Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017
Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017
Nhà Việt Nam - Vietnam My Homeland
(Tranh: Họa Sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt)
"Nhà Việt Nam" trong thơ Cao Nguyên
Home is where the heart is - Trái tim ta ở đâu, nơi ấy chính là nhà.
Nhưng cũng có khi,
Ta muốn ta ở đâu, nơi ấy chính là nhà - Home is where I want to be.
Với một kẻ bỏ quê, ra đi, sống trên xứ người, thì quê nhà ở đâu?
Nơi ta muốn sống hay nơi ta tưởng nhớ?
42 bài thơ như 42 lần đối diện câu hỏi: "Quê nhà ta đâu?"
Không, không thể là 42 lần mà phải là 42 ngàn lần. Khi trăng lên, khi chiều xuống, khi tuyết rơi, khi gió nổi, khi nắng dọi ... mỗi mỗi đều có thể gợi lên nỗi đau quặn thắt, để rồi lòng tự hỏi lòng "Hương quan hà xứ thị?"
Vì đâu? Do đâu?
Chỉ vì hai chữ "Việt Nam"!
Hai chữ nghe rền như tiếng bom đạn rít bên tai trong chiến hào.
Hai chữ nghe đau như cái chết tức tưởi của người bạn cùng màu áo.
Hai chữ nghe mềm như chiếc lá me rơi trên những con đường.
Hai chữ mà chỉ có thơ mới diễn tả hết nỗi niềm.
Nhà Thơ làm thơ để tưởng nhớ, để mộng mơ, để nhớ quê nhà Việt Nam hoang tàn đổ nát, để rồi mơ về một mái nhà Việt Nam đầm ấm chan hòa.
Cao Nguyên là một tên không xa lạ với những người Việt yêu thơ. Thơ anh được bạn đọc ưu ái đón nhận vì ý mới, chữ lạ, nhưng lý do chính có lẽ vì bài thơ nào cũng luôn ẩn hiện hai chữ "Việt Nam".
cứ kể như mình chẳng có chi
danh đành không, lợi chẳng còn gì
ngày sinh, quê quán - ghi trên giấy
nhẹ vóc trần, "sinh ký tử qui"!
mà rõ khổ, "qui" về đâu chứ
quê đã không, nhà cửa cũng không
chỉ còn nhớ cánh đồng quá khứ
thương luống cày, ngô lúa trổ bông
Thơ Cao Nguyên thường giản dị như thế; một gã xa nhà, nhớ quê, rồi... làm thơ!
Biết bao biến cố đã xảy ra trong một đời người, nhưng dường như tất cả đều nhạt nhòa, để chỉ còn những nét đẹp thuần hậu của đất mẹ hiện lên tươi mới: những luống cày, những cây lúa, những bắp ngô, những cánh rừng, những hàng lá me... Đó không chỉ là Việt Nam của riêng nhà thơ, đó là Việt Nam của nhiều người, rất nhiều người.
Nhưng nếu nói thơ Cao Nguyên giản dị cũng không đúng lắm, vì đây đó những con chữ sẽ bật ra khỏi dòng thơ, khiến ta không khỏi rung động bồi hồi.
vậy mà đi hút vào sâu
không lời kịp nhắn về đâu, chỗ nào
nền trời vắng một vì sao
lòng người nước mắt rưng đau dọc đời
em về ngồi giữa chơi vơi
uống trăng như thể rượu mời thuở xưa
hỏa châu sáng mấy chưa vừa
còn chong con mắt thắp thừa lòng tin
Suốt đoạn thơ trên không chữ nào không đơn giản nhưng vẽ nên một màn đêm thăm thẳm mà sáng trưng khiến ta liên tưởng tới bức danh họa "The Starry Night" của Van Gogh.
Nếu những chữ "sao, trăng, hỏa châu" tạo nên thứ ánh sáng trắng vàng chói mắt, thì những chữ "hút vào, chưa vừa, chong con mắt" khiến lòng ta chùng xuống như khi nhìn vào bầu trời đen thẫm.
Và, trong khung cảnh thiên nhiên huyền nhiệm đó là... nỗi đau.
"Lòng người nước mắt rưng đau dọc đời"
Hai chữ "dọc đời" sắc, mạnh như chẻ đôi sống lưng!
Đấy có phải là sống lưng Trường Sơn của Mẹ Việt Nam?
Dãy Trường Sơn bị xẻ dọc, băm nát chỉ vì những tham vọng điên cuồng.
