Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017
Đọc thơ Cao Nguyên
từ “Nhánh Sao Đêm” đến “Thành Phố Mẹ”
Những rung cảm cùng nhà thơ Cao Nguyên từ hai mươi năm qua ở Hoa Kỳ...
Chân dung nhà thơ Cao Nguyên
Người viết đã bất ngờ đọc lại được một bài thơ hay rất mới và hiếm quý - chan chứa nhiều cảm xúc …
Nghe đến tên tác giả Cao Nguyên thì thật không xa lạ qua các hoạt động mạnh mẽ của thi sĩ Cao Nguyên từng quen biết, từng là một nhà thơ quân đội tị nạn nơi xứ người. Nhiều bài thơ uất nghẹn tâm trạng lạc loài, buông súng xa quê… trong những tuyển tập thơ “Cụm Thơ Tình Yêu“, và tập thơ riêng của tác giả.
Nhưng qua bài thơ Nhánh Sao Đêm, thể hiện dòng xúc cảm đầy tươi mới và sinh động…
Không những thế nhà thơ Cao Nguyên rất nâng niu những chữ nghĩa chắt chiu qua một trang web riêng của mình trong đó có 91 thơ mục (chưa kể nhiều bài góp mặt đây đó) ..
Tóm lại Cao Nguyên có một cõi thơ riêng phong phú, giầu chất thi ca và trí tưởng cùng hoài niệm về một niềm đau chung của người cựu sĩ quan Quân Đội VNCH…
Trong cõi thi ca đa dạng và giầu chữ nghĩa âý xin mời bạn đọc thưởng thức hai bài thơ đủ nói lên tâm hồn thơ của Cao Nguyên qua một bài thơ mênh mang tươi trẻ, cùng với một bài thơ phong thái trau chuốt giầu chữ nghĩa, hình ảnh và ý tưởng.
NHÁNH SAO ĐÊM
sợi tơ hồng buộc tim em thuở nọ
tháo làm chi cho gió cuốn tình đi
dòng nước mắt muộn màng khơi rất nhỏ
rơi âm thầm sao vỡ cả lòng sông !
tình cứ ngỡ lá trầu không chưa úa
trái cau xanh bổ nửa vẫn còn tươi
mâm ngũ quả, nến hồng còn rực rỡ
môi đang xinh sao trót lỡ nụ cười !
lặng lẽ thoát qua em mùa lá đổ
chiều, từng chiều, qua những phố quen xưa
lời thầm lắng âm vang tình lướt gió
xao xuyến buồn gõ xuống bước chân đưa !
mùa Hạ cũ mà Phượng còn chín đỏ
từng cánh bay qua ngõ tựa môi quen
ghép giữa gió những mảnh rời tim vỡ
hạnh phúc về từ một nhánh sao đêm !
(nguồn và tranh minh họa: Hạ Vi FB)
Sau bài thơ Nhánh Sao Đêm gieo nhiều cảm xúc thơ mộng đồng cảm về hình ảnh và nét tươi tắn rung lên cảm xúc phát xuất từ trang Facebook với những vần thơ và tranh minh họa chọn lọc của một bạn yêu thơ trẻ hiện cũng đang sinh sống tại Washington-DC giống tác giả Cao Nguyên.
Từ bài thơ này dắt đưa người đọc nhớ đến một bài thơ khác cũng từng được trân trọng giới thiệu trong một tiết mục The Beauty of Vietnamese Culture “Nét đẹp Quê Hương” trên diễn đàn trẻ trung mang đầy tính văn nghệ của Trung Tâm Asia Forum với đậm nét cảm xúc nồng nàn do Hạ Vi phụ trách.
Bài thơ phải chăng đã gợi cho người đọc tìm thấy chất chứa nỗi nghẹn ngào thân quen mỗi khi người lính tương tư quê nhà từng viết những dòng thơ hướng về quê bên kia bờ đại dương… điển hình như bài thơ:
THÀNH PHỐ MẸ
Cali có Little Sài Gòn
Paris có Sài Gòn Phố không em?
mà dẫu có một Sài Gòn ở đó
cũng chỉ là thành phố mượn tên
để mỗi lần gọi lên là nhớ
Sài Gòn – thành phố Mẹ phía bên kia
(bên tuổi trẻ đã buồn chia máu lệ
bên niềm vui chỉ để kể người nghe
như lá me bay trong chiều mưa tháng Hạ
có phượng hồng cài mái tóc yêu thương!)
