Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Outgunned: The ARVN Under Westmoreland

PHOTOS: U.S. National Archives and Records Administration
Outgunned: The ARVN Under Westmoreland
BY LEWIS SORLEY

PHOTOS: U.S. National Archives and Records Administration As commander of U.S. forces in Vietnam from June 1964 to 1968, Gen. William C. Westmoreland concentrated single-mindedly on large-scale U.S. conventional operations aimed at the enemy’s main forces. In the process, he neglected two other critically important responsibilities—improvement of South Vietnam’s armed forces and pacification.
No single factor more strikingly illustrates Westmoreland’s slighting of South Vietnam’s troops than the M-16 rifle—the new, lightweight, automatic weapon that was considered ideally suited for the Vietnam environment.
When improved weaponry and other materiel became available, U.S. forces got them first. For much of the war the South Vietnamese were armed with castoff American equipment of World War II vintage. Meanwhile, the North Vietnamese and Viet Cong received the most modern weaponry their communist patrons could provide, including AK-47 assault rifles.
During the Westmoreland years, the South Vietnamese were consistently outgunned, with predictable results in terms of battlefield outcomes and morale, not to mention reputation. “Great emphasis was placed on improving the ARVN constantly,” Westmoreland claimed. But that was simply not the case.
The disparity in weapons was acutely apparent during the 1968 Tet Offensive. Col. Hoang Ngoc Lung, South Vietnam’s chief intelligence, recalled: “The RVNAF was equipped with modern weapons only after comparable ones had been employed by the enemy. M-16 rifles were supplied to all RVNAF units only after the 1968 Tet Offensive when the enemy employed communist AK-47s in large numbers.”
The recollections of Lt. Gen. Dong Van Khuyen, South Vietnam’s chief logistician, are particularly poignant: “During the enemy Tet Offensive of 1968, the crisp, rattling sounds of AK-47s echoing in Saigon and some other cities seemed to make a mockery of the weaker, single shots of Garands and carbines fired by stupefied friendly troops.”
Westmoreland later claimed that in 1964 he had asked his deputy, Lt. Gen. John Throckmorton, to look into “the feasibility of my asking for M-16s for the Vietnamese forces,” and that when Throckmorton recommended against it because of the cost, Westmoreland approved that recommendation, although “with some reluctance.” A year later, after the initial large-scale battles in the Ia Drang, Westmoreland said, “I decided that the M-16 was essential, not only for the American troops but for the Vietnamese. I made such a request in December 1965.” But, Westmoreland had to admit, “upon my departure in the summer of 1968, only a fraction of the Vietnamese forces had been equipped.”

Covering Every Contingency
In April 1968 Time magazine reported that the new Secretary of Defense, Clark Clifford, had announced “a dramatic increase in the U.S. production of the M-16 so as to equip all ARVN units by midsummer.” That was something his predecessor, Robert McNamara, would never agree to. It was also something that Westmoreland made only sporadic, half-hearted efforts to accomplish, evidence of just how pervasive was his belief that U.S. forces could come in and do the job for the Vietnamese without the necessity of ever equipping them to do it for themselves.
Charles MacDonald, Westmoreland’s ghost writer, interviewed many people while preparing Westmoreland’s memoirs, including Gen. Harold K. Johnson, Army Chief of Staff from 1964-68. MacDonald laid out his problem: “In talking with Gen. Westmoreland from time to time,” he said, “I’ve gotten his story of having recommended the M-16 for the ARVN as early as the fall of 1965. And I have also asked him on occasion, ‘Well, why has this only recently been fulfilled?’ And the only answer he could give me was probably production difficulties in the United States. Can you shed any light on that at all?”
Gen. Johnson could and did: “But you will find—this is a personal view, and one in which I am perhaps being too candid—Gen. Westmoreland has a request to cover every contingency. He has a magnificent file as far as Vietnam is concerned.”
At that time Gen. Frank Besson commanded the Army Materiel Command, and he remembered the Westmoreland request for 100,000 M-16 rifles. “I also recommended that we give it to the Vietnamese, the South Vietnamese,” Besson recalled, “because I felt we ought to give our allies the best we could. But they said, ‘No. We can’t give it to the South Vietnamese because it will undoubtedly be captured by the Viet Cong and the North Vietnamese and will be used against us.’ The honest-to-God fact—that is what they said.”
IU.S. National Archives and Records Administration t was not until March 1967 that an allocation of M-16 rifles for the South Vietnamese was reinstated, the first shipments arriving the following month. “But,” said Brig. Gen. James Lawton Collins, Jr., “until 1968 there were only enough to equip the airborne and Marine battalions of the General Reserve.”
Soon after arriving in Vietnam in May 1967 as Westmoreland’s deputy, Gen. Creighton Abrams concentrated on helping South Vietnam’s armed forces improve their capabilities. Veteran correspondent Keyes Beech wrote: “One thing he [Abrams] found was that the communists were vastly better armed than the South Vietnamese. Even the third-nation forces—the Thais and South Koreans—had better arms and equipment.”
When Gen. Fred Weyand, who commanded a division and then a field force in Vietnam, spoke to the National Guard Association in October 1968, he addressed this issue: “When you consider that until recently most of the ARVN regular forces and all of the regional and local militia were outgunned by the enemy, you can understand the problems the South Vietnamese faced in trying to protect themselves against powerfully equipped units from North Vietnam.”
In his debriefing report upon leaving Vietnam in August 1968 Weyand reiterated this point: “The long delay in furnishing ARVN modern weapons and equipment, at least on a par with that furnished the enemy by Russia and China, has been a major contributing factor to ARVN ineffectiveness.”
To the last, Westmoreland sought to evade responsibility for the longstanding failure to properly arm the South Vietnamese, and he appears never to have even considered giving them M-16 rifles and other advanced weaponry until all U.S. forces were equipped. He was reinforced in this view by the similarly uncomprehending Gen. Earle Wheeler, Chairman of the Joint Chiefs of Staff, who at one point cabled Westmoreland: “You will readily perceive the sensitive public relations issues which would be raised if we provide M-16 rifles to non-U.S. units while U.S. combat units are issued less preferred rifles.” Thus: “I must request that you defer equipping non-U.S. units with the M-16 rifle until we can sort out the rifle situation.”
A telephone exchange with Col. “Hap” Argo during preparation of Westmoreland’s Report on the War in Vietnam is also revealing.
Argo: “On equipping of ARVN, on 22 January 1966 you requested M-16s for them and this was turned down because of failure of U.S. to go to wartime production. Do you want to use this language?”
Westmoreland: “No. Don’t explain why request denied, just say due to reasons beyond my purview they were not immediately available.” As Westmoreland knew very well, “not immediately” meant “not for the next two years,” but his report was not going to say that.
Another phone conversation reveals Westmoreland’s lame attempts to get M-16s for the South Vietnamese. In July 1971 Westmoreland spoke with Walt Rostow, who asked him what the problem had been with acquiring M-16s. “Gen. Westmoreland replied that this was a long story, but that he had sent a message urgently requesting that all U.S. and ARVN troops be equipped with the M-16 in December 1965,” Rostow said. However, “it was two whole years before things really got moving, and it wasn’t until June 1968 that this December 1965 request was actually filled. CSA [Chief of Staff, Army, Westmoreland’s position at the time of this telephone conversation] noted that he had mentioned this problem to President Johnson on at least one occasion, and the President had been amazed to hear about it.”
Several years later Rostow spoke of that post-Tet 1968 period to an interviewer. “The M-16 rifle was in short supply,” he said. “I only learned that at the time, and don’t understand why to this day.” And, of crucial importance: “The M-16, obviously, in the President’s view, should go first to the Vietnamese rather than to American forces.”
graphic © Xande Anderer