Thơ Cao Nguyên chất chứa nhiều nỗi đau.
Đó là những "giọt lệ hồng/ kết tụ bởi máu và nước mắt /từ những cái chết / vì muốn bảo vệ quê hương và đồng loại"
Đó là "những vết cắt của thời gian / của biến cố / thân tâm em lúc lành lúc vỡ /
nước mắt em lúc ở lúc đi".
Đó có là "bạn chém sau lưng, kẻ thù đâm trước ngực / những vết thương nhức nhối không ngừng"?
Và đó còn là hơn nửa thế kỷ, vẫn thấy "tấm lưng cuộc chiến còn nguyên /chỉ thêm vết đạn xuyên tim xoắn vào!"
Với một người mà niềm đau luôn luôn vây phủ thì câu hỏi: "Nhà ta đâu? Nơi muốn sống hay nơi tưởng nhớ?" trở nên cực kỳ ngớ ngẩn.
Bởi chưng, con người ấy sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi mái nhà xưa dù cho nó đầy ắp những kỷ niệm đau buồn.
Thế nhưng, trong trùng trùng nỗi đau, vẫn trổi lên điều tuyệt diệu: Niềm Tin.
(dù người đi chẳng biết ngày về)
chờ mai, chờ mai nữa
dẫu mình đi về đâu
cũng đừng quên ánh lửa
giữa lòng ta đêm sâu
khi nào người cảm thấy
rảnh và nhớ đến ta
cứ về qua nơi ấy
nhà bên cạnh rừng già
mình hâm bình rượu cũ
uống hương mật quê nhà
trong sương mù viễn xứ
ta biết ta còn ta!
Lời thơ mộc mạc nhưng sao tha thiết!
Chỉ vài dòng nhưng diễn tả trọn vẹn thân phận Việt, trọn cuộc nổi trôi, gắng nương nhau để sống, để chờ đợi, để hy vọng, và để thương yêu.
về xem nắng ghẹo hoa tươi rói mặt
về thăm cây lành hẳn vết thương chưa
về ngồi giữa nắng mưa nghe đất hát
khúc đồng dao từ những khát khao xưa!
thơ ta đó, rừng ơi! ru chút nhé
ta chưa về thăm đất mẹ chiều nay
sợ hàng cây còn long lanh ngấn lệ
ta với rừng sẽ khóc giữa vòng tay!
"Nhà Việt Nam", 42 bài thơ như 42 lần tự vấn: "Quê nhà ta đâu?"
Câu hỏi chẳng cần câu trả lời, bởi vì người lính Cao Nguyên dù ở nơi đâu vẫn luôn giữ quê nhà trong tim, trong những dòng thơ, trong những ước nguyện, và trong cả ánh mắt dõi nhìn vào cõi vô cùng.
một mai còn chút lời thơ mộng
sẽ gởi quê mình di chúc thơ
thương yêu, nhân ái và hy vọng
mãi đẹp bên đời như ước mơ
nếu thêm được niềm tin thắp lửa
rọi sáng từng khung cửa phương đông
cho dẫu lịm bên thềm đất hứa
cũng nhẹ hồn vào cõi mênh mông!
@
“Vietnam My Homeland” in Cao Nguyên's Poetry
Home is where the heart is.
But sometimes,
Home is where I want to be.
For a man who left his homeland to live in a foreign country, where is his home? Is it the place he wants to live in or the place of his remembrance?
Fourty-two poems are like fourty-two times he asks himself the same question, "Where is my home?"
No, not fourty-two times, but rather fourty-two thousand times. Every time the moon rises, every time the sun sets, the snow falls, the wind breezes, the sunlight shines... his heart always feels a profound sadness, and his mind keeps echoing the question, "Where is my true home?"
Why - and why?
The reason is in two simple words - "Việt Nam"!
Two simple words that bring back the whistling sounds of bullets above the trenches in battlefields.
Two simple words that revive the deep sorrow at the sudden death of a brother-in-arms.
Two simple words that sound like those tamarind leaves falling softly on the sidewalks.
Two simple words that nothing but poetry can fully express.
The poet writes poems that enables him to dream, to reminisce about his devastated homeland of Vietnam, and to hope for a future Vietnam where everyone lives in harmony.
To Vietnamese readers who love poetry, Cao Nguyên is a familiar penname. His poetry is appreciated not just for its new ideas and creative wordings, but mainly because the two words "Việt Nam" can always be felt between the lines of every poem.