ôi nỗi nhớ viết sao vừa giấy mực
khi tim ta thổn thức nhớ Sài Gòn!
Chừ em bước trên một thành phố mới
có những con đường mang tiếng nói Việt Nam
(những con đường cũng chỉ là khuôn mặt
tình những con đường ở trên đỉnh hồn ta!)
Em hãy nhớ, thành phố mình đang sống
cũng chỉ là một góc cuộc đời qua
ngày luyến nhớ Paris, Cali, NewYork
có bằng đêm em khóc nhớ Sài Gòn?
thành phố Mẹ chúng ta bên kia biển
những con đường Nguyễn Huệ, Hùng Vương
những tên gọi Bạch Đằng, Bến Nghé…
giữa đời ta là cả một trời thương!
Sài Gòn đó, Sài Gòn bên kia biển
không phải một thời, mà mãi ngàn đời
trong tim người, Hòn Ngọc Viễn Đông
trong Việt Nam, Sài Gòn bất diệt!
Cao Nguyên
(nguồn:
The Beauty of Vietnamese Culture TT ASIA Forum)
Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017
Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017
Nhạc sĩ Lam Phương
Lam Phương, người nhạc sĩ yêu đời, yêu người, yêu nước, đã làm tròn sứ mạng được định mệnh giao phó.
Ra đời dưới một ngôi sao xấu, đầu thai lầm thế kỷ, sinh bất phùng thời... Có ai đó đã viết về những năm tháng đầu đời của Nhạc sĩ Lam Phương như vậy.
Thế rồi cậu bé thiếu may mắn Lâm Đình Phùng (tên thật của Lam Phương) phải rời quê nghèo ở Rạch Giá, lên Sài-Gòn tìm nơi nương tựa ở nhà một người thân để được cắp sách tới trường, và chỉ vài năm sau đã trở thành Nhạc sĩ Lam Phương, ở tuổi 15. Và, sau hơn 60 năm sáng tác, đã dâng hiến cho đời trên 200 nhạc phẩm.Dòng nhạc dồi dào, phong phú ấy đã được hàng triệu người nghe, ưa thích, trong suốt mấy thế hệ thính giả ở miền Nam Việt Nam, và đã đưa tên tuổi Lam Phương lên cao trong bộ môn âm nhạc Việt Nam.“Cuộc đời, ái tình, và sự nghiệp” của Lam Phương đã được nhiều người viết trong suốt bao nhiêu năm. Bây giờ còn gì để viết về Lam Phương, ở những năm tháng cuối đời của ông?Những gì cần viết, đáng viết về Lam Phương, người khác đã viết hết cả rồi. Nào là Duyên Anh, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nam Lộc, Vũ Ánh, Ngô Thụy Miên, Trần Quang Hải-Bạch Yến, Quyên Di, Phan Ni Tấn, và còn nhiều người khác có thẩm quyền về âm nhạc đã cùng nhau tạo thành một bản hòa tấu vinh danh Lam Phương:“Trong nền âm nhạc Việt Nam, hiếm có nhạc sĩ nào được phong cách sáng tác đa dạng như Nhạc sĩ Lam Phương, từ những ca khúc rất ‘bình dân’ cho đến những bản tình ca, tình tự quê hương, nhạc chinh chiến rồi đến những dòng nhạc có âm hưởng rất trữ tình, lãng mạn và xót xa như: Một Mình, Cỏ Úa, Phút Cuối, Mưa Lệ.“Nếu dòng nhạc Lam Phương dễ dàng hòa nhập vào lòng người qua những ngôn từ đơn sơ, sơ mộc mạc và chứa đầy cảm xúc hòa cùng những giai điệu lưu luyến và êm ái thì chính cá nhân người nhạc sĩ tài hoa này cũng dễ dàng chiếm trọn cảm tình mọi giới bằng một gương mặt hiền hòa đôn hậu, một nụ cười và giọng nói nhỏ nhẹ thân tình đó đã biểu hiện của sự tương đồng giữa những ca khúc với bản chất, tình cảm và con người của nhạc sĩ.Có lẽ những ca khúc đó đã phản ảnh một phần nào cho chính cuộc đời của tác giả. Đời sống của Nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua những thăng trầm trong cuộc sống nhưng ông đã không ngừng phấn đấu trong mọi hoàn cảnh để mang đến cho đời những bản nhạc bất hủ. Mỗi chặng đường trải qua là một gian nan thử thách trong cuộc đời của nhạc sĩ, nên nhạc sĩ đã mang đến cho chúng ta những tác phẩm để đời cho kho tàng âm nhạc Việt Nam với trên 200 nhạc phẩm đầy ấn tượng trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp sáng tác.”