The Westmoreland Version
In a three-page paper headed “M-16 Rifle” dictated as input to his memoirs, Westmoreland related a tale about White House concern over the adequacy of the M-16 rifle. “President Johnson sent a trusted old friend from Temple, Texas, a Mr. Frank Mayborn, to discreetly investigate the adequacy of the M-16 and the satisfaction of the troops,” Westmoreland said. “I received word that General Bruce Clark[e], U.S. Army, Retired, had requested permission to come to Vietnam accompanied by Mr. Mayborn. I later learned that the principal in the party was Mayborn and that General Clark[e] had been used as a cover for Mayborn, which was neither known at the time by me or General Clark[e].
“When they left and asked what they could do for me,” continued Westmoreland, “I pointed out that I had asked for the M-16 rifle for my troops and the ARVN in December 1965. Now over two years later, I had them for my troops and only certain selected ARVN units. It was extremely important that I get the full complement of weapons soonest because the Tet Offensive clearly demonstrated the wisdom of the decision. This message was taken back to the United States and presumably reported to Mr. McNamara.
“Later, when I came back to the United States in May [1968], I pointed out to the President that the M-16s were not arriving as rapidly as should be the case. I reminded him that I asked for them almost two and a half years before. The President acted surprised,” Westmoreland said, “as if he had not heard about this before, turned red in the face, and said he would do something about it soonest. After that, things really began to happen—orders went to Mr. McNamara to increase the production base and in due time this was done.”
There are serious problems with the Westmoreland account.
HPHOTOS: U.S. National Archives and Records Administration e repeated the claim of having spoken about this matter directly with the President in a subsequent letter to the President’s executive assistant, saying, “The President and I discussed in some detail the importance of modernizing the Vietnamese forces, and I put in a strong plea for accelerating the delivery of M-16 rifles to the Vietnamese. The President was unhappy with the fact that this had been a slow process and gave immediate orders to speed it up.”
Then, in his memoirs, Westmoreland returned to this matter. “President Johnson later sent an old friend from Texas, Frank W. Mayborn, to investigate the M-16 for him personally,” he wrote. “Mayborn was ostensibly merely accompanying a retired World War II general, Bruce Clarke, on an inspection trip to Vietnam, and it was only after their departure that I learned the true purpose of Mayborn’s visit.”
Actually, as Gen. Clarke wrote later to Brig. Gen. Hal Pattison, the Army’s Chief of Military History, “At Christmas 1967, Gen. Westmoreland called me and asked if I would come to VN to visit his troops in the field. We set 1 Feb 1968 as the target date.” Clarke then explained to Pattison how he had asked Mayborn to go along, how they had drafted Clarke’s report on the aircraft returning home, how Gen. Wheeler had passed a copy of the report to President Johnson, how LBJ had Clarke and Mayborn come to the White House to talk about the lack of equipment for ARVN, and how they had then discussed that matter for three hours with two presidential staff members.
“Within a few days of our visit to the White House,” said Clarke, “a presidential aide called me to say the President had released 100,000 M-16 rifles to ARVN.”
Westmoreland’s contrary account in the memoirs prompted a letter from Gen. Clarke setting the record straight. “It was I who invited Frank Mayborn to come with me,” Clarke began. “I do not believe [President] Johnson knew about it until after we returned when Pres. Johnson sent for me over my report on the poor weapons of the V.N. soldier. I took Mayborn with me. They were and had been on a first-name basis for many years in Texas near Ft. Hood. It was at this meeting when Johnson released 100,000 rifles for the VN army.”
In his report on his trip to Vietnam, Clarke noted: “The Vietnamese units are still on a very austere priority for equipment, to include weapons. This affects their morale, effectiveness, and their ability to supply the first ingredient of success—security. This should be corrected as a matter of urgency. Troops know and feel it when they are poorly equipped.”
Westmoreland had every reason to know the facts about Gen. Clarke’s involvement and the key role he played in breaking loose M-16s for the South Vietnamese, since Clarke had written to him on March 15, 1968: “Tuesday we were called to the White House, where the President thanked us for the report and then turned us over to two members of the staff—Col. Cross and Bob Fleming—to be debriefed.”
Ambassador Ellsworth Bunker also had informed Westmoreland of Gen. Clarke’s role in dealing with the M-16 matter. Cryptic notes of a telephone conversation between Bunker and Westmoreland on February 16, shortly after the end of Clarke’s visit, include this from Bunker: “Amb. reported Gen. Clarke’s remarks on too bad ARVN not armed with M-16 sooner.”
Later Gen. Clarke received a fine letter from Adm. John S. McCain, Jr., who told him: “I am proud of your role in getting new weapons to the Vietnamese Army.”
While he was Army Chief of Staff Westmoreland responded in writing to questions posed by Townsend Hoopes, a former civilian defense official who was writing a book. Westmoreland told him that his strategy had had two parts: to put maximum pressure on the enemy and “to build up the Vietnamese forces both quantitatively and qualitatively, to include the provision of modern equipment to the point where they could assume progressively more of the battlefield burden.”
If that latter task was indeed a part of his strategy, Westmoreland totally failed to achieve it—or even in any real sense to attempt it—during his long years in Vietnam. When Westmoreland asked for more U.S. troops in 1965, Col. Herbert Schandler said, he was “recommending a virtual American takeover of the war. There was little or no mention in Gen. Westmoreland’s request of South Vietnamese forces, or any program to utilize those forces or to make them more effective.”
So relentless was Westmoreland in giving consideration first to American forces and last to the South Vietnamese, that those priorities even extended to munitions. “For a while during 1966 ammunition stocks were low, forcing me to limit ARVN artillery to two rounds per day per gun,” Westmoreland said in his memoirs, “but no American unit ever wanted for necessary ammunition.” He was obviously proud of that.
PHOTOS: U.S. National Archives and Records Administration Meanwhile the enemy was energetically and effectively improving virtually the entire arsenal of his forces. “During 1966,” according to a communist history of the war, “many new types of weapons and implements of war were sent to the battlefield, increasing the equipment of main force and local force units.” And: “AK assault rifles were issued to units down to the local force level.”
South Vietnam’s armed forces were often criticized during these years. But Gen. Weyand tied the deficiencies of those forces to Westmoreland’s paltry support. “The reason why some ARVN battalions, as well as RF and PF units, never operated at any distance from their fortified bases in 1965 and 1966,” Weyand said, “was that they were quite literally surrounded by a strong but well-hidden enemy, and these lightly armed, under-strength units simply did not have the capability to deal with them.”
This disparity in resources, especially weapons, persisted throughout Westmoreland’s command in Vietnam. In a cable to the President only weeks before Westmoreland’s departure, Amb. Bunker wrote: “The enemy has also been able to equip his troops with increasingly sophisticated weapons; they are in general better equipped than the ARVN forces, a fact which has an adverse bearing on ARVN morale.”
These wasted years—when the South Vietnamese could have been developing in terms of leadership, combat operations experience, and skill in utilization of more modern weaponry—had cascading effects in the years of American withdrawal. Many of Westmoreland’s senior associates understood, at least in retrospect, the negative consequences of ignoring the South Vietnamese armed forces during these years, and they said so. In Douglas Kinnard’s survey of Army general officers who commanded in Vietnam, he included a list of actions which, given another chance, the generals would most like to see given more emphasis. Ninety-one percent of the respondents (the highest percentage of the eight items on Kinnard’s list) selected “improving the ARVN.”
A final authoritative comment on Westmoreland’s fixation on the large-unit war as conducted by U.S. forces came from Ambassador Maxwell Taylor: “We never really paid attention to the ARVN army,” he said. “We didn’t give a damn about them.”
Lewis Sorley is the author of Westmoreland: The General Who Lost Vietnam, upon which this article is based and in which full documentation can be found.
PHOTOS: U.S. National Archives and Records Administration