Just presume I have nothing
No fame, no fortune, exactly nothing
Even the DOB and POB on the papers
are forgotten when I depart this world !
Yet it’s a pity, depart for... where?
As I have neither a house nor a homeland
All I can remember is the field of my childhood
Where there were the poor furrows and the early rice
Such simplicity defines Cao Nguyen's poetry - some guy far away from home and gets so homesick that he just happens to... write poems.
So many events have happened in a lifetime, but they all seemed to fade away and leave him with just a pure and everlasting beauty of his motherland: the furrows in rice fields, the rice plants, the maizes, the forests, the tamarind leaves... That beauty of Việt Nam is not for the poet himself, but for lots and lots of Vietnamese people.
But it would not be quite fair to define Cao Nguyên's poetry by its simplicity alone, because here and there some words would pop out of the lines to touch our hearts so deeply:
Yet you have gone too far away
without leaving a notice telling where to
A star has faded out in the sky
Only the tears of suffering flowing for life
You returned sitting in solitude
Enjoying the moonlight as if it were the old days’ wine
So many shining flares was not enough
We still lay awake to lighten our faith
The above quatrain consists of just simple words, yet they portray a night with both its profound darkness and its vivid brightness that somehow inspire us to think of Van Gogh's "The Starry Night".
If "stars, moonlight, shining flares" help create a dazzling white light, then "far away, not enough, lay awake" are the words that make our hearts saddened like when we look up a deep dark sky at night.
And, in the very core of that mysterious natural setting is... the pain.
Only the tears of suffering flowing for life
Those words "flowing for life" are so strong and sharp that we can feel our spinal column torn apart.
Is that because our spinal column reminds us of Trường Sơn Mountains, the backbone of Mother Vietnam?
Truong Son Mountains have been torn apart and shattered in pieces due to people's crazy ambitions.
Cao Nguyên's poetry is filled with pains.
Pains, as in "the red tears / They are an agglomeration of blood and tears / of the dead who wanted to save our country and her people".
Pains, as in "Your body and mind sometimes intact sometimes broken
/ Your tears sometimes come sometimes go".
Pains, as in "Stabbed in the back by friends, from the front by the enemy
the wounds have left aches and pains incessantly"?
And pains live on for over half a century, because "The wounds of the war have been never healed / Only more bullets perforating the heart mercilessly!".
For someone whose pains become chronic, the question, "Where is my home, is it where I want to live or is it where I want to dream of?" must become extremely absurd.
Because he will never escape from his old home even if it brings him nothing but sad memories.
Still, in his painful anguish, something wonderful springs up: Faith.
(although he does not know when he can come back home)
Until tomorrow, yes, tomorrow
No matter where we shall go
Just don’t forget the fire
in our hearts a dark night
Whenever you are free
and happen to remember me
just drop round some day
my house is next to a jungle
We will warm up the old wine
and drink the honey of homeland
in the mist of a faraway country
to know we are still in being !
So simple poem lines, yet so earnest a faith they could carry!
Just a few lines to fully describe the destiny of Vietnamese people, those while floating in the waves of history keep trying to lean on each other, so they can live to wait, to hope, to love.
I’ll come back to see the flowers open under the sun
to examine the wounds on the trees
to sit in rain or shine listening to the song of the ground
a children’s song of the old good days!
It’s my poetry, hey, forest! Let me sing it
When I cannot depart for homeland this afternoon
I am afraid the trees are still wet with tears
Then you and I will have a good cry, arm in arm!
In this poetry book of Cao Nguyên's, fourty-two poems can be viewed as fourty-two times of self-questioning, "Where is my home?"
That question no longer needs to be answered, because to the soldier Cao Nguyên, wherever he stays, his homeland has always been secured in his heart, his poems, his aspirations, even in his gaze into the void.
One day when still living poetically
we will leave our homeland a testament of poetry
about love,compassion and hope
for this world to become beautiful like dreams
If we have a strong belief in that
it will light up every house in the Orient
Even if we may fall right at the doorstep
we are still happy going to an immense heaven
Trịnh Bình An
(Winter of 2017)
Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017
Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017
Bài Học Lịch Sử
Văn hóa truyền thông là vũ khí sắc trong thời đại tin học toàn cầu.
Muốn xử dụng chuẩn xác vũ khí này, cần phải hiểu các thủ thuật của đối phương từ dối trá đến tàn ác trong hệ thống tuyên truyền đỏ và xám.
