trở cờ?

Chẳng lẽ chữ nghĩa và trí tuệ chỉ để dùng cho những dằn vặt lòng nhau, khơi niềm đau từ những đố kỵ để thỏa mãn sự riêng tư danh phận một đời người? Bất chấp lương tri của người cầm bút vì nghĩa diệt thân, chỉ vì lẽ phải khuất lấp dưới tầm nhìn, chỉ thấy cái "tôi" sáng lên trong niềm thù hận. Hả hê đập phá lẽ phải bằng ngôn từ bất xứng với đại từ Văn Hóa. Làm dấy lên lớp bụi mù che lấp con đường chân thiện mỹ được tiền nhân xây đắp suốt mấy nghìn năm!

Còn bao điều chẳng lẽ đóng vào tâm trí và tự mình rịt lại những thương đau bằng niềm tin vào lương tri của những cây bút vẫn miệt mài viết tiếp những trang sử dẫu bi hay tráng cũng mang hồn dân tộc và tổ quốc mình đã cưu mang. Lịch sử vẫn còn đó, lương tâm đồng chủng sẽ minh bạch mọi điều. Thế hệ tiếp sau sẽ đi vào chính sử với ánh sáng chân lý được dẫn soi bởi hồn thiêng dân tộc. Lướt qua sự hỗn tạp của hiện cảnh quê hương ảm đạm, để vạch lên con đường hướng tới tương lai tươi sáng thật không dễ. Nhưng chẳng lẽ mãi lặng im ngồi nghe những niệm khúc u buồn cho tới lúc tàn hơi?

Chẳng lẽ chữ nghĩa cứ bị dồn nén trong khung cửa ký ức, mỗi khi thời gian chạm vào, những giọt nghĩ mới vỡ ra chảy theo dòng trầm mặc?

Không! Phải dựng chữ nghĩa đứng lên, vượt bóng đêm, xuyên qua đố kỵ và nghi hoặc, phóng vào vách thời gian những dấu ấn đẹp của văn hóa dấn thân vì sự sinh tồn của chính mình với lương tri của một người cầm bút. Để còn thấy tự hào khi nắm tay những người bạn trẻ trên hành trình hướng tới ngày mai. Để khỏi thẹn với chính mình từ lời tim ghi khắc và nhắc nhớ: Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.

Cao Nguyên
Washington.DC - 1/4/ 2018

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Thư Xuân



Thư Xuân 
(Mến gởi những tù nhân lương tâm)


Em đang đọc thư Mẹ gởi vào tù 
Gợi anh nhớ thuở trong tù nhận thư 
Âm thầm khóc qua từng nét chữ 
Cha anh dặn: "Hãy giữ lòng tin

đời là một hành trình khó nhọc 
mỗi bước đi phải thật đàng hoàng 
và biết sống với lòng tử tế 
ngẩng cao đầu nhìn mặt kẻ thù!"

@
Cảm ơn em cũng vì tình dân tộc 
Đã lên đường nhập cuộc đấu tranh 
Em bước tới với chân thành tâm nguyện 
Vì dân sinh quên tuổi trẻ chính mình

Anh và Em, hai thế hệ một kẻ thù 
Hai không gian nhưng cùng chung dòng máu 
Vững tin nhé, những người em yêu dấu 
Đường đi lên cần phấn đấu nhiệt thành

@
Bao mùa xuân em nhìn qua song cửa 
Tù giam em chứa đầy ắp hận thù 
Chúng giam em cho chùng lòng tranh đấu 
Mà quên cùng một dòng máu Việt Nam

Nếu phải khóc vì lá thư Mẹ gởi 
Khóc đi em cho Tổ Quốc hài lòng 
Vì Quê Hương còn những người như thế 
Trong đau thương vẫn ngạo nghễ tiếng cười!

Cao Nguyên

@

A Spring Letter
(To the prisoners of conscience in Vietnam)
You’re reading the letter from your mom 
I remember once in jail I received a letter 
I was quietly sobbing over each word 
My dad’s advice: “ Keep your firm belief

Life is always a hard journey 
You should keep your steps steady 
and live as an upright man 
Always hold your head up in front of the enemy!”

*
Thank you for your love of the people 
Having set off to join the long struggle 
you moved onwards with your frank wishes 
for the people you risked your own prime

We are two different generations but have the same enemy 
We live in two different places but of the same origin 
Keep your firm belief, my beloved brothers and sisters 
The road to success can only be shortened by great efforts

*
You have spent many springs behind the bars 
of a jail loaded with hatred and rancour 
They imprisoned you to destroy your fighting will 
to make you forget the heroic bloodline of Vietnam

If you have to cry because of Mom’s letter 
just cry for our Fatherland,to feel more at ease 
As there are always the good in our country 
who still laugh off sufferings and adversities !
___