http://vvaveteran.org/32-2/32-2_outgunned.html

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Sinh hoạt Văn Hóa tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn

Cảnh Thu buồn nhưng thật quyến rủ với sắc lá muôn màu hòa cùng âm điệu thơ nhạc tuyệt vời. Xuyên qua sắc lá và qua cả lời thơ tiếng nhạc, một chu kỳ hoài niệm từ quá khứ vào tương lai.
Các sinh hoạt văn hóa cũng không ngoại lệ với sự tương quan giữa Đất và Người cùng những hệ lụy cưu mang .
Tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn trong Mùa Thu năm nay có những sinh hoạt Văn Hóa, ngoài tính nghệ thuật còn đậm nét sử ca đầy Tin Yêu và Hy Vọng
Trong thời gian giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 / 20157, kính mời quí bằng hữu đến tham dự các sinh hoạt văn hóa theo chủ đề:



* Book Club / Nhà Việt Nam 


* Tết Trung Thu 




* Kỷ niệm 40 năm Hội Cao Niên 





* Tình Ca Lam Phương 



Được tổ chức và bảo trợ bởi:
@ Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Hoa Thịnh Đốn
@ Book Club Nhà Việt Nam và Tủ Sách Tiếng Quê Hương
@ Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt Miền Đông Hoa Kỳ
@ Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn
@ Trường Việt Ngữ Thăng Long
Trân trọng Kính Mời .
Cao Nguyên




