Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

GIẤC MƠ VIỆT NAM

 

Nhà bình luận nổi tiếng của chương trình News Hour, Roger Rosenblatt, tóm lượt về nguồn gốc nước Mỹ: “Quốc gia được thành lập từ những giấc mơ, và cũng qua đó, đã hun đúc nên giấc mơ của cả một quốc gia” 

Vâng đúng thế. Ngoài trừ số nhỏ người bản xứ, đất nước Hoa Kỳ được xây dựng nên do bàn tay và khối óc của những kẻ bên ngoài. Họ đến đây từ trăm ngã đường khác nhau và hàng trăm vùng đất khác nhau.
Cậu bé có tên Mỹ là Irving Berlin sinh tại Nga vào năm 1888. Cậu theo cha mẹ đến định cư tại New York khi mới vừa lên 4 tuổi. Khi còn rất nhỏ, cậu Irving phải vừa làm nghề dọn chén bát trong một nhà hàng và vừa học sáng tác nhạc, một bộ môn mà cậu say mê. Sau khi nhạc phẩm đầu tay được xuất bản vào lúc 13 tuổi, tên tuổi của nhạc sĩ trẻ tài ba Irving Berlin đã trở thành đồng nghĩa với nền âm nhạc Hoa Kỳ thế kỷ 20 qua những nhạc phẩm vượt thời gian như God Bless America, White Christmas, v.v... 

Bà Madeleine Albright, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ, vốn là người Tiệp Khắc. Cha mẹ bà đã phải vượt qua nhiều biên giới để trốn tránh chế độ Cộng Sản khi tiếng xích xe tăng Liên Xô nghiền nát đường phố thủ đô Prague vào năm 1948. Cuối cùng bà cùng gia đình đã vượt thoát được và định cư tại Hoa Kỳ khi Madeleine Albright vừa 11 tuổi. Bà theo học Luật, đỗ tiến sĩ và cách đây không lâu, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức Ngoại Trưởng Hoa Kỳ. 

Edward Bannister, họa sĩ nổi tiếng về phong cảnh của Mỹ là một người da đen thuộc vùng West Indian, Phi Châu. Ông đến định cư tại Mỹ qua ngã Canada vào năm 1848. Tác phẩm Under The Oaks của ông là một trong những thành tựu nghệ thuật lớn của nền hội họa Hoa Kỳ thế kỷ 19. Tác phẩm này đoạt giải nhất trong cuộc thi đánh dấu 100 năm hội họa tại Philadelphia Centennial Exposition. Khi khám phá ra Edward Bannister là người da đen, ban giám khảo có ý định thu hồi giải thưởng. Tuy nhiên, trước sự đấu tranh của những họa sĩ đồng nghiệp, nhất là của những họa sĩ da trắng đã từng cùng tranh giải với ông, Ban Giám Khảo đã hủy bỏ dự tính. 

Những người di dân điển hình thuộc nhiều lãnh vực, màu da và chủng tộc khác nhau. Họ không từng quen biết nhau, không cùng một thế hệ, không cùng huyết thống và chẳng hẹn hò đính ước gì nhau. Những người di dân đầu tiên thường không giàu có, học hành, trí thức, trái lại phần đông họ rất nghèo nàn, ít học, đến đây từ hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, dù từ đâu đến và trong hoàn cảnh nào, họ đã cùng góp bàn tay đưa nước Mỹ từ một vùng đất hoang vu thuộc địa của Anh thành một cường quốc tự do, dân chủ và thịnh vượng nhất thế giới ngày nay. 

Câu chuyện thành công của nước Mỹ, đúng như Roger Rosenblatt viết, đã bắt đầu từ một giấc mơ chung: Giấc Mơ Người Mỹ hay American Dream như chúng ta thường nghe gọi bằng tiếng Anh. American Dream được định nghĩa trong tự điển Wordsmyth như là “một lý tưởng của người Mỹ, nhờ đó, con người nhận được sự giàu có vật chất, bình đẳng, tự do, và các giá trị tương tự (the American ideal that any man or woman may obtain material wealth, equality, freedom, and the like)”. 

American Dream đã giúp nhân dân Mỹ chiến thắng đạo quân tinh nhuệ của Anh Hoàng George III trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1775-1783), đã giúp nhân dân Mỹ vượt qua những bất đồng kinh tế chính trị sâu sắc trong thời kỳ chiến tranh nội chiến (1860-1865), đã giúp đưa nước Mỹ trở nên quốc gia có lợi nhất sau cả hai cuộc chiến tranh thế giới.
American Dream là giấc mơ mà những người cha sáng lập của quốc gia Hoa Kỳ từng ôm ấp và theo đuổi: Tự Do, Dân Chủ và Cường Thịnh. Tổng Thống đầu tiên George Washington đã từng dặn dò: “Tôi mong được thấy Hoa Kỳ mãi mãi là đất nước của tự do và công lý”. Tượng đài kỷ niệm Tổng Thống George Washington được kiến trúc dựa theo tinh thần độc lập, tự chủ và vươn lên đó. 

American Dream là giấc mơ bình đẳng mà Mục Sư Martin Luther King đã đọc trên thềm đài kỷ niệm Lincoln ngày 28 tháng 8 năm 1963: “Tôi mơ một ngày, trên đồi Georgia, con cháu của những người nô lệ cũ, và con cháu của những chủ nô cũ, ngồi lại với chung một bàn trong tình huynh đệ...Tôi mơ một ngày, bốn người con của tôi sẽ được sống trong một đất nước, nơi đó, chúng sẽ không bị phán xét do màu da mà chính bằng tư cách riêng của chúng”. 

American Dream, qua nhiều thời đại, từ những người trên chiếc tàu Mayflower cho đến hôm nay, đã được làm phong phú thêm để trở thành một bản sắc văn hóa, một truyền thống đặc biệt của quốc gia này. 

Trở về với lịch sử Việt Nam, tổ tiên chúng ta, ông bà chúng ta đã bao giờ mơ và theo đuổi Giấc Mơ Việt Nam chưa?
Trong lúc khó có thể so sánh giữa 380 năm dựng nước của Hoa Kỳ thời hiện đại với gần 5 ngàn năm lịch sử Việt Nam, qua bao nhiêu thăng trầm thay đổi, chúng ta vẫn vững tin rằng tổ tiên chúng ta, không những đã mơ mà còn từng đeo đuổi giấc mơ độc lập, tự chủ và cường thịnh như thế từ nhiều ngàn năm trước. 

Giấc Mơ Việt Nam là giấc mơ của những người để lưng trần, tóc cắt ngắn, đóng khố che thân, đầu đội mũ lông chim Hồng, tay ẵm đàn con Lạc Việt, vượt bao nhiêu núi rừng ghềnh thác trong cuộc Nam tiến đầy gian nan nhưng vô cùng hiển hách, từ vùng Nam Hoa di dân xuống lưu vực sông Hồng cách đây 48 thế kỷ. Trong lúc bao nhiêu bộ tộc Bách Việt khác đã hoàn toàn bị tiêu diệt hay đồng hóa vào những tỉnh, những huyện như Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến của Trung Quốc ngày nay, giòng giống Lạc Việt qua bao độ thăng trầm, vẫn tồn tại và trưởng thành nên quốc gia Việt Nam độc lập và tự chủ. 

Giấc Mơ Việt Nam là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh Hòa Bình. Nơi đó, ngay từ 20 thế kỷ trước Công Nguyên, tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhọn, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng. Từ thuở nhân loại còn trong buổi sơ khai, tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ xấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên (một mẹ trăm con, chung cùng bọc trứng) làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa, bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, đã bắt đầu từ thời xa xưa đó. 

Giấc Mơ Việt Nam là giấc mơ của những bàn tay khối óc xây dựng nên nền văn hóa Đông Sơn, bắt đầu từ hàng ngàn năm trước, trải dài đến thời điểm cực thịnh vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Những chiếc trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lữ được chạm trổ tinh vi đánh dấu một thời đại vàng son trong tiến trình phát triển văn minh nhân loại. Những cổ vật quý giá đó, không phải chỉ là những biểu tượng cho văn minh dân tộc chúng ta mà còn đại diện cho cả nền văn minh vùng Nam Á đương thời. Chính tinh thần văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn đã hun đúc thành sức mạnh dân tộc, để các thế kỷ sau đó, đủ sức đối kháng với sự xâm lăng thô bạo của các nguồn văn hóa mang ý đồ đồng hóa phát xuất từ phương Bắc. 