Muốn xử dụng chuẩn xác vũ khí này, cần phải hiểu các thủ thuật của đối phương từ dối trá đến tàn ác trong hệ thống tuyên truyền đỏ và xám.
Hệ thống tuyên truyền của cộng sản không bao giờ thay đổi, bởi chúng không bao giờ muốn người bị trị thoát khỏi sự kèm hãm thân xác và trí tuệ .
Bao nhiêu người vì lý tưởng quốc gia và lợi ích của đồng bào đã gục chết trong các nhà tù cộng sản? Bao nhiêu giá trị văn hóa nhân bản của dân tộc bị cộng sản tiêu hủy dưới mọi hình thức, từ đốt sách chôn học trò đến thanh trừng văn nghệ sĩ đối kháng với quyền lực độc tài đảng trị?
Học lịch sử để biết làm lịch sử
Độc Lập Tự Do không tự phát sinh ..
...
Học lịch sử là thắp hương thừa tự
trên lâu đài Văn Hóa Sử Việt Nam ..
Độc Lập Tự Do không tự phát sinh ..
...
Học lịch sử là thắp hương thừa tự
trên lâu đài Văn Hóa Sử Việt Nam ..
Văn hóa sử Việt Nam đã bị thế lực cộng sản dìm chết trong biển máu. Hãy nhìn vào sự kiện "Nhân Văn Giai Phẩm" để khẳng định bản chất của kẻ thù và xử dụng tốt vũ khí truyền thông trên mặt trận văn hóa chống tội ác và phục hồi nhân phẩm con người và nền văn hóa dân tộc .
Rất mong các bạn trẻ lưu tâm đến những dòng tâm thư này.
Trân trọng,
Cao Nguyên
Cao Nguyên
@
Sự Kiện Nhân Văn Giai Phẩm
Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017
Hiệp định Genève, 1954
1.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE
Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam làHiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào, Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.
Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève) gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:
Việt Nam được chia thành hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải, theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt. [Cửa sông Bến Hải tức Cửa Tùng, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.] Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc (tức Bắc Việt Nam) và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam (tức Nam Việt Nam). Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm "khu đệm", có hiệu lực từ ngày 14-8-1954. Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và 11-8 ở Nam Việt. Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh riêng. Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương. Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia. Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới. Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn. Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế. Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).
2.- AI VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GENÈVE ?
Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954 chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiếnPanmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953 ở Triều Tiên, hiệp địnhGenève không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, chẳng có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ QGVN đã gài người hay lưu quân ở lại đất Bắc. Như thế, trong việc thi hành hiệp định Genève, chính phủ QGVN đã thi hành đúng đắn hiệp định.
Trái lại, nhà nước VNDCCH do Việt Minh cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève. Sau đây là hai bằng chứng cụ thể do phía cộng sản đưa ra về sau:
Thứ nhứt, tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), giữa thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chủ tịch nhà nước VNDCCH Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định Genève được ký kết, Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt". Nguồn: Internet).
Thứ hai, Việt Minh cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại miền Nam như Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm... (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273), để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam. (Tháng 10-1954, TƯCMN đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TƯĐ (khóa III) đảng LĐ (ngày 23-1-1961) ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành TƯCMN.)
Hai tài liệu trên đây do phía cộng sản Việt Nam tiết lộ, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của NVN hay Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ QGVN tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước VNDCCH đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay khi trước khi hiệp định được ký kết và cả sau khi hiệp định được ký kết.
3.- BẮC VIỆT NAM ĐÒI HỎI ĐIỀU KHÔNG CÓ
Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Trong khi chính Bắc Việt Nam (BVN) vi phạm hiệp định Genève, thì ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Nam Việt Nam (NVN) là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, như đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho 1955 rằng chính phủ QGVN tức NVM không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành.
Tuy sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thay chính phủ QGVN, nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ BVN quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.
Một điều lạ lùng là trong hiệp định Genève, không có một điều khoản nào nói đến việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước mà nhà cầm quyền CS cứ nhất định đòi hỏi tổ chức tổng tuyển cử theo hiệp định Genève. Thật ra, sau khi hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương". Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhất là điều 7, ghi rằng:
"Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó." (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường,Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)
Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng "đồng ý". (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký.
Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành? Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị CSVN vi phạm trắng trợn, huống gì là bản tuyên bố không chữ ký.
Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genèvengày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.