Ước mơ Việt



Trình Bày - nhóm múa trẻ - Câu lạc bộ Hùng Sử Việt Sydney - Úc Châu 

@

Ước Mơ Việt 

Ước Mơ Việt - Ước Mơ Chung 
Suốt giòng con cháu Lạc Hồng Văn Lang 
Ước Mơ về một Việt Nam 
Rạng danh Nòi Giống, vẻ vang Sơn Hà 

Ước Mơ Việt - Ý Tâm Hòa 
Đang bừng nhiệt huyết, đang tha thiết đời 
Cám ơn tuổi trẻ tuyệt vời 
Dám mơ ước, dám vì người hy sinh 

Ước Mơ vào cuộc hành trình 
Rọi hồng Nhân Ái khắp miền Quê Hương 
Vì Lẽ Sống, vì Yêu Thương 
Nối vòng tay thực hiện đường Ước Mơ 

Cảm ơn nhiệt huyết tuổi thơ 
Việt Nam Tổ Quốc đang chờ các em . 

Cao Nguyên 




Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Chúng Tôi Vẫn Sống


Tôi là một bác sĩ, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nhưng sau này tôi đi du học và đã định cư tại nước ngoài từ lâu. Nhân tháng 4 năm nay, tôi muốn viết một thông điệp cho gia đình, bạn bè tôi, cùng tất cả những người từng là công dân Việt Nam Cộng Hòa, con cháu của họ, nhất là những đứa trẻ cùng thế hệ 8X như tôi..
Cha tôi là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc Trung úy. Ông có may mắn hơn nhiều bạn bè, khi chỉ phải đi tù cải tạo một thời gian ngắn. Năm 1979 cha tôi ra tù và về sống ở Sài Gòn (xin lỗi vì tôi không thể viết tên của kẻ tội đồ dân tộc mình), một năm sau tôi sinh ra.
Từ khi tôi biết nhận thức thế giới xung quanh cho tới năm 18 tuổi, cha và mẹ KHÔNG BAO GIỜ nói với tôi bất cứ điều gì có liên quan đến chính trị hay nói xấu chế độ mới, cha tôi sống hiền lành, nhẫn nhục nuôi con cái, hòa đồng với tổ dân phố. Cha ghét chiến tranh và không bao giờ nhắc đến thời chiến đấu xa xưa của mình, đến mức không cho tôi chơi những món đồ chơi như súng, máy bay. Mẹ tôi thì cấm tôi nghe nhạc vàng hay những bài ca về lính, dù vậy sau này tôi vẫn lén nghe. Họ để cho tôi tự do lựa chọn con đường mình đi, ngay cả tôn giáo. Vì thế những gì tôi viết cho các bạn xem đưới đây là do CHÍNH BẢN THÂN tôi nhận thức được từ cuộc sống xung quanh mình.
Với tính cách giang hồ lãng tử của cha tôi, trước 30-4 ông vốn đã không coi trọng tiền bạc, không nhà cửa, tiền vàng, chỉ có 2 bàn tay, chiếc xe máy cùng người vợ hiền nên sau 30-4 ông không mất gì cả về vật chất. Tuy nhiên, nỗi mất mát về tinh thần ám ảnh ông suốt đời như một vết thương không bao giờ lành được.
Nhà tôi rất nghèo, lại phải chịu bất công từ mọi phía, mẹ tôi bị ép phải nghỉ sớm do lý lịch của cha, bà phải đi buôn thuốc men, thực phẩm để nuôi tôi lớn.. Lúc tôi 3-4 tuổi cha tôi đi làm vắng nhà cả ngày, ông làm đủ thứ nghề, buôn bán hàng phế liệu, đạp xích lô, đến tối mịt mới về nhà. Ngày nghỉ ông chở tôi lang thang trên các con đường ở Sài Gòn bằng chiếc xe đạp. Đường phố Sài Gòn thập niên 80 còn hoang vắng, tôi để ý một điều là ông luôn gọi những con đường bằng tên cũ, chỉ cho tôi những tòa nhà và tên gọi của chúng, nhiều khi tôi thấy ông dừng rất lâu ở một nơi nào đó và khóc.
Lớn lên một chút, ông luôn tìm cách hướng tôi về những điều chân thiện mỹ, thay vì phó mặc cho sự nhồi sọ của trường lớp, đội nhóm. Tôi còn nhớ ông mua sách báo cũ thời VNCH cho tôi đọc, nhất là Thiếu Nhi tuần báo. Ngày tôi được kết nạp đội, cha tôi ôm tôi vào lòng và ông rất buồn, nhưng ông dắt tôi đi xem phim Batman và đêm đó trước khi ngủ kể cho tôi nghe ông đã phải đi bộ hơn 5 cây số để mua sữa cho tôi uống như thế nào.
Tôi nhìn ra rất sớm sự giả dối, bất công, ngay trong trường lớp của mình, những bài văn mẫu, những người thầy ép học sinh học thêm tại nhà, những bài học lịch sử dối trá.
Tôi muốn nói một điều với các bạn cùng lứa tuổi, rằng thế hệ sinh ra năm 78-80 tại Sài Gòn như chúng tôi PHẢI nhận thức rõ một điều rằng: Dù thể chế Việt Nam Cộng Hòa đã chết vào ngày 30/4/1975, nhưng nó vẫn tiếp tục cưu mang, nuôi dưỡng những đứa trẻ như tôi bằng tất cả máu thịt từ còn sót lại. Bọn cộng sản KHÔNG góp một chút công ơn nào hết trong việc nuôi dưỡng, che chở và giáo dục chúng tôi, thậm chí ngược lại là khác, chính bọn chúng là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ, bất công, rủi ro cho số phận những đứa trẻ sinh ra giai đoạn này.