Thật vậy, mặc dù hơn một ngàn năm trong bóng đêm nô lệ nhà Hán, nhà Ngô, nhà Đường với bao nhiêu cực hình đày đọa, sáng xuống bể tìm ngọc châu, chiều lên non săn ngà voi, trầm hương, châu báu, dân tộc Việt vẫn bảo vệ được tính độc lập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt trong sáng và thuần nhất. Đất nước chúng ta đã hơn một lần bị mất đi và giành lại được nhưng chúng ta hãnh diện nói lớn rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ bị mất gốc. Hiếm có trên một đất nước nào, ở đó, tên của một con sông, một ngọn núi, một thôn làng, cũng có thể làm cho người dân khi nhắc đến phải rơi nước mắt. Những Phong Hóa, Nam Quan, Mê Linh, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Thiên Trường, Diên Hồng, Chi Lăng, Lam Sơn, Đống Đa, v.v... không phải chỉ đơn giản là những địa danh lịch sử, mà hơn thế nữa, còn là là nơi giữ gìn anh linh hùng khí của dân tộc chúng ta. Hình ảnh những chiếc búa, những chiếc rìu, những mũi thương, mũi đao, mũi tên bằng đồng đào được ở vùng Trung Châu, Bắc Việt, ở Sông Bạch Đằng, dọc Ải Nam Quan không chỉ là những cổ vật mà còn là chứng tích của bao nhiêu trận mạc, bao nhiêu cuộc chiến đấu, bao nhiêu máu xương và nước mắt của tổ tiên Lạc Việt đã đổ xuống trước áp lực của các triều đại Bắc phương xâm lấn khác. 

Giấc Mơ Việt Nam là giấc mơ của hai người phụ nữ Việt đất Mê Linh uy danh lừng lẫy, đã can đảm thắp lên ngọn lửa tự do cho dân tộc. Một ngàn năm trăm năm trước Jeanne d'Arc, người phụ nữ Pháp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách cai trị của người Anh, tại vùng Đông Á đã có hai người phụ nữ Lạc Việt, Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa chống nhà Hán và lập nên một triều đại huy hoàng. Dù chỉ trị vì được 3 năm, tinh thần “giặc đến nhà đàn bà phải đánh” của hai bà đã trở thành truyền thống yêu nước tồn tại đến ngày nay. 

Giấc Mơ Việt Nam là giấc mơ của các bô lão được Vua Trần Thánh Tông triệu đến Điện Diên Hồng để hỏi ý trước cuộc xâm lăng của đại quân Mông Cổ vào tháng Chạp năm 1284. Lần đầu tiên trong lịch sử, sức mạnh dân tộc Việt thể hiện không chỉ bằng lòng yêu nước nhưng còn bằng tinh thần dân chủ. Chính sức mạnh tổng hợp vô địch của lòng yêu nước và tinh thần dân chủ đã đẩy lui bao nhiêu vạn hùng binh Mông Cổ trong ba cuộc chiến chống quân Nguyên lừng lẫy. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã cảm khái sau cuộc kháng Nguyên lần thứ hai:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông muôn thưở vững âu vàng

Giấc Mơ Việt Nam là giấc mơ của Bình Định Vương Lê Lợi sau ba lần tổn thất phải lui về tử thủ Chí Linh. Quân kháng chiến đã phải đào củ chuối, giết ngựa chiến mà ăn. Suốt mười năm nằm gai nếm mật đầy hy sinh gian khổ, khi hòa khi chiến, lúc cương lúc nhu, tổ tiên chúng ta trong thời đại nhà Lê cuối cùng đã giữ được Giấc Mơ Việt Nam còn sống. Nguyễn Trãi đã kết luận trong Bình Ngô Đại Cáo: “Xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, càn khôn bĩ rồi lại thái, nhật nguyệt hối rồi lại minh, ngàn năm vết nhục nhã sạch làu, muôn thuở nền thái bình vững chắc, âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ”. Sử gia Phạm Văn Sơn trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã nhận xét về Giấc Mơ Việt Nam: “Và cũng có thể nói rằng những cuộc hưng vong thê thảm này đã hun đúc cho dân tộc chúng ta một tinh thần tranh đấu bền bỉ, để tồn tại đến ngày nay, oanh liệt dưới vòm trời Đông Nam Á”. 

Một điều hiển nhiên rằng, nếu tổ tiên chúng ta không có Giấc Mơ Việt Nam thì ngày nay Dân Tộc Việt Nam đã không còn là dân tộc Việt Nam nữa, và đất Nước Việt Nam đã không còn là đất Nước Việt Nam nữa.
Thế nhưng, các thế hệ con cháu Hùng Vương, trong cũng như ngoài nước ngày nay, có còn biết mơ, có còn biết sống với giấc mơ, có còn biết theo đuổi một Giấc Mơ Việt Nam như bao nhiêu thế hệ Việt Nam trước chúng ta đã hằng ôm ấp và theo đuổi hay không? 

Nếu có, xin hãy cùng tôi mơ.
Một ngày, những khách du lịch nước ngoài sẽ không còn vội vã dừng xe bên những cánh đồng lúa cằn khô ở Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thái Bình để chiêm ngưỡng hình ảnh một bác nông phu, con trâu già với chiếc cày để lại từ thời Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp. 

Xin hãy cùng tôi mơ, một ngày, trên màn ảnh truyền hình của các chương trình du lịch sẽ không còn chiếu cảnh những chiếc ghe bầu với cánh buồm mang hàng trăm mảnh vá, đang bồng bềnh trên Vịnh Hạ Long. 

Tại sao? Bởi vì, người du khách thu hình bác nông phu đang cày ruộng, sẽ không bao giờ ghi được và hiểu được một điều quan trọng, rằng phía sau vẻ đẹp thiên nhiên, bên trong chiếc áo bà ba đen, chiếc khăn rằn vắt ngang cổ, chiếc nón lá rách viền, là một thân thể Việt Nam đẫm ướt mồ hôi với hàng trăm vết hằn in sâu trong da thịt già nua của bác. Cuộc đời bác nông phu, có thể là người lính già trở về sau trận Điện Biên, Hà Nam, Hà Bắc, giống như bao nhiêu thế hệ nông dân Việt Nam trước bác, đã chịu đựng cảnh nghèo nàn, lao khổ. Họ là thế hệ đã bị lãng quên và lừa gạt về những chân trời không bao giờ có thực. 

Tương tự, những khán giả truyền hình xem những chiếc thuyền buồm, thoạt trông vô cùng thơ mộng, đang lênh đênh giữa Vịnh Hạ Long, sẽ không bao giờ biết được rằng, bên trong chiếc ghe bầu cũ kỹ kia là một đám dân chài cùng khổ. Họ là những con người không biết đến hai chữ tương lai. Họ không đủ cơm để ăn, áo để mặc. Họ được sinh ra ở hầm ghe, ăn đó, ngủ đó, cưới nhau đó, sinh con đẻ cái và lớn lên từ đó. Không thể gọi cảnh bác nông phu đang cày ruộng, cảnh những chiếc thuyền buồm trôi lênh đênh kia là nét đẹp Việt Nam. Những cảnh đó không đại diện cho một quê hương Việt Nam gấm vóc với gần năm ngàn năm văn hiến. Hình ảnh chiếc thuyền buồm, con trâu, cái cày chỉ nói lên sự buồn thảm, tuyệt vọng của một dân tộc không có một cơ hội để vươn lên. Những cảnh đó, có thể đẹp và lạ với người nước ngoài nhưng đối với những người Việt Nam tự trọng, là một sỉ nhục. Những cảnh đó chỉ nói lên sự lạc hậu của một nền kinh tế đứng yên tại chỗ từ bao nhiêu thế kỷ và tố cáo sự bất lực, thờ ơ, của một nhà cầm quyền vô trách nhiệm. 