(LAM PHƯƠNG, Nhạc và Đời)Lam Phương rất xứng đáng với những tán dương và cảm tình của thính giả dành cho mình, và không còn khía cạnh nào trong “cuộc đời, ái tình, và sự nghiệp” của Lam Phương chưa được viết ra.Thế thì bây giờ viết cái gì? Tôi nghĩ rằng những người đã viết về Lam Phương đã bỏ sót, không nói tới một điều, hay có người nói tới nhưng chỉ thoáng qua, coi như không quan trọng, trong khi chính điều đó đã nâng “dáng đứng” Lam Phương và sự nghiệp Lam Phương cao hơn nhiều đồng nghiệp cùng thời.Đó là lập trường chính trị dứt khoát, thái độ phân minh của Lam Phương giữa cuộc tương tranh quốc/cộng mà ông đã bày tỏ qua nhạc phẩm Chuyến Đò Vĩ Tuyến vào năm chưa đầy 20 tuổi, khi Hiệp Định Genève được ký kết, chia đôi nước Việt Nam. Chính nhạc phẩm này và vài nhạc phẩm khác có liên quan đến tình hình đất nước, được viết vài năm sau nhạc phẩm đầu tay Chiều Thu Ấy, đã thực sự xác định thiên tài âm nhạc của Lam Phương và đưa tên tuổi của ông lên vị trí xứng đáng cho đến ngày nay.Thực vậy, qua những nhạc phẩm chứa chan tình tự dân tộc, ngợi ca đời sống an bình, tự do của người dân miền Nam, nói lên tình quân dân cá nước, ông đã xác định chỗ đứng rõ ràng trong cuộc chiến giữa hai miền Nam/Bắc. Không có những giọng điệu hung hăng, sắt máu kiểu “phanh thây, uống máu quân thù…”, nhạc và lời của Lam Phương lúc nào cũng hiền hòa, êm nhẹ, trong sáng, nhưng không ai có thể lầm lẫn chiến tuyến của ông. Chính đặc tính đó đã làm Lam Phương khác với Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao…Khi quốc nạn 30.4.1975 xảy ra, Lam Phương đã may mắn rời Việt Nam trước khi Sài-Gòn rơi vào tay cộng quân. Ở hải ngoại, Lam Phương tiếp tục sáng tác, gắn bó với Cộng đồng người Việt ti nạn, viết ra những bản nhạc với xúc cảm chân thành, đa dạng, phong phú, làm giàu thêm di sản âm nhạc của ông.Càng trải qua những đổi thay của thời thế, của cuộc sống, và càng sáng tác, Lam Phương càng chứng tỏ cái nhân bản hiền lương bất di bất dịch của ông: yêu đời, yêu người, trung hậu.Những năm sau này, nhiều người trong giới nghệ sĩ ở hải ngoại từng thành danh và làm nên cơ nghiệp trong xã hội tự do ở miền Nam trước đây cùng một thời với Lam Phương đã theo nhau trở về Việt Nam làm ăn, sinh sống, vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng, họ giống nhau một điều: họ đã vứt bỏ cái áo khoác tị nạn cộng sản, mà nhờ đó họ được nhận cho định cư tại một nước tự do, được cung cấp những trợ giúp cần thiết và cơ hội được sống với nhân vị, nhân phẩm, và nhân cách của mỗi người.Không ít người trong số đó, sau khi về Việt Nam, đã trở mặt và có những lời nói đáng tiếc khiến cho hình ảnh nhiều “thần tượng” đã sụp đổ trong lòng những kẻ từng ái mộ họ. Và họ đã nhận được sự phỉ nhổ của công luận.Trong một dịp sang niềm Nam California gần đây, tôi đã tới thăm Nhạc sĩ Lam Phương. Trong câu chuyện thân tình, tôi hỏi ông:- Trong những năm qua, nhiều nghệ sĩ ở hải ngoại đã kéo nhau về Việt Nam kiếm sống. Lý do nào khiến ông không về?- Làm sao mà trở về được khi màmình đã chống lại họ hai mươi mấy năm, lập trường rõ ràng qua những bản nhạc đã viết. Từ ngày rời quê hương đi tị nạn, đời sống của tôi là ở ngoài này, là quê hương thứ hai với Cộng đồng người Việt. Bà con mình ở đây quá thương tôi và hết lòng giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Tôi cũng thương mọi người ở đây,tôi không thể phản bội, tệ bạc với mọi người, làm buồn mọi người.- Thế chúng nó có cho người tới rủ rê, thuyết phục, hay mua chuộc ông không?- Có chứ! Họ tới đây hoài nhưng thấy không đi tới đâu nên hồi này thôi rồi.