Tôi ra đời trong một nhà bảo sinh của VNCH, khi tôi đau ốm, các bác sĩ và nữ hộ sinh được đào tạo từ ngành y tế VNCH đã chăm sóc cho tôi, dù họ là những người bị ngược đãi, phải sống cực khổ ăn không đủ no vì chính sách nô dịch của cộng sản, nhưng vẫn giữ trọn y đức và trách nhiệm. Từ khi cắp sách đến trường tôi may mắn hơn những đứa trẻ miền Bắc, vì được che chở dưới những lớp học, mái trường do cha anh chúng tôi, công dân của VNCH xây nên, chúng tôi may mắn được xem phim trong những rạp ciné hiếm hoi còn sót lại ở Sài gòn của VNCH.
Trong khi đó, bọn cộng sản Bắc Việt đã làm gì cho chúng tôi? Từ tuổi sơ sinh, toàn bộ trẻ em như tôi phải chịu cảnh suy dinh dưỡng, ăn không đủ no, không có sữa để uống. Cha mẹ chúng tôi phải chạy ăn từng bữa, hy sinh những gì tốt nhất cho chúng tôi trong khi họ phải ăn độn bobo, khoai mì. Khi đau ốm bệnh tật không có đủ thuốc men chữa trị, phải đi vay mượn, đi mua kháng sinh ngoài chợ đen. Chúng tôi lớn lên, đứa thì lùn đứa thì còi xương, tội lỗi đó là do ai gây ra? Khi đi học chúng tôi bị nhồi sọ bằng những chuyện dối trá nhảm nhí, bị những cô giáo xã hội chủ nghĩa đánh đập không thương tiếc, phải đi nhặt lon, nhặt rác, dùng những cuốn sách giáo khoa cũ nát, đen thui, đêm về phải học bài dưới ánh đèn dầu tù mù, chịu nóng, muỗi đốt để mà kiếm cho được tấm giấy khen vô nghĩa. Lớn lên một chút, chúng tôi lại bị những thầy cô giáo bóc lột đến tận cùng bằng những chiêu trò dạy thêm tại nhà, ai không đến nhà thầy học thêm thì bị đì, bị đối xử bất công trên lớp. Lúc trưởng thành ra đời thì tương lai u tối vì 2 chữ lý lịch gia đình, phải hối lộ đút lót khắp mọi nơi mới kiếm được miếng ăn.
Tôi lại muốn nói điều này cho bọn cộng sản và con cháu của chúng: Việt Nam Cộng Hòa vẫn sống, và chưa bao giờ chịu khuất phục bởi bạo lực và sự đàn áp của cộng sản. Những người con của thế hệ VNCH vẫn sống, dù nhẫn nhục, nhưng không cúi đầu, không bao giờ chấp nhận đi chung đường với điều ác và dối trá..
Bọn cộng sản không bao giờ khuất phục được ý chí và tinh thần của những công dân VNCH, chúng không bao giờ hiểu được tại sao cha mẹ chúng tôi đặt tên cho con cái mình là Nguyễn Đình Bảo, Nguyễn Khoa Nam hay Phan Nhật Nam (cha tôi đặt tên cho tôi là Huỳnh Kỳ Anh Tú, và tôi tự hào vì điều đó!). Tại sao mấy chục năm nay người ta vẫn thích nghe nhạc của Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương và dòng nhạc này đang hồi sinh.
Bọn cộng sản muốn trả thù hèn hạ con cháu của VNCH bằng cách xét lý lịch, thì chúng tôi, những công dân VNCH cũng dùng lý lịch, căn cước của cha anh mình như một dấu hiệu nhận diện nhau, đùm bọc nhau. Cuộc đời tôi đã trải nghiệm không biết bao nhiêu sự ưu đãi, giúp đỡ từ bạn bè của cha tôi, hay thậm chí những người xa lạ, mỗi khi họ tình cờ biết cha tôi từng là sĩ quan quân lực VNCH, một người thầy nổi danh đã nhận tôi vào lớp luyện thi đại học và miễn học phí (hơn 2 triệu đồng) vì tôi là con của lính VNCH, nhiều bác sĩ đã chữa bệnh cho tôi hồi nhỏ không nhận thù lao khi biết cha tôi từng đi lính, một linh mục tại nhà thờ Dòng chúa cứu thế dạy kèm tiếng anh và tiếng Pháp cho tôi suốt 3 năm mà không lấy tiền.
Bọn cộng sản cũng không bao giờ hiểu được tại sao bên cạnh chúng không bao giờ có mặt những người trí thức, nhân tài hậu duệ của VNCH, vì những cá nhân này không bao giờ chấp nhận vào đoàn thanh niên cộng sản, không bao giờ đi làm cho nhà nước, và một khi ra nước ngoài du học không bao giờ quay trở lại để phục vụ cho chúng, chúng có kêu gào 1000 năm nữa và dụ dỗ bằng tiền tài hay danh lợi, những người này cũng sẽ không bao giờ trở về cộng tác với chúng. Chúng chỉ tìm thấy những kẻ cơ hội, bợ đỡ, bất tài và ngu ngốc chấp nhận làm nô lệ cho chúng mà thôi.
Đối với một số người, ngày 30-4 có thể là ngày đau buồn, họ cho đó là quốc hận, một số những kẻ ăn trên ngồi trước thì hoan hỉ ăn mừng, mừng cho việc họ đã giết, cướp chính anh, chị em một nhà của mình, nhưng tôi nhận rõ một điều là Việt Nam cộng hòa vẫn chưa chết, Sài gòn có thể bị chiếm đóng, chúng ta có thể bị đô hộ, nhưng công dân và hậu duệ của VNCH vẫn sống, vẫn vươn lên, vẫn đang giúp đỡ nhau, chúng tôi miễn dịch với mọi sự dối trá và độc ác của cộng sản, nhiều người vẫn đang đi tìm tự do, và sẽ có ngày chân lý sẽ chiến thắng.
Huỳnh Kỳ Anh Tú