Xin hãy cùng tôi mơ, một ngày, trên đất Nước Hùng Vương, sẽ không còn cảnh hàng trăm em bé Việt Nam đói khát đang ngồi chờ những đồng bạc lẻ trên những bậc tam cấp ở Chùa Hương, trong sân Nhà Thờ Đức Bà, trong những quán ăn của người ngoại quốc, giữa Chợ Bến Thành, ngoài đường phố Sài Gòn, Hà Nội. Một ngày, người dân Việt sẽ không còn mắt thấy tai nghe thảm cảnh tuổi thơ Việt Nam giành giật chém giết nhau chỉ vì một chén cơm thừa, một tô canh cặn. Những con cháu Hùng Vương đáng thương kia sẽ có cơ hội đến trường như bao nhiêu triệu trẻ thơ khác trên thế giới. Các em sẽ lớn lên trong thanh bình, tự do, no ấm. Tâm hồn Việt Nam trong sáng của các em sẽ không còn bị những chủ thuyết ngoại lai nhuộm đen, nhuộm đỏ. Hạt mầm trí thức xanh tươi của các em sẽ không còn bị đầu độc bằng những liều thuốc hận thù, rẽ chia, ganh ghét. Giòng sông chảy róc rách qua tâm hồn các em không phải là Sông Gianh phân cách hay Bến Hải chia đôi, mà là giòng sông huyết thống Lạc Hồng bắt đầu tận cội nguồn Dương Tử từ 48 thế kỷ trước đây. Bài hát các em hát mỗi ngày không phải bắt đầu bằng những lời hô hào đấu tranh giai cấp mà sẽ bắt đầu bằng lòng kính nhớ đến ơn đức tổ tiên, công ơn cha mẹ, tình thương yêu dành cho đồng bào ruột thịt và kết thúc bằng ý chí vươn lên sánh ngang vai cùng thời đại con người đang không ngừng đổi mới. 

Xin hãy cùng tôi mơ, một ngày, những mục đích đấu tranh vì tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, cơm áo mà dân tộc ta đang theo đuổi hôm nay sẽ không còn cần thiết, hay ít ra không còn là một ưu tiên tối thượng nữa.
Một ngày, những khái niệm, những phạm trù chính trị cộng sản, quốc gia, cách mạng, phản cách mạng, thanh trừng, cải tạo, ly khai, phản động, một thời vốn là những ám ảnh nặng nề trong tư duy, trong cảm xúc của mỗi người Việt Nam, sẽ không còn là những vấn đề đáng quan tâm nữa. 

Một ngày, các chế độ độc tài đã thật sự tàn lụi và nền dân chủ đã mạnh khỏe lớn lên. Các nhà tù chính trị đã được san bằng và cũng từ trên đó, nhiều trường đại học, viện hàn lâm vừa được dựng nên. Người dân Việt sẽ không còn nghe nhắc về những bản án dành cho những người ly khai chống đối. Nhân dân Việt Nam sẽ chẳng còn ai bận tâm về chuyện Bắc Nam. Những con số thống kê sẽ không còn là dụng cụ tuyên truyền mà là những con số nói lên thành quả. 

Một ngày, nhà thờ, chùa chiền, thánh thất sẽ thật sự là nơi rao giảng đức tin và tinh thần Chân Thiện Mỹ. Các Thầy, các Cha sẽ là những người dìu dắt, những chủ chăn của tín đồ, giảng cho họ bằng ngôn ngữ của thương yêu và tương kính.
Một ngày, những vướng mắc lịch sử, một thời xé nát trái tim dân Việt, thật sự đã đi vào lịch sử. Trên đất Nước Hùng Vương của thời đại mới, trọng tâm của các nhà lãnh đạo một Nước Việt Nam Mới là xây dựng và phát triển đất nước thành một cường quốc đa phương được thế giới kính nhường, một đất Nước Việt Nam có ý thức cao về dân chủ, độc đáo và sáng tạo về văn hóa, vững mạnh về kinh tế, hiện đại về khoa học kỹ thuật và chan hòa tình dân tộc. 

Việt Nam sau hơn một phần tư thế kỷ, như nhà văn Dương Thu Hương đã viết: “trên dải đất này vẫn chỉ nghe rõ tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen trên các nghĩa địa nối dài từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Con chim ngậm cành ô-liu kia còn lẩn khuất nơi chân trời mù sương nào đó. Trên dải bờ xa xôi. Và chờ đợi bình minh”. Vâng, nếu chỉ nhìn vào thế hệ Cách Mạng mùa Thu 1945, thế hệ Điện Biên 1954, hay thế hệ gọi là “chống Mỹ cứu nước” còn sống sót hiện nay để trông chờ một cuộc cách mạng dân tộc, thì đó quả là một thực tế bất hạnh cho đất nước. Bởi vì điều đó sẽ không bao giờ đến.
Những thế hệ 45, thế hệ Điện Biên dù ở miền Bắc hay miền Nam đều kiệt sức như nhau. Họ là những múi chanh đã bị vắt đến khô cằn, xơ xác. Họ là những dây cung đã hết độ đàn hồi. Những chiếc bóng già nua thu mình trong căn nhà tập thể với những đồng tiền hưu cố định, chua xót nghĩ về hàng triệu anh em đồng chí đã thật sự làm ma ở Hà Bắc, Sông Lô, Trường Sơn, Khe Sanh, An Lộc. Có chăng, một vài tiếng rên u uất vang lên đâu đó không đủ mang lại sinh lực cho một thế hệ đã kiệt mòn năng lực. Có chăng, một vài ngọn đèn le lói được thắp lên từ những căn phòng tập thể, không đủ xua đi bóng đêm dày đặc mấy mươi năm đã phủ trùm trên đất nước. 

Nhà thơ Tạ Ký, một nhà thơ miền Trung thuộc thế hệ 45, dù may mắn ở lại miền Nam, cũng chua chát nhìn lại thời hăng say cách mạng của ông:
Thời gian qua đã ba chục mùa Xuân
Trai mười tám tóc ngả màu sương gió
Những đêm đô thành men cay mắt đỏ
Nhìn trong ly bỗng thấy bóng mình xưa
Gác trọ buồn thiu nằm khểnh nghe mưa
Xót thân thế, nhớ từng thằng bạn học
Ngâm thơ người xưa đau mình cô độc
Rồi áo cơm thay thế chuyện giang hồ
Đôi lúc buồn tình làm một bài thơ
Bốn lăm!
Bốn lăm!
Những kẻ ra đi, những kẻ đang nằm
Những kẻ chết, những kẻ còn vất vưởng
Chúng ta làm gì?
Thuyền trong cơn gió chướng!

Đúng thế, tâm trạng của nhà thơ chắc chắn cũng là tâm trạng của những ai đã một thời hăng say chiến đấu, hăng say khăn gói lên đường tập kết ra miền Bắc, để rồi sau cuộc chiến trở thành những kẻ đứng bên lề. Những kẻ sống sót chắc chắn đã “sáng mắt sáng lòng” nhưng không đủ can đảm để nói lên sự thật, không đủ can đảm tố cáo sự lọc lừa phản bội của giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam. 

Chế Lan Viên, sau mấy mươi năm làm thơ ca tụng đảng, cuối cùng đã viết hàng loạt bài thơ để thú nhận tội đồng lõa của chính mình, trong đó có bài “Tôi? Ai?” dưới đây:
Mậu Thân, 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ.
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.

Tuy nhiên, dù hoàn cảnh đất nước còn bất hạnh, một điều rất thật, rằng con chim ngậm cành ô-liu mà nhà văn Dương Thu Hương ám chỉ, vẫn chưa chết.

Dù còn lẩn khuất bên kia khu rừng già hay dưới chân trời xa, Giấc Mơ Việt Nam vẫn còn sống trong lòng nhiều triệu người dân Việt. Trong lòng mỗi người Việt Nam vẫn còn đó một giấc mơ về một Việt Nam Mới dân chủ, nhân bản và hiện đại.
Cuộc cách mạng nào cũng thế, đều bắt đầu từ một nhu cầu, một giấc mơ thời đại, và được biến thành hiện thực từ những người cùng ôm ấp một giấc mơ của thời đại đó. Việt Nam đang cần, không phải là những đổi mới nửa vời, nhưng là một cuộc cách mạng Dân Tộc, Dân Chủ và Nhân Bản thật sự, toàn diện và triệt để. 

Và một trong những lực lượng chủ yếu để biến mơ ước hôm nay thành bão tố cách mạng không ai khác hơn là tuổi trẻ.
Gần sáu chục triệu tuổi trẻ Việt Nam (65 phần trăm của dân số Việt Nam trong và ngoài nước), dù đang ngồi trong giảng đường đại học xứ người hay đang chăm lo đèn sách nơi quê nhà, rồi vẫn phải vươn vai gánh lấy trách nhiệm lịch sử để ngậm cành ô-liu về trên quê hương đầy bất hạnh của họ. 