- Chúng nó không dùng tiền mua chuộc ông à?- Có chứ. Như nói tôi về sẽ cho vô biên chế, như “nghệ sĩ nhân dân”, lãnh lương suốt đời.- Ông tin không?- Tin gì! Họ chỉ dùng sự trở về của mình để tuyên truyền. Một khi vô tròng rồi, có chuyện gì thì biết ngỏ nào ra?- Ông cũng không bao giờ “đi” Việt Nam à?- “Về” với “đi” thì khác nhau cái gì?- “Về” là về ở luôn, là giã từ quá khứ, là trở thành công dân của nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN”. Còn “đi” là đi Việt Nam vài ba tuần hay một hai tháng với tư cách công dân Mỹ rồi lại trở về Mỹ.- À. (Lam Phương cười hiền) Tôi không về mà cũng chưa bao giờ đi Việt Nam.- Ông không nhớ quê hương à?- Nhớ lắm chứ! Nhớ từ góc phố, từ con đường, từ gốc me… Nhưng tôi nghĩ bây giờ trở về, hay đi Việt Nam, nhìn cảnh và người ngày nay ở bển chỉ làm cho tôi cảm thấy buồn hơn là vui. Chừng nào có thay đổi, có tự do, đời sống của dân mình an vui như ngày xưa, tôi mơ ước ngày đó, và sẽ trở về, nhưng… bây giờ tôi già rồi, biết có sống được tới ngày đó hay không.- Ngày đó chắc chắn sẽ đến, và không ai có thể biết bao giờ sẽ đến. Có thể đêm nay, ngày mai. Khối Cộng sản Đông Âu và Liên-Sô đã tan biến bất ngờ hai mươi bảy năm trước. Bốn nước cộng sản tàn dư còn lại đáng lẽ đã phải sụp đổ theo từ lâu rồi.- Cũng mong ngày đó sớm xảy ra để tôi có thể trở về.- Ông còn tiếp tục viết nhạc, còn sáng tác không?- Độ này yếu nhiều do ảnh hưởng của vụ đứt mạch máu não năm 1999 và tuổi tác ngày một cao. Tôi đã cố gắng phấn đấu tập tành để phục hồi nhưng cũng được phần nào thôi. Mỗi khi ngồi lâu, viết nhạc và suy nghĩ, cái đầu đau nhức ghê gớm nên bác sĩ khuyên tôi nên ngưng sáng tác.- Bản nhạc cuối cùng mà ông đã viết xong là bài gì?- Bài “Hạnh Phúc Mang Theo”, trong đó tôi viết về ngày ra đi rời khỏi thế gian này tôi sẽ mang theo những kỷ niệm vui trong cuộc đời với những người đã chia sẻ cùng tôi những ngày tháng hạnh phúc…Hân hoan ra đi để những người ở lại không cảm thấy buồn khổ, hối tiếc, hay ăn năn gì cả..Tôi nghĩ đó chính là cái còn lại để viết về Lam Phương: cái đã làm nên con người ông, làm nên những lời ca tiếng nhạc của ông, đã giúp ông vươn lên từ đứa bé “ra đời dưới một ngôi sao xấu, đầu thai lầm thế kỷ, sinh bất phùng thời”, và giúp ông vượt qua những khó khăn trở ngại trên đường đời. Đó là nhân cách và tâm hồn cao đẹp của ông.Với Lam Phương, nhạc là đời, đời sống gần gũi quanh ta với những tiếng nhạclời ca trong sáng, dễ hiểu dễ nhớ, đôi khi dí dỏm, đi thẳng vào lòng người, không cầu kỳ, bóng bảy mà trống rỗng. “Đời” đây còn là đạo lý ở đời, nghĩa vụ giữa người với người, giữa người với non sông đất nước.Lam Phương, người nhạc sĩ yêu đời, yêu người, yêu nước, đã làm tròn sứ mạng được định mệnh giao phó.Virginia vào hè 2017Sơn Tùng
TÌNH CA LAM PHƯƠNG
Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017
Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017
Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017
Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017
Đặc San Mùa Xuân 2018 / Hội Người Việt Cao Niên
Thư Mời
Tham Gia Đặc San Mùa Xuân của Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn
Từ khởi điểm thành lập Hội Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn (1977) đến nay, 40 năm trôi qua. Hội Cao Niên vẫn đứng vững, duy trì được truyền thống văn hóa sử Việt Nam. Tạo được sự tin tưởng và đồng tâm hưởng ứng không riêng các hội viên của các thế hệ đi trước mà cả các hội viên của thế hệ tiếp sau.