Giot Nước Mắt Cho Việt Nam

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Đặc San Mùa Xuân của Hội Người Việt Cao Niên

Đặc San Mùa Xuân của Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn 


Thư Mời 

Tham Gia Đặc San Mùa Xuân của Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn
Từ khởi điểm thành lập Hội Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn (1977) đến nay, 40 năm trôi qua. Hội Cao Niên vẫn đứng vững, duy trì được truyền thống văn hóa sử Việt Nam. Tạo được sự tin tưởng và đồng tâm hưởng ứng không riêng các hội viên của các thế hệ đi trước mà cả các hội viên của thế hệ tiếp sau.
Để tiếp tục duy trì các sinh hoạt của hội đã được quý hội viên tin giao, cần phát huy tính tích cực tham gia vào các sinh hoạt thường xuyên của hội. Nhằm tạo hưng phấn cho hội viên an hưởng tuổi già với niềm hạnh phúc gia đình cùng thân hữu.
Mùa Xuân sắp trở về, lễ Tết cổ truyền của dân tộc sắp đến. Như thường lệ mỗi cuối năm, Hội Cao Niên tiến hành thực hiện Đặc San Mùa Xuân .
Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn gởi lời mời đến quý Văn Thi Hữu tham gia gởi bài viết vào Đặc San cho thêm phần khởi sắc.
Chủ đề của Đặc San Mùa Xuân 2018 là Về Nguồn. Vừa để tưởng nhớ lại các Mùa Xuân Dân Tộc, vừa để nhắc nhở Cháu, Con luôn hướng về Cội Nguồn và nền Văn Hóa, Đạo Đức truyền thống Việt Nam. Đây cũng là thông điệp về tình Nhân Ái và nghĩa Đồng Bào, mà thấy được trách nhiệm đối với Quê Hương.
Thời gian gởi bài tham gia vào Đặc San từ này cho đến cuối tháng 10/2017.
Đặc San sẽ phát hành vào đầu năm 2018 và hội Tết Mậu Tuất.
Rất mong được quý Văn Thi Hữu hưởng ứng tham gia vào Đặc San Mùa Xuân 2018 của Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn.
Trân trọng,
Virginia ngày 10 tháng 8 năm 2017
TM. Ban Chấp Hành Hội Cao Niên
Phụ Tá Đặc Trách Báo Chí
Cao Nguyên 
@

Muốn biết thêm về Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn. Mời thân hữu đến tham dự chương trình Mừng 40 Năm Thành Lập Hội tại nhà hàng Fortune (6249 Arlington Blvd - Fall Church, VA 22044) vào lúc 6 giờ chiều ngày 1/10/2017 .


Trang Web của Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn
https://caoniendc.com/

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Hành Trình Nhân Ái hội nhập vào Con Đường Nhân Bản

Tác phẩm "Hành Trình Nhân Ái" hội nhập vào Con Đường Nhân Bản Việt Nam
tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vì Nhân Quyền - Sydney 2017

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War



Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.
Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ. 
Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?
Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.


A. Mục Tiêu Tham Chiến

1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KIỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.

2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc", nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ. 

B. Những Tổn Thất Của Các Bên

1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.

2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người... Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.

3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.

C. Ai Thắng? Ai Thua?

1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kiểm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.

2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.

3. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.

Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.

Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời "bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi". 

Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền củ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản củ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vần chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v..., nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết?, trong trận Tết Mậu Thân người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v..., Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v..., trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào. 

Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.

Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969 nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật "Truy tầm, tiêu diệt" mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.

Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kiềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.

Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách "phủi tay" của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ "truyền thuyết" Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.

Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.

Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc. 

Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.

TS. Nguyễn Ngọc Sẵng 

"The Vietnam War"

Tết Mậu Thân 1968

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Việt Nam Con Đường Nhân Bản

Món Quà dành cho Phong Trào Giới trẻ: Việt Nam Con Đường Nhân Bản

*****

Những bước chân tuổi trẻ Việt Nam ở tại Úc Châu, VN và khắp nơi trên thế giới đang thực hiện phong trào cách mạng nhân bản vì quê hương thương yêu trên hành trình nhân ái thật tuyệt vời với sự khởi đầu là một Đại Hội Giới Trẻ tại Sydney vào ngày 7-10 tháng 9 2017.

https://www.facebook.com/pg/daihoigioitre2017/videos/


Thật hãnh diện cho các em dám nghĩ dám làm và luôn tự hào với nguồn cội của mình.

Vâng đúng vậy …
Mỗi con người đều có một nguồn cội ... dù đi xa đến đâu ... dù sinh ra hay lớn lên không ở trên mảnh đất được gọi là quê Mẹ hay Quê Cha Đất Tổ ... ắt thảy hết chúng ta đều nhớ về cội nguồn của mình ...và lo lắng cho đồng bào mình đang bị tước quyền làm người ngay tại nơi chôn nhau cắt rốn bởi một chế độ độc tài vô lương ... 

Vì thế ..,
“… Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười vang vang
Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng ..."
(VN Quê Hương Ngạo Nghễ - Nguyễn Đức Quang)

Vâng đó cũng là niềm tự hào "TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM" 

Trân trọng việc làm ý nghĩa này, quí vị phụ huynh trường tiểu học St Johns Park và các thân hữu Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt Sydney gởi tặng phong trào những quyển sách với tựa đề ‘NHÀ VIỆT NAM’ và ‘HÀNH TRÌNH NHÂN ÁI’ của Thi Văn Sĩ Cao Nguyên nhằm khích lệ tình thần dấn thân vì trách nhiệm công dân đối với quốc gia nguồn cội và đất nước đang cưu mang sinh mệnh bản thân. 