Quốc Gia Do Thái không chỉ được thành lập từ những người lính nhảy dù xuống Palestine vào buổi sáng tháng 5 năm 1948 nhưng một phần không nhỏ từ túi tiền của những nhà tài chánh Mỹ gốc Do Thái đang làm việc trên Wall Street ở New York, từ những khối óc đang ngồi trong các giảng đường Harvard, từ sự vận động của những nghị sĩ, dân biểu, bộ trưởng gốc Do Thái đang nằm trong các cấp lãnh đạo chính quyền Mỹ, Anh, Pháp, và từ những đóng góp máu xương của hàng triệu người Do Thái lưu dân khắp thế giới. Tuổi trẻ Việt Nam cũng thế, những tinh hoa dân tộc Việt đang lưu lạc khắp bốn bể năm châu, chắc chắn một ngày sẽ cùng với anh em, bè bạn cùng thế hệ trong nước, bằng tài năng và bằng khối óc, ra sức phục hồi sức sống Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam, dù sinh ra ở Hà Nội, Sài Gòn, ở trại tỵ nạn hay lớn lên ở Paris, Boston, London, trái tim của họ vẫn cùng chung một nhịp đập và lòng họ đều ôm ấp một giấc mơ chung: Giấc Mơ Việt Nam. Đàn nai tơ Việt Nam đáng yêu kia, dù đi lạc trong rừng già tăm tối, vẫn dể dàng nhận ra nhau qua tiếng hú thân quen, để rồi từ đó cùng đưa nhau về bên dòng suối mát Mẹ Việt Nam. 

Tuổi trẻ Việt Nam là thế hệ của những kẻ biết bay, biết vượt thoát ra khỏi ao tù nước đọng của quá khứ. Tuổi trẻ Việt Nam, khi bước qua sông, không mang theo trên lưng chiếc ghe quá khứ nặng nề như các thế hệ cha anh. Tâm hồn họ trong sáng như ước mơ của đời họ. Những gì nên giữ họ sẽ giữ và những gì cần phải xóa bỏ, họ sẽ không ngần ngại đập đổ đi mà không hề nuối tiếc, vấn vương công sức. Hành trang trên vai của họ là một tương lai đất nước đầy hy vọng. Họ sẽ dắt tay nhau đi về phía chân trời có thực, đó là bình minh cho một đất nước Việt Nam Mới. 

Dân tộc Việt Nam, sau bao nhiêu chịu đựng, xứng đáng để có và chắc chắn sẽ có một cơ hội tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Giọt nước mắt vui mừng cuối cùng sẽ nhỏ xuống để làm tràn Giấc Mơ Việt Nam. Đêm liên hoan của lịch sử dân tộc sẽ không còn xa xôi nữa.
Xin hãy cùng tôi mơ.

TRẦN TRUNG ĐẠO

Ngọc Đan Thanh, Theo Mệnh Nước Nỗi Trôi

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

NGỌC ĐAN THANH: CÔ GÁI NGỌC VỚI TRÁI TIM HỒNG


Nhân chuyến đi hát ở WA-DC của nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh cùng với Hương Thủy & Mélanie Nga My tại nhà hàng Fortune và đồng thời cũng là dịp 
gặp gỡ anh chị em giới truyền thông và nhóm phim ảnh (Vietnam Film Club)tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. 
Người phụ trách "Tin Sách" - (của Câu Lạc Bộ VLAC & Tủ Sách 
Tiếng Quê Hương) Trịnh Bình An (WA-DC) - đã dành cho trang Văn HọcNghệ Thuật bài viết về nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh với nét nổi bậtvà đáng yêu... 
Qua bài viết này có thể góp một phần nào giúp khán thính giả có thể tìm thấy thêm một số đặc điểm thật khiêm tốn,
cung cách hài hòa, khiêm cung của nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh. 
NVTB
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
(Xưa nay hỏi có ai không chết?
Hãy để lòng son chiếu sử xanh)
Lấy chữ “đan” và chữ “thanh” trong  câu thơ của Văn Thiên Tường ghép lại sẽ được chữ “đan thanh”. Như một ngẫu nhiên định mệnh, cuộc đời của nữ nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của câu thơ.
Cùng nổi trôi theo vận mệnh đất nước, Ngọc Đan Thanh là một trong rất hiếm hoi những nghệ sĩ sân khấu đã dâng hiến trọn cuộc đời cho Dân Tộc, cho Nghệ Thuật và cho Tự Do.
Không ai có thể phủ nhận Ngọc Đan Thanh là một nữ nghệ sĩ thanh sắc vẹn toàn, một viên ngọc quý lóng lánh trên sân khấu cải lương và thoại kịch. Thế nhưng, cũng không ai quên rằng tại miền Nam Việt Nam trước 1975, cải lương nói riêng, nghệ thuật sân khấu nói chung, đã có nhiều nữ nghệ sĩ tài danh hơn như Bạch Tuyết, Thanh Nga, Lệ Thủy, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh… cái tên Ngọc Đan Thanh vào lúc đó không đủ khiến khách hâm mộ kìn kìn kéo vô rạp.
Vậy mà 40 năm sau, trong khi những tên tuổi kia dần đi vào quên lãng, hay chỉ còn là một vang bóng trong lòng người thưởng ngoạn, Ngọc Đan Thanh lại được nhiều người nhắc đến một cách hết sức trìu mến, thân thương; không những thế, dường như trong đó còn pha chút tự hào, hãnh diện.
Không hãnh diện sao được khi đất Việt đã có một người con tuyệt diệu như Ngọc Đan Thanh: có tài nhưng không kiêu căng, có sắc nhưng không sa đà, nhưng trên hết, là tấm lòng yêu nghề, yêu người hiếm có. Tình yêu ấy đã phát khởi rất sớm ở người con gái có tên Ngọc Huệ, khi cô quyết định gia nhập binh chủng Biệt Động Quân năm 1968. Dù không là lính xông pha lửa đạn, cô cũng phải dầm mưa dãi nắng, chấp nhận đánh đu mạng sống để đi phục vụ suốt ba năm ròng cho các chiến sĩ VNCH trên khắp các vùng chiến thuật.
Thật khó tưởng tượng từ khuôn mặt mềm mại và dáng vẻ với những nét “đan thanh”, người con gái ấy lại sở hữu một sự gan dạ ít thấy ở phụ nữ. Soạn giả cải lương Nguyễn Phương kể chuyện Ngọc Đan Thanh từng đóng phim kiếm hiệp có tựa đề “Báo Kiếm Rửa Hận Thù” do hãng phim Mỹ Ảnh thực hiện năm 1972. Để quay cảnh phi thân lên cây, cô phải làm động tác từ trên cao nhảy xuống để sau đó máy sẽ chiếu cảnh quay ngược lại. Ngọc Đan Thanh đã nhảy xuống từ một cành cây cách mặt đất trên bảy, tám thước. Dù bên dưới là nhiều thùng giấy carton rỗng, bên trên để hai tấm nệm mousse, nhưng làm được điều ấy ở một thiếu nữ chân yếu tay mềm là điều không hề dễ dàng. Soạn giả Nguyễn Phương khi hồi tưởng lại chuyện cũ đã phải thốt lên rằng: Mấy ai có thể diễn xuất “hiên ngang” như Ngọc Đan Thanh!
Sau năm 1975, Ngọc Đan Thanh, lại một lần nữa đánh đu số mạng, nhưng lần này là để vượt thoát, đi tìm tự do.
Trinh. Binh` An