Tranh: Hoàng Vi Kha

Cách Mạng Nhân Bản



Thời đại mới, văn phong phải mới. Chữ nghĩa phải nhanh mới bắt kịp dòng thời sự của thời đại tin học toàn cầu. Cần biết và hiểu từng sự kiện chính trị diễn biến liên tục tác động từ quốc nội ra hải ngoại và ngược lại. Sự tác động của thời cuộc bùng lên cuộc vận động tri thức của toàn dân chứ không là trí thức khoa bảng giáo điều phục vụ lợi ích cá nhân và phe nhóm.
Bởi thời cuộc ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, từ ấm no đến hạnh phúc, từ tự do dân chủ đến nhân quyền.
Trong nguồn tri thức toàn dân, phần chủ lực vẫn là các bạn trẻ trong và ngoài nước biết được trách nhiệm của mình là nối bước theo cha ông trên hành trình cứu và giữ nước đúng truyền thống chống ngoại bang Trung cộng và nội thù dân tộc là tập đoàn cộng sản Việt Nam.
Từ các bài học lịch sử qua cuộc chiến Việt Nam, các bạn trẻ trong và ngoài nước ngày càng thấu hiểu nguyên nhân và hậu quả cuộc chiến do tập đoàn cộng sản miền Bắc khởi xướng. Đã giết chết hằng triệu thanh thiếu niên miền Bắc trong cuộc chiến và triệt phá, san bằng nền đạo đức dân tộc Việt sau khi cuộc chiến chấm dứt. Sau 43 năm cộng sản thống trị toàn lãnh thổ, Việt Nam hôm nay là một xã hội hỗn loạn trên hầu hết môi trường sinh thái và nhân bản.
Nền giáo dục giáo điều tạo điều kiện cho bạo lực phát sinh thao túng xã hội phụ họa theo lực lượng cường quyền bạo ác gây tang thương cho nhân dân ở mọi nơi, mọi lúc.
Cuộc cách mạng văn hóa cũng cam go và đầy thử thách như cuộc cách mạng do các phong trào yêu nước đang diễn ra khắp nơi. Mỗi cá nhân của phong trào phải trực diện với kẻ thù hung ác, luôn muốn tiêu diệt sức đề kháng của tự do dân chủ phát sinh từ ý thức căn bản quyền làm người.
Để sống còn đúng nghĩa con người, quyền làm người được xác định từ những người dân bị chính quyền cướp đi tài sản, từ người trí thức bị cơ chế Đảng buộc phải đi theo con đường chủ nghĩa phản quốc và mị dân, từ nhân sinh đòi hỏi quyền được sống trong an vui và tự chủ, từ thế hệ trẻ muốn mở rộng tầm nhìn vào thế giới tự do... Nhưng tất cả đã và đang bị gọng kềm độc tài của chế độ siết chặc và đè nén. Cho nên sự bùng phát để thoát ra khỏi ách thống trị là lẽ đương nhiên và tất yếu, khi con người cần phải được đứng đúng vị trí làm người.
Tôi muốn được làm người! Từ lời than van đến tiếng kêu thống thiết từ mỗi con người hay từ mỗi dân tộc đều làm cho nhân loại bàng hoàng khi nhìn vào nơi phát ra lời kêu cứu. Việt Nam đó, quê hương tôi bây giờ như thế đó. Các hội đoàn và tổ chức nhân quyền trên thế giới đau lòng và phẩn nộ cảnh báo. Thế nhưng tập đoàn cộng sản Việt Nam cứ phớt lờ, mặc cho dân nghèo đói, văn hóa suy tàn, đạo đức dân tộc bị hủy diệt theo chủ trương bất biến của cộng sản: ngu để trị, đói phải theo, sợ hãi phải im lặng!
Cuộc thống trị của cộng sản hơn 70 năm trên đất Bắc và 43 năm trên toàn cõi Việt Nam, đã đưa đất nước Việt Nam vào thời kỳ hỗn loạn và băng rã toàn diện nền văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người. Sự rối loạn xã hội đồng thời với sự khuynh đảo của bọn Hán nô nhập cư theo thỏa thuận của Việt cộng và Trung cộng nhằm chiếm hữu từng phần các vùng đất Việt Nam. Báo động toàn dân về thảm họa diệt chủng và mất nước.
Từ lời kêu cứu tôi muốn được làm người đến nổi đau về thảm họa diệt vong, mỗi người dân Việt cần phải hợp lực vùng lên thực hiện cuộc cách mạng để cứu chính mình và thế hệ con cháu mình thoát khỏi cuộc thống trị tàn khốc của cộng sản Việt Nam. Không còn chế độ cộng sản, Việt tộc sẽ vươn lên, đất nước sẽ phú cường. Đó là việc tất yếu mà mỗi người dân có trách nhiệm phải làm đối với quốc gia, dân tộc.
Mùa Xuân 2018 với bao kỳ vọng mong chờ từ khắp nơi vào sinh lực của toàn dân vì tiền đồ Tổ Quốc. Mùa Xuân hy vọng tự do dân chủ được tái lập trên quê hương Việt Nam với cuộc cách mạng nhân bản được phát động từ quốc nội và sự yểm trợ tích cực của tập thể người Việt hải ngoại.
Cao Nguyên
Washington.DC - 6/4/2018

những đứa con vong quốc

Những Đứa Con Vong Quốc (*)

Những đứa con vong quốc
đang ôn lại lịch sử
những ngày cuối tháng tư
với bao kỷ niệm buồn

Những đứa con vong quốc
lắng nghe từng lời hát
như tâm sự chính mình
trên hành trình xa quê hương

Những đứa con vong quốc
nhìn đăm đăm vào sóng biển
bùng khóc khi bàn tay em
chới với từ biệt trần gian

Những đứa con vong quốc
đau thương vung tiếng hét
Không, quyết không thể nào
mãi là người vong quốc

Những đứa con vong quốc
không thể nào phải chết
ngoài vòng tay yêu dấu
trong yêu thương Việt Nam!

Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ - 2/5/2017
------------------
(*) DVD nhạc/trung tâm Asia