Để tiếp tục duy trì các sinh hoạt của hội đã được quý hội viên tin giao, cần phát huy tính tích cực tham gia vào các sinh hoạt thường xuyên của hội. Nhằm tạo hưng phấn cho hội viên an hưởng tuổi già với niềm hạnh phúc gia đình cùng thân hữu.
Mùa Xuân sắp trở về, lễ Tết cổ truyền của dân tộc sắp đến. Như thường lệ mỗi cuối năm, Hội Cao Niên tiến hành thực hiện Đặc San Mùa Xuân .
Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn gởi lời mời đến quý Văn Thi Hữu tham gia gởi bài viết vào Đặc San cho thêm phần khởi sắc.
Chủ đề của Đặc San Mùa Xuân 2018 là Về Nguồn. Vừa để tưởng nhớ lại các Mùa Xuân Dân Tộc, vừa để nhắc nhở Cháu, Con luôn hướng về Cội Nguồn và nền Văn Hóa, Đạo Đức truyền thống Việt Nam. Đây cũng là thông điệp về tình Nhân Ái và nghĩa Đồng Bào, mà thấy được trách nhiệm đối với Quê Hương.
Thời gian gởi bài tham gia vào Đặc San từ nay cho đến cuối tháng 10/2017.
Đặc San sẽ phát hành vào đầu năm 2018 và hội Tết Mậu Tuất.
Rất mong được quý Văn Thi Hữu hưởng ứng tham gia vào Đặc San Mùa Xuân 2018 của Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn.
Trân trọng,
Virginia ngày 15 tháng 8 năm 2017
TM. Ban Chấp Hành Hội Cao Niên
Phụ Tá Đặc Trách Báo Chí
Cao Nguyên
Tham Gia Đặc San Mùa Xuân của Hội Người Việt Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn
Từ khởi điểm thành lập Hội Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn (1977) đến nay, 40 năm trôi qua. Hội Cao Niên vẫn đứng vững, duy trì được truyền thống văn hóa sử Việt Nam. Tạo được sự tin tưởng và đồng tâm hưởng ứng không riêng các hội viên của các thế hệ đi trước mà cả các hội viên của thế hệ tiếp sau.
Để tiếp tục duy trì các sinh hoạt của hội đã được quý hội viên tin giao, cần phát huy tính tích cực tham gia vào các sinh hoạt thường xuyên của hội. Nhằm tạo hưng phấn cho hội viên an hưởng tuổi già với niềm hạnh phúc gia đình cùng thân hữu.
Mùa Xuân sắp trở về, lễ Tết cổ truyền của dân tộc sắp đến. Như thường lệ mỗi cuối năm, Hội Cao Niên tiến hành thực hiện Đặc San Mùa Xuân .
Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn gởi lời mời đến quý Văn Thi Hữu tham gia gởi bài viết vào Đặc San cho thêm phần khởi sắc.
Chủ đề của Đặc San Mùa Xuân 2018 là Về Nguồn. Vừa để tưởng nhớ lại các Mùa Xuân Dân Tộc, vừa để nhắc nhở Cháu, Con luôn hướng về Cội Nguồn và nền Văn Hóa, Đạo Đức truyền thống Việt Nam. Đây cũng là thông điệp về tình Nhân Ái và nghĩa Đồng Bào, mà thấy được trách nhiệm đối với Quê Hương.
Thời gian gởi bài tham gia vào Đặc San từ nay cho đến cuối tháng 10/2017.
Đặc San sẽ phát hành vào đầu năm 2018 và hội Tết Mậu Tuất.
Rất mong được quý Văn Thi Hữu hưởng ứng tham gia vào Đặc San Mùa Xuân 2018 của Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn.
Trân trọng,
Virginia ngày 15 tháng 8 năm 2017
TM. Ban Chấp Hành Hội Cao Niên
Phụ Tá Đặc Trách Báo Chí
Cao Nguyên
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017
Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)