**


Tiểu Sử


– NGỌC ĐAN THANH tên thật là Lê thị Huệ
– Nghệ sĩ tân cổ nhạc, diễn viên kịch nghệ, tài tử điện ảnh, chuyển âm phim, emcee, xướng ngôn viên truyền hình.
– Sinh năm 1952 tại Sài Gòn
– 1964-65: Theo học cổ nhạc với thầy Năm Đờn.
– 1965-68: Hát cho ban cải lương Thành Công trên đài phát thanh Quân Đội và đài phát thanh Sài Gòn. Cộng tác với Tiếng Chim Gọi Đàn (chương trình Chiêu Hồi) sau trở thành đài Mẹ Việt Nam.
– 1968-71: Sau Tết Mậu Thân, gia nhập ban văn nghệ Hoa Rừng của binh chủng Biệt Động Quân, thường xuyên trình diễn tân nhạc tại các tiền đồn và các trung tâm huấn luyện.
– 1971-75: Rời Biệt Động Quân, gia nhập Tiểu Đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị, tiếp tục công tác trình diễn văn nghệ tại tiền đồn.
– Thường xuyên xuất hiện trên truyền hình với các ban kịch Thép Súng, Bảo Ân, Phương Nam (soạn giả Nguyễn Phương), ban kịch Vũ Đức Duy, Trắng Đen (của nghệ sĩ Phúc Lai), ban kịch Vũ Huân, ban kịch Bích Thuận, ban kịch Thẩm Thúy Hằng, cải lương Phụng Hảo, Thanh Lịch, ban kịch La Thoại Tân v.v…
– Về hoạt động phim ảnh, xuất hiện trong các phim Báu Kiếm Rửa Hận Thù (của Trương Dĩ Nhiên), Long Hổ Sát Đấu (của Trần Quốc Bình), Vực Nước Mắt (của Như Mai- Kim Hoàng), Xóm Tôi (của Phạm Hoàng Kim) v.v…
– Tháng 8/1975 -79: cộng tác với đoàn kịch nói Kim Cương.
– 1980-87: Sau một thời gian ngưng trình diễn, trở lại sân khấu cải lương với các đoàn Sông Bé (của cậu Ba Bầu Xuân), đoàn Thanh Minh Thanh Nga, đoàn cải lương Trần Hữu Trang.
– Ngày 22 tháng 5/1988: vượt biên đến đảo tỵ nạn Pulau Bidong, Malaysia.
– Ngày 9 tháng 2/1990: Đặt chân đến Hoa Kỳ, định cư tại California. Hai tháng sau, cộng tác với trung tâm băng nhạc Người Đẹp Bình Dương trong một số băng video ca nhạc.
– Tháng 10/1990: Bắt đầu chuyển âm các phim bộ Hồng Kông của Ánh Hằng (con gái nữ kịch sĩ Túy Hồng), sau cộng tác với Việt Thảo trong những phim bộ Đài Loan.
– Từ 2009 đến nay, cộng tác với Vina Film trong các phim bộ Đại Hàn.
– 2001: Trở lại sân khấu cải lương với những buổi trình diễn tại Orange County và các tiểu bang Hoa Kỳ do nghệ sĩ Chí Tâm tổ chức.
– 2007: Xuất hiện trên video của trung tâm Thúy Nga với những vở kịch, cải lương và tân nhạc.
– 2010: Cộng tác với đài truyền hình SET tại Orange County với vai trò xướng ngôn viên tin tức, sau chuyển sang đài SBTN, diễn đọc thêm một số chương trình đặc biệt trong đó có chương trình “Theo Cùng Mệnh Nước Nổi Trôi”. Thời gian này cũng làm emcee với trung tâm Asia cho đến nay. Trên đài SBTN, còn thực hiện chương trình Tiếng Tơ Đồng với nghệ sĩ Chí Tâm, phát hình mỗi thứ Bẩy hàng tuần với nội dung diễn giải, trình bầy, để bảo tồn cổ nhạc Việt Nam tại hải ngoại.

Hành Trình Vào Đời


Lên truyền hình lầu đầu tiên lúc chỉ mới 14 tuổi, bé gái Lê Thị Huệ – trong vai cháu của bà nội (nghệ sĩ) Bạch Huệ đang đau nặng, đã khóc sướt mướt như chưa từng được khóc. Và vẫn tiếp tục khóc cho dù cảnh đã hết, cho dù được nhắc nhở vai diễn đã xong.
“Thật không hiểu điều gì đã khiến Thanh hốt vai và diễn xuất tài tình như vậy, Lê Thị Huệ tức nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh kể lại một kỷ niện vui từ hàng chục năm trước ở Sài Gòn.
Và suốt từ lần diễn nhớ đời đó cho đến nay ở tuổi mà phần lớn các nghệ sĩ – nếu không lui vào hậu trường hay nghỉ ngơi, thì người con gái xuất thân xóm Nguyễn Cư Trinh thủa nào lại ngày càng rộn ràng sinh hoạt chạy show, từ sân khấu cải lương kịch nghệ, ca nhạc truyền hình, chuyển âm lồng tiếng kể cả làm xướng ngôn viên truyền hình và emcee … khiến cho chị được bạn bè ưu ái tặng cho danh hiệu “Loài Hoa Nở Muộn.”
***  

 Ngọc Đan Thanh, Theo Mệnh Nước Nỗi Trôi



Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới

Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
Kính chúc quý chiến hữu, thân hữu và văn thi nhạc hữu
GIÁNG SINH 2017 AN BÌNH - NĂM MỚI 2018 HẠNH PHÚC 
Cao Nguyên 


Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Tổ Quốc Là Gì ?



Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi
Tổ quốc là gì, mà trước khi chết, Frederic Chopin, nhà soạn nhạc lừng danh của Ba Lan (1810 – 1849) cứ khắc khoải dặn dò trong lúc đau yếu, rằng hãy mang trái tim của ông về chôn cất ở quê nhà? Lưu lạc ở Pháp và Anh suốt trong 20 năm, nhưng Chopin luôn ngóng về đất mẹ, kể từ cuộc nổi dậy của người Ba Lan trước ách xâm lược của đế quốc Nga (1831).
Khi nghe tin cuộc cách mạng thất bại, dẫn đến việc hàng ngàn người Ba Lan phải ra đi lánh nạn, Chopin đã khóc và viết bản Etude cung Đô thứ (Op. 10, No. 12), còn gọi là bản etude Cách mạng, để ghi lại như một dữ liệu âm nhạc cho lịch sử đau thương của tổ quốc mình.
Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi
Với một nghệ sĩ cello tài danh, được cả thế giới chào đón như Mstislav Rostropovich (1927 – 2007), nơi nào cũng có thể là nhà, nhưng năm 1978 khi bị chính quyền Liên Xô cũ tước quyền công dân Nga, không cho trở về quê hương vì thái độ bất đồng chính kiến, ông đã đau khổ nói rằng “Nước Nga mãi trong trái tim tôi. Vậy mà tôi đã không thể quay lại để nhìn thấy tổ quốc và bạn bè của mình”.
Nhưng sau đó, năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Rostropovich vội vã tìm cách bay trở lại Nga, xin một khẩu súng để được chiến đấu cho quê hương mình không còn chịu ách độc tài nữa. Lúc đó ông 54 tuổi, và đang được nhiều quốc gia như Anh, Canada, Nhật, Mỹ… sẵn lòng mời ông làm công dân danh dự của nước mình.
Tổ quốc, trong mỗi con người, ắt hẳn đều có những lý lẽ riêng cho sự ràng buộc lạ kỳ đó. Có thể đó là những lý lẽ dài dòng, hoặc chỉ là những cảm giác mơ hồ nhưng khó thể chối bỏ. Tổ quốc có thể gợi nhớ bằng hạnh phúc hay đau thương nhưng ký ức đó thì sẽ mang theo đến tận cuối đời như một món nợ trong tâm thức về nơi chốn.
Năm 2008, trong một bài nói chuyện về lòng ái quốc tại bang Missouri, ông Barack Obama đã nói với những người rất trẻ về tổ quốc và một tình yêu cho nó “khi đối diện với mất mát và hy sinh, con người trong một đất nước không bỏ chạy, không né tránh mà lại càng gắn kết với nhau hơn để đứng dậy, đó là tình yêu cho Tổ quốc”.
Nước Mỹ là một quốc gia phải nói nhiều về tình yêu tổ quốc và giáo dục kiên trì ý tưởng đó, bởi đó là quốc gia của những người nhập cư, bao gồm nhập cư từ chính các nước có tư tưởng thù địch với họ. “Hãy bắt đầu bằng những ký ức đẹp đẽ nhất mà bạn đã sống trên đất nước này, gìn giữ nó bằng cảm giác đơn sơ nhất, thậm chí có thể bỏ ngoài tai các lời tuyên bố hay tranh cãi của các chính trị gia”, ông Obama nói.
Tổ quốc – đất mẹ
Thật bí ẩn khi đem vào tâm trạng của con người nỗi buồn ngập đến lúc ra đi, khi thấy mình bất lực. Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888 – 1939) lúc say, đã giắt tấm bản đồ nước Việt rách ở lưng quần, lang thang ca hát nghêu ngao “Dù như sông cạn đá mòn. Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa” (Thề non nước).
Đất mẹ dưới ách thực dân, quan tham dẫy đầy, quân dữ lao nhao, người Việt không còn thương nhau, tổ quốc điêu linh, người trí thức nếu không viết xuống bằng thơ văn, thì biết phải làm sao?”
Tổ quốc là gì mà đời mình phải nhớ, đời sau phải giữ? Nguyễn Phi Khanh (1335 – 1428) khi kháng chiến chống quân Minh xâm lược nước Việt bị bắt, giải qua biên giới chịu tội đã quay lại dặn Nguyễn Trãi (1380 – 1442) rằng hãy quay về tìm cách diệt giặc cứu giang sơn. Trong Hận Nam Quan của nhà thơ Hoàng Cầm có hát lại lời xưa: Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan./ Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt,/ Cha nguyện cầu con lấy lại giang san…
Với những người ghi danh trong lịch sử thì đã vậy, còn với từng con người Việt bình thường, tổ quốc là gì trong trái tim họ? Cô bạn có hơn 20 năm sống ở nước ngoài nói mỗi khi gần Tết Việt, nghe một khúc nhạc quê, nghe mùi hương trầm lại dậy lên nỗi nhớ nhà kinh khủng. Tổ quốc như một vết cắt trong tim, tưởng đã lành với nhiều người đi xa, nhưng không ngờ cứ nhói lên khi nghĩ đến.
Trong các cộng đồng người Việt xa quê, ngày Tết là ngày không thể quên. Nhiều khi Tết chỉ nằm trong trí tưởng tượng, Tết là ngày phiền toái vì phải trữ trong nhà những món ăn dài ngày không đúng theo luật vệ sinh của phương Tây, phải giải thích thật dài dòng cho lũ trẻ về một đất nước với nhiều huyền thoại mà ngày thường chúng không quen.
“Làm sao Việt Nam lại có những câu chuyện kỳ quái như một đôi vợ chồng lại đẻ ra trứng?” – “Nó là huyền thoại để ghi nhớ, để tìm hiểu về một quê hương có thật – mà dù lạ lùng đến thế nào chúng ta sẽ chấp nhận, phải giữ gìn, vì đó là nơi ông cha chúng ta sinh ra”, tôi nghe người cha trong gia đình giải thích cho đứa con sắp vào đại học, nói tiếng Việt đã ngọng nghịu.
Những câu chuyện về Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ánh… là gia sản lớn nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự hào nói với con cái mình – ở những vùng đất mà trẻ con hội nhập cuộc sống mới luôn nhanh và giỏi hơn, thậm chí dạy lại cho cha mẹ.
Quả là từng người Việt vẫn giữ gìn cho mình những điều không giải thích được về đất mẹ, dù khó lý giải được tận cùng các ý nghĩa. Cũng như mỗi người dù đi đâu, nơi nào, vẫn mang trong tim một gánh nặng yêu thương bí ẩn về quê hương, không dễ từ bỏ.
Lễ, Tết trong đời sống Việt xa quê, chỉ là dịp để gặp lại, để nhớ, để kết nối trong trí nhớ những ràng buộc mơ hồ về quê hương – mà đôi khi phải cố quên, nhưng thật dễ bùng lên thương nhớ. Một người bạn đã sống hơn 30 năm ở Mỹ kể rằng những năm 1970, số người Việt cứ báo bệnh, đồng loạt nghỉ vào ngày Tết âm lịch khiến nhiều công ty, hãng xưởng hoang mang, báo cho các cơ quan y tế về một bệnh dịch bí ẩn.
Sau này khi hiểu ra, nhiều nơi cũng châm chước vì đó là ngày không thể thiếu với cộng đồng Việt Nam. “Đôi khi, nghỉ cũng chẳng làm gì. Về nhà pha một ấm trà, ăn một cái bánh chưng và mất một ngày lương nhưng lại thấy vui, vì đó là phong tục xứ mình, phải giữ”, anh bạn Việt kiều kể lại.
Trong lịch sử hơn 2.000 năm không tổ quốc của người Do Thái. Tổ quốc – đất mẹ, là sự khắc khoải, là giấc mơ tìm về không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ. Từ những năm 60 trước Công nguyên, bị đế quốc La Mã xâm lược và xoá tên khỏi bản đồ thế giới, người Do Thái đã lưu lạc khắp nơi, và dù thành đạt ở đâu, đã quần tụ nơi nào… họ vẫn khát khao dựng lại quê nhà.
Trong Bài học Israel của nhà văn hoá Nguyễn Hiến Lê, điều mà mỗi người Do Thái cầu nguyện trước bữa ăn hay chào nhau, đều là “năm sau về Jerusalem”. Con cháu của những kẻ mất quê hương đó luôn được nghe và dạy nói như vậy, để biết và nhớ rằng mình có một tổ quốc.
Thật tuyệt vọng và viển vông với những người Do Thái góp tiền mua lại đất đai ở Palestine, dọn về xây dựng từ khô cằn và hoang mạc. Từ thế kỷ 19 đến sau đệ nhị Thế chiến, đến năm 1948 người Do Thái mới có cơ hội reo mừng dựng cờ trên đất mẹ, dù chung quanh đầy những quốc gia với tình trạng thù địch. Hôm nay, câu chào “năm sau về Jerusalem” vẫn được nhắc lại như một ký ức kiêu hãnh độc tôn của một dân tộc không từ bỏ tổ quốc của mình, dù trải qua ngàn năm quay quắt mong đợi.
Năm sau đến Hoàng Sa
Tôi có một người bạn ở Hà Nội, mà cứ thỉnh thoảng lại thấy ông treo hàng chữ “Năm sau đến Hoàng Sa”. Đó là một người sống cả đời vẫn chưa bao giờ có dịp ra biển đến gần Trường Sa hay Hoàng Sa. Nhưng sự âm vang trong lời hẹn của ông lại là sự khắc khoải kỳ quái đến mức suy nghĩ luôn luẩn quẩn về hai chữ Tổ quốc.
“Năm sau đến Hoàng Sa”, khẩu hiệu ấy đủ sức làm những ai nhìn thấy phải bật nhớ đến biển, đến mộ gió, đến những cái chết oan khiên của ngư dân và thanh niên người Việt được trao trách nhiệm gìn giữ quê hương mình. Đúng là chúng ta đã mất mát quá nhiều, nên đã đến lúc chúng ta cần đứng lại, cùng nhau, trên quê hương này.
Năm nay, tôi lại thấy người bạn đó treo cao câu “Năm sau đến Hoàng Sa”. Thật thú vị, tôi cũng thấy thêm một vài người treo khẩu hiệu đó. Hoá ra những người khắc khoải về quê hương không cô độc, dù là số ít. “Đến Hoàng Sa” chỉ là một khái niệm. “Đến Hoàng Sa” là con đường rất dài – có thể dài hơn con đường đến Jerusalem, có thể dài hơn cả 2.000 năm của người Do Thái, nhưng đó là con đường của những người yêu tổ quốc mình.
Nhiều năm, tôi vẫn không thể nào giải thích được trọn vẹn về ý nghĩa “tổ quốc”. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tôi nhìn thấy đó là một ngôi nhà chung của bà mẹ Việt đã sinh ra rất nhiều đứa con.
Như trong câu hát Mẹ năm 2000 của nhạc sĩ Phạm Duy, có đứa đã là bạo chúa, có đứa là kẻ hèn, có đứa tham lam muốn bán đứng chính ngôi nhà của mẹ mình… nhưng dẫu thế, những đứa con còn lại rồi sẽ chung tay dựng lại, làm lại từ đầu, dù là tro tàn. Ngôi nhà đó – đất mẹ – và anh chị em tôi, tôi gọi tên, là Tổ Quốc.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh




Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Lễ Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng

Lối thoát nào cho Việt Nam

Trân trọng kính mời:
Quý Hội đoàn,
Quý Đồng hương
đến tham dự buổi Ra Mắt Sách
"Li thoát nào cho Vit Nam"
được tổ chức vào ngày 18 tháng 11 năm 2017
từ 2:00 PM đến 5:00 PM
tại Trụ sở Hội Cao Niên
6131 Willston Drive, Suite # 104
Falls Church, VA 22044 

~~~ @ ~~~

ViNam Tương Lai
Những Việc Cần Phải Làm
Tập I & Tập II
Biên khảo – Mai Thanh Truyết

Môi trường Việt Nam từ không khí, đến đất đai, nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề; và có thể nói đã đến điểm tới hạn (threshold limit), nghĩa là thiên nhiên sẽ không còn khả năng để tự điều tiết, sàng lọc và thanh lọc môi trường được nữa. Với chừng ấy vấn nạn căn bản kể trên, người Việt tại quốc nội làm sao có đủ khả năng để tự cứu lấy chính mình?
Theo tác giả, “Muốn tìm câu giải đáp cho bài toán phát triển Việt Nam, không cần đến một trí tuệ ưu việt mà chỉ cần những đầu óc bình thường với một tấm lòng thủy chung tha thiết với Đất và Nước”.
Việt Nam Tương Lai: Những Việc Cần Phải Làm – Tập I & Tập II trình bày một số quan điểm và mô hình chuyển đổi ngõ hầu rút ngắn công cuộc tái thiết, ổn định và phát triển một Việt Nam tương lai.
Tập I - gồm 8 Chương, với chủ đề Y Tế và Giáo Dục
Tập II - gồm 15 Chương, với chủ đề Nguồn Nước, Năng Lượng, Không Khí, Đất, An toàn thực phẩm, Quản lý môi trường, Chiều hướng phát triển mới cho VN.
Hướng về Việt Nam tương lai, tác giả đưa ra Những Việc Cần Phải Làm với sách lược: Chấn chỉnh y tế công cộng – Cải thiện giáo dục – Phục hồi môi trường. Sách lược này phải được thực hiện theo những trình tự hợp lý và thông minh, và muốn được như thế thì điều đầu tiêng là Việt Nam phải trở về với dân tộc đích thực, nghĩa là phải thoát ách “đô hộ” của độc tài cộng sản trước đã.



Tiểu sử Giáo Sư MAI THANH TRUYẾT
Từng giảng dạy Hóa Học Đại Cương tại King College, Fresno CA. giám đốc phòng thí nghiệm và giải quyết phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, CA; giám đốc nhà máy giải quyết nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA; giám đốc kiểm soát an toàn và phẩm chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA. Hiện là giám đốc kỹ thuật, Environment Consultant Services, LA. Tác phẩm đã xuất bản: Câu Chuyện Da Cam/Dioxin VNTừ Bauxite đến Uranium (cùng Trần Minh Xuân, Phan Văn Song), Thư Cho Con (cùng Trần Minh Xuân), Tâm Tình Người Con Việt.


Nhng VĐề
Môi Trường Việt Nam
Biên khảo – Mai Thanh Truyết
 
Kể từ 1975, CSVN đã sai lầm từ chính sách này qua chính sách khác. Sai lầm lớn lao nhất là không đánh giá được sự quan trọng của một môi trường sạch. Say mê chạy theo những con số thành quả kinh tế, nhà nước CS làm ngơ những tác hại môi trường. Kết quả, người dân hiện đang đối đầu với một môi trường độc hại luôn bao phủ chung quanh.
Sách gồm 24 Chương, đề cập tới các chuyên đề:
Sông Mekong: Nỗi nghẹn ngào của vùng hạ lưu – Ô nhiễm thạch tín – Những dòng sông Việt Nam – Ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm ở VN –  Ô nhiễm mặt đất – Ô nhiễm không khí – Chất phế thải rắn ở VN – Rác sinh hoạt TP Sài Gòn –  Trường hợp bãi rác Đông Thạnh – Khu Liên Hợp Đa Phước – Phế thải y tế ở VN – Nhập cảng phế thải độc hại vào VN – Công nghệ tái tạo phế thải điện tử – Thực phẩm VN – Vệ sinh an toàn thực phẩm ở VN – Câu chuyện Da Cam/Dioxin – Việc khai thác quặng bauxite ở VN – Bauxite: Vấn đề bảo tồn văn hóa và sắc tộc người thiểu số – Thiên nhiên và môi trường – Việc xử dụng hóa chất ở VN – Giấc mơ ra biển lớn của VN – Nhìn về tương lai.
Trước nguy cơ khí hậu biến đổi trên thế giới, những vấn đề về môi trường Việt Nam càng trở nên nghiêm trọng vì một nước nghèo luôn luôn là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Tuy nhiên, sách cũng đề ra những giải pháp khả thi. Cho thấy VN vẫn có lối thoát nếu người dân thức tỉnh để đồng tâm xóa bỏ chế độ độc tài cộng sản.

VIỆT NAM TƯƠNG LAI: NHỮNG VIỆC CẦN PHẢI LÀM
Nxb Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam
Tập I: 310 trang / Tập II: 460 trang – giá 30.00 USD
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Nxb Enviro-Việt – 453 trang – giá 30.USD


Ếch & Báo – Dòng nhạc phản kháng

Ếch và Báo là tên của hai rapper tên Young H và B Ray. Cả hai đều chưa tới 30 và đang sống tại Việt Nam.
Những ngày cuối năm 2015, người ta nghe được bài nhạc Rap vang lên từ soundcloud.com – bài “Ông Can”. Ngay lập tức Ếch và Báo nổi tiếng!
https://www.youtube.com/watch?v=lnzVwC2_C6c 

“Họ nói ông CAn đang thi hành công vụ… chứ không phải là gây án mạng.
Theo ông CAn thì đời mày sáng lạng… còn mày không theo thì đời mày gián đoạn.
Ông CAn nói mà mày không nghe… thì chân không què mày cũng phải gánh nạn.
Nên dân ở đây tất cả thật sự là họ yêu ông CAn như là yêu… tánh mạng.
[…]
Ông CAn ở khắp cả mọi nơi…Ông có thể nghe và thấy hết được mọi chuyện.
Ông luôn có mặt trong tất cả những cuộc chơi … từng con người được nổi tiếng.
Và ông đứng sau tất cả những cuộc giao dịch, mỗi chuyến hàng, mỗi khi cần bàn bạc “công chuyện”.
Một tay ông CAn khiến cho cả nhà phải chết…khiến vàng bạc bỗng mất hết… mà không cần nhờ tới Luyện.”
Lê Văn Luyện – một thanh niên 18 tuổi đã gây án mạng tại tiệm vàng Ngọc Bích ngày 24/8/2011. Luyện chém đứt tay bé gái chỉ mới 8 tuổi và giết chết vợ chồng chủ tiệm cùng con nhỏ, mới được 18 tháng.
Không khó thấy lý do tại sao bài hát này được ưa thích.
Thứ nhất, “Ông Can” ở đây, không ai khác chính là lực lượng công an của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Cách mô tả nghe khôi hài nhưng rất chính xác. Chữ dùng được khéo léo sắp đặt vần điệu theo loại nhạc Rap, tạo nên tiết điệu mạnh mẽ đặc biệt của loại nhạc này.
Thứ hai, trong bài có chen những câu chế diễu “Cha Già Dân Tộc”,
“Ai yêu ông CAn hơn các em nhi đồng…
Đi ngang qua ông CAn không biết có… bị cái gì hông?”
Câu trên phỏng theo câu “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng”. Còn câu dưới nhắc tới “sự nghiệp” dâm ô của họ Hồ với rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái.
Ca khúc “Xin Hỏi Anh Là Ai?” năm 2011 của Việt Khang đã được coi là bài hát vạch mặt những gã “côn an” tàn bạo của chế độ. Bài hát theo giai điệu ca khúc thông thường nên chữ dùng không thể vượt qua giới hạn âm thanh tiếng Việt. Dĩ nhiên điều này không làm bài hát giảm giá trị và xúc động.
Nhưng tới “Ông Can” thì giới hạn chữ và dấu không còn là rào cản. Lời nhạc Rap chỉ cần những chữ cuối câu vần với nhau, còn nhạc điệu hoàn toàn tự do; điều này giúp tác giả thoải mái trình bày.
Có thể nói “Ông Can” là một bản văn vạch trần sự thật về công an cộng sản một cách nghệ thuật và khôi hài. Khôi hài là một trong những tính chất quan trọng trong nhạc Rap. Một bản nhạc Rap thành công thường làm ta mỉm cười với những ví von ngộ nghĩnh.
Ví dụ ca khúc “Bố Em Là Cán Bộ”, cũng của Ếch & Báo

“Cửa nhà em sao anh vô… khi mà bố của em là cán bộ.
Anh dùng phong bì để gửi em thư tình… bố em dùng để bỏ vào tiền đô.
Tường nhà em xây cao có cây sắt… nên giữa hai ta luôn có rào cản.
Ông nội anh ngày xưa theo quân gian… nên anh đâu có thể nào vào đảng.