4.- BẮC VIỆT NAM BỊA ĐẶT LÝ DO ĐỂ TẤN CÔNG MIỀN NAM
Cộng sản BVN vi phạm hiệp định Genève ngay khi hiệp định nầy chưa được ký kết, nhưng lại bịa đặt ra hai lý do để tấn công NVN: 1) Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định Genève về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 2) Nam Việt Nam là tay sai đế quốc Mỹ nên BVN quyết định chống Mỹ cứu nước.
Về lý do thứ nhứt, như trên đã viết, hiệp định Genève không đề cập đến giải pháp chính trị tương lai cho Việt Nam. Giải pháp tổng tuyển cử nằm trong điều 7 của bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương". Bản tuyên bố nầy lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, nên chỉ có tính cách khuyến cáo chứ không có tính cách bắt buộc phải thi hành.
Lý do thứ hai hoàn toàn có tính cách tưởng tượng vì sau năm 1954, Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam tái thiết đất nước, ổn định cuộc sống của dân chúng sau chiến tranh, chứ Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, chưa đem quân vào Việt Nam.
Nếu để cho VNCH yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn VNCH với nền kinh tế tự do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản. Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng.
Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm.
Lúc đó, Hoa Kỳ đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ Đài Loan (Taiwan), chống Trung Cộng. Hoa Kỳ còn giúp bảo vệ Nam Triều Tiên và Nhật Bản, nên Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ chẳng những tại Đông Á, mà còn chống Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay người Hoa Kỳ lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an ninh phía nam của chính Trung Cộng.
Hơn nữa, cho đến năm 1960 là năm BVN khởi động chiến tranh tấn công NVN, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế cho NVN chứ Hoa Kỳ không đem quân vào NVN. Chỉ sau khi BVN tấn công và uy hiếp mạnh mẽ NVN, Hoa Kỳ mới đem quân vào giúp NVN năm 1965. Vì vậy, chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” năm 1960 là hoàn toàn hoang tưởng.
Như thế, BVN cố tình đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” vừa để kêu gọi lòng yêu nước của người Việt Nam vốn có tinh thần chống ngoại xâm, vừa để xin viện trợ cộng sản quốc tế và thi hành nghĩa vụ quốc tế, như LêDuẫn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô”. (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.)
KẾT LUẬN
Hiệp định Genève là hiệp định đình chỉ quân sự. Chính thể QGVN hay VNCH tức NVN đã thi hành đúng hiệp định Genève, trong khi VNDCCH tức BVN liên tục vi phạm hiệp định nầy. Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, VNDCCH tức BVN mở cuộc chiến từ năm 1960, tấn công Việt Nam Cộng Hoà tức NVN dưới chiêu bài thống nhất đất nước và chống Mỹ cứu nước.
Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève, xin ôn lại điều nầy để giới trẻ trong và ngoài nước thấy rõ nguyên nhân của cuộc chiến 1960-1975, làm cho đất nước điêu tàn và khoảng 3 triệu người Việt tử vong, xuất phát từ VNDCCH hay BVN do đảng Lao Động hay đảng Cộng Sản Việt Nam điều khiển.
Điều nầy càng làm sáng tỏ chính nghĩa của VNCH, cương quyết chống lại CSBVN, bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại sự xâm lăng của cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Dầu thất bại, chính nghĩa tự do dân chủ của VNCH vẫn luôn luôn sáng ngời và luôn luôn là mục tiêu tối hậu mà nhân dân Việt Nam hiện đang cố gắng vươn tới.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 20-7-2014)
@
Bản Văn Hiệp Định Genève
Bản văn HIỆP ĐỊNH GENÈVE, 20-7-1954
& TUYÊN BỐ CUỐI CỦA HỘI NGHỊ GENÈVE, 21-7-1954
Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017
Hành Trình Nhân Ái
Chương Trình Thơ Nhạc HÀNH TRÌNH NHÂN ÁI
Giới Thiệu Chương Trình
Thơ Nhạc là một kết hợp tuyệt vời trong dòng âm thanh luân chuyển dâng tràn mạch sống trên hành trình con người đi tới Chân Thiện Mỹ.
Có người nói: Chín mươi phần trăm người Việt Nam là nhà thơ. Điều này được hiểu trong khái niệm Tâm Hạnh vốn có trong mỗi người Việt Nam, vừa thoát thai đã rung động cõi tâm hồn qua lời ru của Mẹ ngọt ngào trên từng nốt ca dao. Đó là bản chất ưu việt của dân tộc vốn chỉ thích nghi sống trong thanh bình giữa sông núi hồn nhiên.