Chúc Phong Trào và Đại Hội thành công mỹ mãn cũng như một tương lai rộng mở thênh thang trên con đường nhân bản mà các em đang đi tới.




Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Nhìn Việt Nam nhớ Doãn Quốc Sỹ


Tôi không biết nhiều về Doãn Quốc Sỹ.

Nhưng tôi thường nghĩ về ông qua truyện cổ tích Hồ Thùy Dương.
Đó là năm tôi lên 10. Trong nhà, có thấy vài cuốn tạp chí Sáng Tạo không biết của ba hay các anh chị mua về. Tiếng Việt dễ học quá nên con nít cũng có thể đọc ké sách người lớn. Nhưng dĩ nhiên, đọc mà không hiểu gì hết.
1Tôi nhớ mình cũng đọc truyện kịch Ba Chị Em của Thanh Tâm Tuyền. Cũng không hiểu, chỉ cảm thấy một không khí rờn rợn âm u khá… hấp dẫn.
Nhưng Hồ Thùy Dương thì nhớ khá kỹ.
Chỉ vì đó là truyện cổ tích, mà đứa con nít nào lại chẳng mê truyện cổ tích.
Tôi đọc truyện, biết ngay con cáo trong truyện là Hồ Chí Minh.
Con nít gì mà lanh dữ vậy?
Dạ, có gì quá khó đâu, chữ “hồ” nghĩa là “con cáo”. Đó có lẽ là một trong những chữ Hán Việt mà con nít miền Nam học được sớm nhất.
Tôi nhớ những cuốn tập viết thời đó, trang bìa sau có in những câu truyện bằng tranh. Những bức tranh bé xíu chỉ bằng bao quẹt, mực in xanh đỏ có khi lem nhem, vậy mà đã khắc vào trí não tôi thật rõ. Một trong những truyện tranh ấy là mối tình Tô Đắc Kỷ – Bá Ấp Khảo. Hai người yêu nhau nhưng Đắc Kỷ bị tiến cung cho Trụ Vương. Chính nhờ Tô Đắc Kỷ lén giúp đỡ nên Bá Ấp Khảo và cha là Chu Văn Vương mới trốn thoát được để về sau đem quân chinh phạt vua Trụ.
1
Nhưng trong truyện Phong Thần thì Đắc Kỷ lại là một con cáo thành tinh có chín cái đuôi, nên còn được gọi là Cửu Vỹ Hồ Ly.
Truyện Đắc Kỷ hồ ly độc ác lóc thịt Bá Ấp Khảo có lẽ hấp dẫn hơn truyện Đắc Kỷ tiểu thư hiền lành cứu thoát người yêu, nên cải lương, hát bội đều khai thác sự tích hồ ly tinh. Và đứa nhỏ mê coi hát tuồng như tôi, vì thế, không thể không biết con cáo chính là con “hồ”.
Vào những năm 1970 thì mấy ai có họ “Hồ” ngoài… Hồ Chí Minh?
Con cáo trong Hồ Thùy Dương chắc phải là nam, bởi vì mấy lần biến dạng thành người nó đều đội lốt ông đạo sĩ. Thế nhưng, dù tu luyện cỡ nào nó cũng không thể làm biến mất cái đuôi cáo lùm xùm, nên nó phải mặc áo rộng lụng thụng để che đi cái đuôi.
Con cáo biết được nơi ẩn dấu một cây đũa thần. Nhưng nó không thể đụng tới nếu không có chín giọt máu người. Và nó nghĩ ra một âm mưu tàn ác. Nó hiện thành đạo sĩ, dụ dỗ ba người đàn ông ra tay sát hại người thân của họ với lời hứa họ sẽ làm chủ được đũa thần, sẽ dùng đũa thần cứu sống người thân trở lại và rồi sẽ đạt được mọi điều mong muốn khác.
Than ôi!
Ba con người mê muội ấy sau khi đã nhẫn tâm hạ sát người thân thì hăm hở đưa tay định cầm lấy đũa thần. Nhưng cây đũa đang tỏa sáng hào quang bỗng vụt trở nên xám xịt, lạnh ngắt. Chẳng có quyền năng huyền diệu nào bằng lòng phục vụ cho những kẻ tham lam và ngu si. Cả ba tuyệt vọng và tự sát.
Chỉ có con cáo giảo quyệt, cuối cùng, đạt được tham vọng. Sau khi uống chín giọt máu người, nó vận công khiến cái đuôi cáo thụt hẳn vào trong, tan biến… Nhưng, nó không ngờ rằng cái đuôi tan vào máu lại khiến cho hơi thở trở nên vô cùng tanh hôi. Và mỗi khi nó thở ra thì khí độc tàn phá hết mọi loài cây cỏ, khiến cho chung quanh nó chỉ còn là một vùng đất chết.
Giờ đây, khi thấy không còn cách gì sở hữu đũa thần huyền nhiệm lại còn bị gạt ra khỏi sự sống, con cáo càng trở nên độc ác, nó trút hết thù hận lên loài người. Nó tìm cách bắt loài người phải trở thành nô lệ của nó.
1
Với tà thuật, con cáo nhìn thấu mọi tâm tư và dục vọng của con người. Ai muốn quyền chức, nó cho họ quyền chức; Ai muốn bạc tiền, nó cho bạc tiền; Ai muốn nữ sắc, nó cho nữ sắc. Vì vậy, chẳng mấy chốc nó tạo ra cả một triều đình với đám quân thần bu quanh, sẵn sàng làm tất cả những điều hồ ly sai bảo.
Chưa thỏa lòng tham, con cáo còn nghĩ ra cách đoạt lấy những đứa trẻ khỏi cha mẹ chúng từ khi vừa mới lọt lòng. Đám nhi đồng này được nuôi dưỡng ở nơi riêng biệt và không biết tới ai ngoài con cáo là vị “cha già” độc nhất.
Mãi về sau, tôi mới nhìn ra sự thật trong những giòng chữ cổ tích. Sự thật làm rùng mình ớn lạnh.