Và nếu một khi mà ba em đã phán… điều lính tới bắt anh đâu thể phản kháng,
Nhà anh còn mẹ già và em ngoan… nên thân không thể dính thêm bản án.
[…]
Nhạc của anh toàn báng bổ… còn bố của em là cán bộ.
Nhà anh nghèo nhất khu phố… vì ông cha ngày xưa là phụ hồ.
Tiền bố em thì thu vô xe… trong nhà chứa không đủ chỗ.
Vàng đem cất cho đủ số… dùng để bịt miệng gửi về cho Thủ Đô.”
Lấy cái phong bì thư tình để bỏ tiền đút lót thì đúng là cười… ra nước mắt!
Xin mời nghe thêm một bài hát khác của Ếch& Báo, “Ông Lớn Về Làng”. Được coi là bản Rap nhiều người ưa thích nhất năm 2016 [166.297 lượt xem trên YouTube – DCVOnline]. Được viết như đang kể câu chuyện dân gian, trong đó có tên quan lớn khệnh khạng và đám dân làng ngơ ngáo.
https://www.youtube.com/watch?v=2PSxU4eCYec
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ong-lon-ve-lang-young-h-ft-b-ray.Y96wiMh6oGjn.html
“Có chiếc thuyền đánh cá… bị cướp bởi chiếc “tàu lạ”.
Từ ở ngoài khơi xa… thuyền trưởng gọi điện về nhà.
Báo lên cho quan thì ngại… báo lên ông CAn bị la.
Ai cũng ừ cho qua… nhưng mà đéo có ai làm gì cả![…]Ồ wao, dân làng thích ngồi ngó rồi xôn xao… về một đôi nam nữ ngồi hôn nhau.
Nên đã quên đi hết về hòn đảo… cũng là đất của mình nơi cắt rốn và chôn nhau.
Ô wao, ông ăn dầu ăn mỏ nên ông no… dân đen khổ ăn cỏ quan trên cho.
Dân làng nhỏ ông bỏ ông không lo… ông chỉ một suy nghĩ làm cho bụng ông thêm to.”
Bài hát mô tả trọn vẹn thảm cảnh các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu Trung Cộng tấn công, nhưng quan chức cộng sản chỉ phản ứng qua quýt còn đại đa số người dân thì thờ ơ.
“Ông kéo theo hai xe vàng… Ông nói ông nhỏ cũng được chia ở trên bàn.
Ông nói không khó để bịt miệng được dân làng… ông muốn đổi đảo với số vàng ông mang sang.
Dù ở ngoài khơi xa ông đã đóng chiến hào… còn trong ao làng ông đưa lính đến đào.
Đồ ăn ông lớn cho hoá chất với màu… ông nói như thế để phát triển chiều cao.[…]Mạng mình là mạng bỏ, làng của mình là làng nhỏ.
Bức tranh mang thờ mà làng có, là của ông cho… có sao và vàng đỏ!
Thảm trải một hàng đỏ… ngày ông tới tui chuẩn bị từ lâu.
Từ các bô lão, phú hộ, cho đến ông CAn, cùng nhau ra bến để đón… ông đến thăm làng từ Tàu!”
“Ông Lớn Về Làng” đã đưa sự phê phán lên tới đám quan chức cộng sản, chế diễu lá cờ cộng sản, và không ngừng ở đó, chỉ thẳng ra CSVN không ai khác mà chính là bọn tay sai Tàu Cộng.
Kéo liền theo nỗi nhục bị Trung Cộng ngang nhiên uy hiếp là hiểm họa cá chết trắng biển.
Sự kiện cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng do nhà máy thép Formosa xả chất thải đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng. Nhiều ca khúc được sáng tác vào thời gian này. Ếch & Báo có bài “Cá Thép”.

“Tao chỉ mong bữa ăn có dĩa cá… còn sắt thép thì để tụi mày ăn.
Đem chất thải tụi mày về thoa da… nhớ đem luôn xác tổ tiên dưới Bạch Đằng.
Biết bao năm làng tao đã chịu khổ… giờ chỉ mong được vươn mình tỏa sáng.
Thấy cá chết tụi nó cũng không màng… dân làng mong câu trả lời được thỏa đáng.[…]Nước đầu nguồn thì mày chặn… cá thì mày cho chết trắng.
Lấy cái gì làng tao ăn… hay ăn thịt mày hả mấy thằng chó cắn.
Chịu cay đắng ông cha tao ăn bom… đâu phải bây giờ để dân tao ăn thép.
Vùng biển là của làng tao… tại sao đi vào tụi tao phải xin phép.”
“Tao” là ai? “Tụi mày” là ai?
Ở đây, chữ “Tôi” và “Anh” như trong bài “Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?” được hai nhạc sĩ trẻ thẳng tay quăng sọt rác. Không lịch sự nữa, với bọn quỷ dữ phải gọi đích danh là “tụi mày”!
***
Ếch và Báo không là những rapper duy nhất dùng nhạc Rap bày tỏ sự nhức nhối, đau xót của người trẻ Việt Nam trước xã hội bất công, thối nát mà họ đang phải sống.
“Hai Thế Giới” của rapper Wowy và Karik mô tả sự phân cách giàu nghèo đến cùng cực trong khi đám lãnh đạo vẫn ra rả hô hào tiến lên xã hội “công bằng – dân chủ – văn minh”.
https://www.youtube.com/watch?v=3JLDUJJuVGk
“Anh lớn lên từ đường phố… chỗ xe hơi không có đường vô,
Chỗ công nhân ăn mày bằng xô … mỗi khi mưa xuống hứng nước bằng tô.
Chỗ em gọi là căn hộ… còn chỗ anh họ gọi là ổ.
Thế giới anh xài tiền Việt… còn thế giới em xài tiền Đô.
[…]
Đơn giản anh không thừa tiền… không giàu có giống như đại gia.
Không thể quen sáu bảy người cùng lúc… và xem họ như món hàng đại trà.
Vì anh không nhiều của cải… anh không có nhiều gia tài.
Anh không đủ sức cho em tiền xài… như thằng công tử phố núi Gia Lai.”
Tập đoàn Hoàng Anh Pleiku – Hoàng Anh Gia Lai nổi tiếng về các đồn điền cao su.
“Đôi Khi” (rapper Karik, Nah và Boo trình bầy) là câu chuyện xót xa, tủi nhục của những cô gái Việt thời Cộng sản, còn đau đớn hơn thân phận nàng Kiều dưới chế độ phong kiến Trung Hoa.
“Đôi Khi”
https://www.youtube.com/watch?v=Cb5J3N0Yj2M
“Hằng đêm… khi thành phố vừa lên đèn.
Em lại lê bước ra những chỗ đứng… thường ngày như một thói quen.
Lao mình vào những khách sạn… tự biến mình thành món hàng.
Ra về cầm tiền trong tay… nhưng chưa một lần em được thanh thản.
[…]
Đôi chân cứ chạy… rồi lại dừng… dừng rồi lại chạy.
Tìm hoài một chỗ nương tựa cho đôi vai gầy… nhưng sao vẫn không thấy.
Hoàn cảnh cứ đưa rồi lại đẩy… ai muốn đẩy thì em đưa.
Tất cả chỉ vì chén cơm ba bữa… em không có quyền chọn lựa!”
“Việt Nam Lạ Lắm” của Sendol mô tả lãnh đạo cộng sản như một đầu rắn gian giảo.
https://www.youtube.com/watch?v=Ajv6UyG6YwQ
“Nước không thể lớn khi nước như rắn… mà chỉ là rắn mất đầu.
Vì đầu của rắn không lo cho thân… trong khi cá nhân rất ngầu.
Đầu rắn suy tính nuốt trọn thức ăn… rồi đổ hậu quả đằng đuôi.
Chẳng thông qua thân… vì đầu cho rằng thân không có mắt khác gì thằng đui.[…]Cầm đầu có quyền quyết định… nếu không nghe phải lột da.
Chơi trò bịt mắt… thân phải im lặng… cấm làm cho đầu nhột ha.
Chúng ta nhỏ bé yếu ớt ít ỏi… nên đành nuông chiều “rắn lạ”.
Thân nghĩ nó to nó khỏe đến thế… thì mình có cửa thắng a?”
“Thiên Đường Kỳ Cục” cũng của Sendol với lời tâm sự của tác giả:
“Vẫn châm biếm những gì cảm thấy đang hiện hữu không tốt trong xã hội bây giờ, cũng như để nhắc nhở mọi người và chính mình.”
https://www.youtube.com/watch?v=DftDQXpLmPM
“Có một anh tự là Việt… chơi thân với một ông tên Trung.
Được chở che, nên biết ơn… đóng bốn chữ vàng treo lên khung.
“Mấy đứa nhỏ” bèn thắc mắc… Anh nói: “Ơ mấy thằng này khùng!
Không chơi với nó làm sao yên ổn… ‘made in china’ ở đâu mày dùng?
[…]
Bắt cóc giật đồ dàn dựng công khai… đa cấp lừa đảo có đội ngũ.
Chen lấn xếp hàng… mê tín dị đoan… trăm thói xấu tụ hội đủ.
Vạn tiến sĩ được tạo ra… không một sáng chế… mà muốn phát triển.
Phá hoại thiên nhiên… đến lúc ngập lụt chắc múc từng gáo tát biển? haha.”

Dưới đây là một đoạn quay phim bản Rap "Sài Gòn Xưa" hát "chui" trên đường phố và cuối cùng bị công an giải tán .
Thật cảm động khi những người trẻ còn nhớ tới những điều tốt đẹp của Sài Gòn . Một số anh từng là người thày, chắc sẽ nhớ những ngày tháng ấy .
https://www.youtube.com/watch?v=5QoM--7V1JY
Tao nhớ Sài Gòn xưa khi người thầy vẫn chưa phạm pháp
Vẫn đi dạy dù nắng hay mưa ... và nói về chuyện đạo đức dạ thưa