Thể hiện bản chất đó rõ nét nhất nhờ những người làm thơ, viết nhạc ca tụng tâm người với thiên nhiên đồng nội.
Thơ nhạc viết về Quê Hương chan chứa yêu thương tình Đất và Người hòa hợp cùng hồn thiêng sông núi.
Chính hồn thiêng sông núi là khí lực mạnh mẽ nhất yểm trợ tinh thần người làm thơ viết nhạc, tạo hưng phấn hòa mình vào cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của dân tộc và bảo tồn văn hóa sử việt Nam trải dài theo dòng lịch sử quốc gia.
Chúng tôi là những người làm thơ viết nhạc thừa hưởng sự đãi ngộ của hồn thiêng sông núi và ân nghĩa sinh dưỡng của cha mẹ và đồng bào, biết trách nhiệm của mình cần đáp trả công ơn ấy, nên suốt một đời tâm nguyện tiếp bước trên hành trình nhân ái. Tiếp truyền ý chí tiền nhân chống xâm lăng và nội thù dân tộc vào cuộc chiến đấu của thế hệ trẻ với mục đích quang phục quê hương thanh bình và tự do hạnh phúc cho đồng bào thương yêu.
Từ ý niệm sinh tồn trong niềm tin nhân ái đến trách nhiệm dấn thân vào cuộc tranh đấu vì nhân quyền cho quê hương. Chúng tôi, những người làm thơ viết nhạc hợp tâm cùng nhau thực hiện chương trình Thơ Nhạc trên Hành Trình Nhân Ái hôm nay.
Chương trình thơ nhạc trên hành trình nhân ái hôm nay được đồng hành bởi
* Cao Nguyên
Văn thi sĩ Cao Nguyên / Virginia - Hoa Kỳ
* Thu Sương
Ca sĩ / Paris - France
* Đình Đại
Nhạc sĩ / Paris - France
* Đặng Bình
Nhạc sĩ / Paris - France
@@
Chương trình thơ nhạc thực hiện qua 2 phần:
Phần I: Giới thiệu Tác Phẩm:
1- Tuyển tập Thơ Thao Thức (Cao Nguyên)
2- Tuyển tập Văn Hành Trình Nhân Ái (Cao Nguyên)
3- Tuyển tập Thơ song ngữ Nhà Việt Nam (Cao Nguyên)
4- CD Thơ Về Nguồn (Cao Nguyên)
5- CD Nhạc Biển và Em (Cao Nguyên và Đình Đại)
6- CD Nhạc Lửa Tù (Đình Đại)
7- DVD Máu Lửa Charlie (Thu Sương)
Phần II: Hát Cho Quê Hương Việt Nam
1- Nỗi Nhớ Khôn Nguôi (thơ Cao Nguyên / nhạc Đình Đại / ca sĩ Thu Sương)
2- Tù Ca (sáng tác & trình bày:Đình Đại)
3- Mùa Xuân Dân Chủ (Sáng tác & trình bày: Đình Đại)
4- Rừng Ơi (Thơ Cao Nguyên / Nhạc và trình bày: Đình Đại)
5- Biển Và Em (Thơ Cao Nguyên / Nhạc và trình bày: Đình Đại)
6- Ta Về (Thơ Tô Thùy Yên / Nhạc & Trình bày: Đình Đại)
7- Hùng Ca Sử Việt (song ca: Thu Sương & Đình Đại)
8- Trăng Tù (sáng tác: Đình Đại & trình bày: Thu Sương)
9- Ai Đang Giết Dân Tôi (ca sĩ Thu Sương)
10- Thiên Thần Trong Bóng Tối (ca sĩ Thu Sương)
Cảm tạ của Ban Tổ Chức và các Văn Nghệ Sĩ đồng hành
@@
Chương trình Thơ Nhạc Hành Trình Nhân Ái được tổ chức từ 2 giờ đến 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 5 tháng 8 năm 2017
Tại Providence RECenter
7525 Marc Drive
Falls Church, Virginia (VA 22042)
Phone:(703)698-1351
Với sự bảo trợ bởi:
- Hội người Việt cao niên vùng Hoa Thịnh Đốn
- Nhà Việt Nam Hoa Thịnh Đốn
- Việt Nam Film Club
- Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt miền Đông Hoa Kỳ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)