Cho đến ngày nay, thủ đoạn nham hiểm của cáo “Hồ” vẫn còn được đồng bọn áp dụng triệt để: mọi ham muốn tục tằn nhất của con người đều được thỏa mãn miễn họ đừng lên tiếng đòi đa nguyên, đa đảng, tự do, nhân quyền, và chống Tàu.
Nhà thơ Lý Đợi gọi đó là “luộc”.
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mỹ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…
Còn đám con nít, thiếu nhi Khăn Quàng Đỏ, thì học được cái gì?
Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta“. Vậy mà giờ đây các em cứ lơ mơ không rõ Nguyễn Huệ và Quang Trung là hai cha con hay là hai anh em!
Tôi thật phục Doãn Quốc Sĩ, viết một câu chuyện ảo mà lại thành quá thực. Thế nhưng, những mưu mô hung hiểm của cộng sản không chỉ có thế…
Hãy nhìn về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Sau khi chiếm được miền Nam, cộng sản đã phá hủy tất cả các nghĩa trang quân đội, riêng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vì có quy mô quá to lớn nên cộng sản không làm gì được. Trải qua hàng chục năm, các công trình trong Nghĩa Trang như Cổng Tam Quan, Vành Khăn Tang, Nghĩa Dũng Đài cùng với 16.000 ngôi mộ vẫn còn đó.
Nhưng, với dã tâm thâm độc, cộng sản đã thi hành một thủ đoạn hết sức tinh vi và tàn ác, đó là chúng cho trồng những loại cây to lớn ngay sát cạnh các mộ phần của người lính Cộng Hòa.
Sau hơn 13 năm (từ 2003 đến 2016) cây mọc ngày càng cao. Những cái cây lừng lững ấy thoạt nhìn ngỡ đem lại bóng mát êm đềm cho nghĩa trang, nhưng càng nghĩ thêm càng thấy rùng mình ghê sợ. Thử hỏi đám rễ cái rễ con của chúng đang… ăn vào đâu?
1
Trong quan niệm phong thủy mồ mả của người Á Đông, ngôi mộ còn được gọi là Âm Trạch, nghĩa là nhà ở dưới âm phủ, là nơi an nghỉ của những người đã khuất. Phong thủy trong mồ mả có liên hệ mật thiết với những người đang sống. Một gia đình có thể bị xào xáo, thậm chí lụn bại khi mồ mả của cha ông bị “động”.
Đứng hàng đầu trong các trường hợp xấu nhất về “động mồ”, “động mả” là “Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.
Và như thế, thân nhân chỉ còn có một cách duy nhất là đút lót để cải táng hài cốt. Dần dà, mọi ngôi mộ đều phải “ra đi”. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đã bị đổi tên thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An, và rồi trong tương lai không xa sẽ trở thành một khu thương mại hay du lịch nào đó.
Câu chuyện Hồ Thùy Dương của Doãn Quốc Sỹ tuy có thực, có rùng rợn cách mấy cũng không thực, không rùng rợn bằng câu chuyện Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Con cáo trong Hồ Thùy Dương tuy tàn nhẫn nhưng ít ra nó chỉ làm hại người sống.  Còn những con cáo “thành Hồ” ngày nay, táng tận lương tâm đến mức người chết chúng cũng không tha.
Nhưng tôi vẫn ngưỡng mộ Doãn Quốc Sỹ, vì ông đã nghĩ ra một đoạn kết thật tuyệt vời cho câu chuyện tưởng chừng vô vọng.
Có một vị vua rất nhân từ đã tìm cách trừ khử con cáo tinh. Ông biết không thể xử dụng người lớn trong chiến đấu vì họ đều bị con cáo dùng tà thuật mê hoặc. Nhà vua bèn nảy ra sáng kiến lập một đội chiến sĩ tí ho. Đó là những em nhỏ mà vũ khí của các em chỉ là sự hồn nhiên, trong sáng và nhiệt tâm. Đúng như vị vua tiên đoán, con cáo vì không mua chuộc được các em nên cuối cùng đã phải thảm bại.
Ngày nay, tuy những bộ mặt thô bỉ của bọn quan tham vẫn phủ trùm ma quái trên đất nước, nhưng đây đó đã lóe lên những khuôn mặt khả ái, tươi sáng của những khuôn mặt đấu tranh thật trẻ – các em chính là đạo quân thiên thần mà hơn 50 năm trước Doãn Quốc Sỹ đã từng nghĩ tới với tất cả hy vọng.
Xin được mượn lời của nhà văn Hoàng Khởi Phong:
Tôi đã đọc Doãn Quốc Sỹ và mơ hồ nhận biết: Một tác phẩm lớn mở lối tới tương lai, khác với một cuốn tiểu thuyết hay, phục vụ cho thị hiếu bình thường của người đọc. (trích “Thay Lời Tựa dành cho tập truyện Cò Đùm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ” – Hoàng Khởi Phong).
Xin cảm tạ nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã cho ra đời Hồ Thùy Dương để nói lên những nỗi đau mà dân tộc đang phải gánh chịu, nhưng đồng thời mở lối một tương lai mới cho con người và đất nước Việt Nam. 

Trịnh Bình An

https://vantuyen.net/2016/05/10/trinh-binh-an-nhin-viet-nam-nho-doan-quoc-sy/